Đang chạy, xe Trung Quốc Chery Omoda C5 sắp bán tại Việt Nam bị gãy trục sau
Ngoài ra, khi muốn thử các sản phẩm giúp thăng hoa hơn khi "yêu", cần cố gắng lựa chọn sản phẩm phù hợp với hoàn cảnh và "kích cỡ" của bản thân. Trong tình huống gặp phải các tai nạn hoặc các triệu chứng bất thường, cần nhanh chóng đến thăm khám tại cơ sở chuyên khoa uy tín. Điều trị càng sớm sẽ càng hiệu quả và hạn chế di chứng về sau.Chuyển nhượng mùa đông: Tottenham mê mẩn Harry Kane mới, Barcelona săn sao M.U và Man City
Ông Đỗ Thái Vương: Công thức kinh doanh bền vững của Suntory PepsiCo Việt Nam gồm nguồn nhân lực, giá trị thương hiệu và mô hình hoạt động hiệu quả. Song hành chiến lược kinh doanh bền vững, “Đóng góp lại cho xã hội” là một trong những giá trị mang bản sắc riêng của Suntory PepsiCo Việt Nam.
'Muốn mở thêm visa, du lịch có thể phải chờ tới 10 năm nữa'
Sau thời gian Nghị định 168/2024 có hiệu lực thi hành, Sở GTVT TP.HCM đã gắn thêm nhiều hộp đèn phụ cho phép xe máy rẽ phải khi đèn đỏ tại các giao lộ. Nhiều tình huống giao thông cũng phát sinh từ đây.Nhiều người cho rằng, tới những giao lộ này nên chủ động lách qua một bên để nhường đường cho xe máy rẽ phải. Tuy nhiên, số khác nêu quan điểm, quy định không cấm, không bắt buộc phải nhường đường. Những tranh cãi về ý thức giao thông, về trường hợp CSGT phạt chắn lối xe rẽ phải nổ ra trên mạng xã hội. Lãnh đạo một đội CSGT cho biết, hiện nay, phương tiện tham gia giao thông được rẽ phải khi đèn đỏ trong các trường hợp sau:Do đó, khi tham gia giao thông, người dân cần quan sát các biển báo hiệu, vạch kẻ đường để biết cần di chuyển ở làn đường nào. Nếu làn trong cùng dành cho xe rẽ phải thì người lái xe dừng đèn đỏ ở làn này bắt buộc phải rẽ phải sau đó. Những người đi thẳng hoặc rẽ trái không dừng xe ở đây.Trường hợp này, nếu vi phạm, người tham gia giao thông có thể bị CSGT phạt lỗi đi không đúng làn đường. Trường hợp đèn đỏ có báo hiệu mũi tên màu xanh cho phép xe rẽ phải: Nếu là làn đường hỗn hợp - tức là làn đường dành cho cả xe rẽ phải và xe đi thẳng hoặc không có phân chia làn đường thì được dừng ở làn này, không bắt buộc phải nhường đường.Sau cùng, một số giao lộ có vạch mắt võng ở mặt đường kèm mũi tên rẽ phải: người tham gia giao thông bắt buộc rẽ phải, không được dừng chờ đèn đỏ ở làn đường có vạch mắt võng. Như vậy, 2 trường hợp dừng đèn đỏ chắn lối xe rẽ phải có thể bị CSGT phạt gồm: Dừng đèn đỏ ở làn đường có vạch mắt võng kèm mũi tên rẽ phải.Dừng chờ đèn đỏ ở làn đường dành cho xe rẽ phải, nhưng sau đó lại đi thẳng hoặc rẽ trái.Bạn đọc Báo Thanh Niên cũng bày tỏ nhiều quan điểm quanh vấn đề "giao lộ có đèn cho xe máy rẽ phải khi đèn đỏ, nhưng người phía trước không nhường". Nhiều người nêu quan điểm rằng, ở những giao lộ chỉ có đèn cho xe máy rẽ phải khi đèn đỏ mà không có làn đường riêng để rẽ thì không bắt buộc người phía trước phải nhường, ai tới trước dừng trước, ai tới sau dừng sau. CSGT khẳng định, không có quy định bắt buộc nhường đường cho xe rẽ phải, nhưng nếu được, ở giao lộ cho xe máy rẽ phải khi đèn đỏ, người dừng trước có thể lách qua đủ khoảng trống cho xe phía sau đi lên rẽ phải.Theo CSGT, người tham gia giao thông dừng đèn đỏ chắn lối xe rẽ phải nếu vi phạm có thể bị phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Cụ thể, mức phạt với người chạy ô tô là từ 400.000 - 600.000 đồng. Ngoài ra, mức phạt có thể tăng nặng lên từ 20 - 22 triệu đồng và trừ 10 điểm GPLX nếu vi phạm lỗi này và gây tai nạn giao thông.Người đi xe máy, bao gồm cả xe máy điện dừng không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường có thể bị phạt từ 200.000 - 400.000 đồng. Mức phạt tăng nặng từ 14 - 16 triệu đồng, trừ 10 điểm GPLX nếu vi phạm lỗi này và gây tai nạn giao thông.
Gặp mặt ngày cuối năm, người ta chào nhau bằng những lời hỏi thăm, "Khi nào về quê ăn Tết vậy?" - "Không biết nữa bây ơi, năm nay kinh tế khó khăn quá".Tết - từ bao giờ đã được "định giá" bằng lương thưởng hay những lo toan năm qua chẳng kiếm được bao nhiêu? Không ai biết chính xác câu trả lời, chỉ biết rằng đường về đón Tết với gia đình thêm xa hơn khi năm qua vẫn còn nhiều thử thách và lo toan.Trên những chuyến xe ngày cuối năm, dòng người rời thành phố tay xách nách mang trở về quê, ba-lô nặng quà cáp gửi biếu gia đình. Nhưng có những chiếc ba-lô cũng "nặng", mà nặng tấm lòng. Hỏi nhau rằng "Tết này không mang gì về sao?" rồi cười "ba má nói chỉ cần về với gia đình là vui rồi".Ngày Tết là vậy, để mỗi năm những người con xa xứ phải dặn nhau rằng, "Tết Nhất" là Tết được về với gia đình, được quây quần coi TV ngày xuân, trông nồi bánh chưng bánh tét mỗi năm mỗi ít nhưng bếp chưa bao giờ ngơi lửa. Thiếu tiền tài vật chất vẫn còn gia đình, nhưng thiếu gia đình, ngày Tết đâu còn trọn vẹn. Kỳ thực, quý giá chẳng ở đâu xa khi Tết chính là nhà.Thông điệp ý nghĩa ấy được gửi gắm trọn vẹn trong MV Điều giản đơn quý giá kết hợp giữa LG và nhạc sĩ Bùi Công Nam. Tái hiện trong MV là những câu chuyện quen thuộc của người Việt trước thềm năm mới, từ những trăn trở về một năm cũ đã qua cho đến bao tâm tư nghĩ suy khi một năm mới sắp tới.Những thông điệp của Điều giản đơn quý giá được truyền tải đơn giản, nhẹ nhàng nhưng trọn vẹn ý nghĩa thông qua định dạng animation, đưa người xem qua nhiều cung bậc cảm xúc và hàng vạn nghĩ suy với một câu hỏi xuyên suốt: Điều gì tạo nên một cái "Tết Nhất"? Câu trả lời chính là "Tết Nhà".Sau một năm đầy biến động, nhiều người nhận ra giá trị của ngày Tết chẳng ở đâu xa mà kỳ thực rất gần - là gia đình, là những người thân yêu đang chờ ta trở về ăn Tết. Qua MV, LG đã tái khẳng định ý nghĩa thực sự của ngày Tết: Là Tết Nhà với đông đủ các thành viên trong gia đình cùng xem chương trình truyền hình yêu thích. Hay sâu rộng hơn, đó chính là tình thân gia đình. Đây mới chính là điều ý nghĩa và thiêng liêng hơn mâm cao cỗ đầy hay tiền tài cao sang ngày Tết.MV Điều giản đơn quý giá còn dẫn dắt người xem đi qua những thành phố lớn với những khung cảnh đặc trưng từ Chợ Bến Thành (TP.HCM) đền Cầu Rồng (Đà Nẵng) hay chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Dù xa quê hay làm việc ở bất cứ đâu, Tết là cơ hội để mọi người con tụ họp về với gia đình và ngôi nhà thân yêu.Bên cạnh thông điệp ý nghĩa, MV mới của LG còn kể lại hành trình mang "Tết Nhà là Tết Nhất" đến nhiều gia đình khi trao tặng 40 chiếc TV cho các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình liệt sĩ, thương binh và những người có công với cách mạng tại các huyện Văn Yên, Lục Yên và Trấn Yên (tỉnh Yên Bái). Chương trình được LG phối hợp Quỹ Vì tầm vóc Việt và Báo Nông Thôn Ngày Nay triển khai để khích lệ tinh thần người dân và thắp sáng niềm hy vọng về một năm 2025 khởi sắc.Quây quần bên chiếc TV trong dịp Tết đã trở thành một thói quen của người Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua. Chiếc TV được xem như phương tiện kết nối các thành viên trong gia đình, góp phần tạo nên một không khí Tết rộn ràng, đầm ấm. "Tết Nhất" là khi cả nhà sum họp bên TV, chờ đón màn pháo hoa giao thừa và trao nhau những lời chúc xuân ý nghĩa.Hơn cả một sản phẩm âm nhạc, MV Điều giản đơn quý giá với thông điệp "Tết Nhà là Tết Nhất" chính là lời nhắc nhở về giá trị của ngày Tết: Là những phút giây sum vầy quý giá, là tình thân gia đình - những điều ý nghĩa và thiêng liêng hơn mâm cao cỗ đầy hay tiền tài cao sang.Tết này, hãy tận hưởng những khoảnh khắc trọn vẹn với TV LG, bởi "Tết Nhất" chính là khi ta có nhà kề cạnh. "Nhất" cũng là lời khẳng định vị thế hàng đầu của LG trong lĩnh vực công nghệ và điện tử tiêu dùng toàn cầu, đặc biệt với dòng sản phẩm TV OLED số 1 thế giới (Theo báo cáo từ Omdia, LG có 11 năm dẫn đầu về doanh số OLED từ 2013 - 2023) và những thiết bị chất lượng cao, không ngừng đổi mới.Xem ngay MV Tết 2025 Điều giản đơn quý giá từ LG tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=DmOc7T0zQ0Q
Kon Tum: Đề nghị điều tra vụ làm giả giấy nằm viện để kêu gọi từ thiện
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.