Huawei ra mắt hệ sinh thái eKit
Chiều 28.2, Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tại hội nghị, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Lê Minh Hưng đã trao quyết định điều động, phân công, bổ nhiệm ông Hoàng Trung Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh, giữ chức Tổng Bí thư Tạp chí Cộng sản.Phát biểu tại buổi lễ, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Lê Minh Hưng nhấn mạnh, tân Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Hoàng Trung Dũng là cán bộ trưởng thành từ cơ sở, kinh qua nhiều vị trí công tác; là cán bộ có lập trường tư tưởng vững vàng, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong công tác và sinh hoạt, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Theo ông Hưng, Bộ Chính trị tin tưởng, ông Hoàng Trung Dũng sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ông cũng đề nghị lãnh đạo, các ban, đơn vị của Tạp chí Cộng sản tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, hỗ trợ ông Hoàng Trung Dũng trên cương vị Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạp chí thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, xây dựng tạp chí ngày càng phát triển.Cũng theo ông Hưng, Bộ Chính trị đề nghị Tạp chí Cộng sản quán triệt tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, nghị quyết của Đảng, nhất là những chỉ đạo gần đây của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, T.Ư Đảng, đặc biệt là tư tưởng chỉ đạo trong các bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng; phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh - gọn - mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; đột phá phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số quốc gia…Phát biểu nhận nhiệm vụ, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản Hoàng Trung Dũng khẳng định sẽ luôn rèn giũa phẩm chất đạo đức, giữ vững bản lĩnh chính trị, cầu thị học hỏi, kế thừa kinh nghiệm các thế hệ, cùng tập thể Tạp chí Cộng sản xây dựng môi trường làm việc năng động, sáng tạo, đề cao tinh thần cống hiến của cán bộ như tâm nguyện của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản: Những người làm ở tạp chí lý luận chính trị phải có cố gắng lớn, quyết tâm cao và thật sự có lòng say mê, yêu nghề, ham học hỏi.Trước đó, ông Lê Hải Bình, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, đã được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL.Ông Hoàng Trung Dũng (54 tuổi), quê Hà Tĩnh; trình độ tiến sĩ chính trị học, cử nhân ngữ văn. Ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XIII, đại biểu Quốc hội khóa XV.Ông Dũng có thời gian dài công tác tại tỉnh Hà Tĩnh. Ông từng là Bí thư Thành ủy Hà Tĩnh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Hà Tĩnh.Doãn Quốc Đam: Sẵn sàng đổi vai, tự nấu ăn, sống du mục
Vào lúc 10 giờ 30 ngày 14.1, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai: kinh tế-ngân hàng-luật". Chương trình diễn ra đồng thời ở các kênh: thanhnien.vn, Fanpage facebook, kênh YouTube, Tik Tok Báo Thanh Niên.Trong 2 năm liên tiếp 2022 và 2023, kinh doanh và quản lý dẫn đầu 25 lĩnh vực đào tạo về kết quả tuyển sinh. Với trên dưới 24% tổng thí sinh trúng tuyển, lĩnh vực này chiếm xấp xỉ gần ¼ tổng số thí sinh trúng tuyển vào đại học. Chỉ riêng số liệu trên đã cho thấy mức độ hấp dẫn của khối ngành kinh doanh và quản lý với người học và cả cơ sở đào tạo.Vì sao lĩnh vực đào tạo này luôn có sức hấp dẫn với thí sinh khi xét tuyển ĐH, cơ hội cho thí sinh học ngành này thời gian tới ra sao? Năm 2025, các ngành này được tuyển sinh theo các phương thức và tổ hợp môn xét tuyển nào, chỉ tiêu ra sao, thí sinh cần lưu ý gì khi xét tuyển các ngành này năm nay…Các thông tin này sẽ được chia sẻ trong chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai: kinh tế-ngân hàng-luật" ngày 14.1. Chương trình diễn ra theo 3 khung giờ:Bạn đọc quan tâm tới việc chọn ngành học tương lai, khối ngành kinh tế-ngân hàng-luật có thể đặt câu hỏi trong phần bình luận của chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến tại các địa chỉ trên.
Tìm lại những anh hùng: 45 năm, mẹ vẫn đợi con
Có lẽ nhiều người có thể chưa biết tác hại của béo phì hoặc thừa cân đối với khả năng sinh sản và sức khỏe của con cái họ.
Gần ba thập kỷ sau khi Công nương Diana qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi ở Paris, người tình cũ James Hewitt vẫn tiếp tục bảo vệ di sản của bà. Gần đây ông tuyên bố thành viên hoàng gia được yêu mến này đã bị "hiểu lầm".Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình Good Morning Britain, James Hewitt đã chỉ trích kênh BBC và tuyên bố cựu nhà báo Martin Bashir từng "nói dối" và "dụ dỗ" để có được một cuộc phỏng vấn với Diana vào năm 1995, điều mà ông gọi là "kinh khủng".Trong cuộc trò chuyện với Bashir, Công nương Diana cáo buộc Hewitt có hành vi xấu. Bà cho biết đã "suy sụp" sau khi Hewitt chia sẻ những chi tiết riêng tư về mối tình lãng mạn kéo dài 5 năm của họ với tác giả Anna Pasternak trong cuốn sách xuất bản năm 1994 Princess in Love.Diana nói thêm: "Tôi rất đau khổ khi một người bạn mà tôi tin tưởng lại kiếm tiền từ mình. Tôi đã yêu anh ấy nhưng tôi rất thất vọng".Một nguồn tin nói với tờ InTouch rằng lần xuất hiện gần đây của Hewitt sau thời gian dài tránh xa sự chú ý khiến một số người tin rằng ông đang lên kế hoạch tiết lộ sự thật quan trọng khác.Nguồn tin cho biết thêm: "Ông ấy có thể xóa tan nhiều lời đồn thổi và nói ra sự thật về Diana".Theo người quản gia lâu năm của Diana - Paul Burrell - Hewitt biết những bí mật mà Diana mãi giấu kín.Burrell chia sẻ với báo giới: "Ông ấy biết công nương rất rõ trong nhiều năm. Diana từng viết thư cho ông ấy hầu như mỗi ngày trong suốt thời gian họ yêu nhau say đắm. Hewitt có nhiều thông tin và hiểu biết sâu sắc không gì sánh bằng. Chắc chắn là đủ để viết thêm một cuốn sách nữa".Diana và Hewitt lần đầu gặp nhau tại một bữa tiệc cocktail vào năm 1986. Khi đó, Diana mới 25 tuổi đã hỏi Hewitt, người hơn cô 3 tuổi và chơi polo với Thái tử Charles rằng anh có thể dạy cô cưỡi ngựa không.Theo cuốn Princess in Love, cuối cùng cặp đôi phải lòng nhau sau một bữa tối riêng tư tại Cung điện Kensington.Hewitt đã ghi lại buổi tối đó trong hồi ký của mình như sau: "Đêm đó, mối tình của chúng tôi bắt đầu... Chính Diana là người khởi xướng nó".Burrell được cho là người chịu trách nhiệm sắp xếp cuộc gặp gỡ bí mật của họ. Ông nhớ lại: "Khi tôi làm việc cho hoàng gia năm 1987, tôi được giao phó bí mật này".Người quản gia của Diana khẳng định ông thường giúp lén đưa Hewitt "rất lôi cuốn" vào cung điện để gặp công nương, đồng thời nói thêm: "Diana yêu James và tin tưởng anh ấy mọi thứ".Diana được cho là đã trút hết nỗi lòng của mình với Hewitt, bao gồm cả những vấn đề hôn nhân với Charles, sự thiếu gắn kết trong cuộc hôn nhân của họ và lòng ghen tuông của cô về mối quan hệ của ông với Hoàng hậu hiện nay Camilla Parker Bowles.Diana cũng chia sẻ rằng bà phải vật lộn với chứng cuồng ăn và lòng tự trọng.Anna Pasternak viết trong cuốn Princess in Love: "Điều mà Công nương Diana khao khát nhất từ Hewitt là sự chấp thuận của ông. Bà không chỉ khao khát sự chấp nhận cá nhân mà còn cần được liên tục khẳng định rằng bà là một người phụ nữ xinh đẹp, gợi cảm... Diana cũng cần một người nào đó bày tỏ sự trân trọng đối với cuộc sống của bà".
Rục rịch lên kế hoạch chơi lễ sớm
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.