Ngoại hạng Anh: Có một mẫu tiền đạo lần đầu tiên xuất hiện…
Nguyễn Huỳnh Phú Vinh đang cùng CLB Saigon Heat tiến gần đến danh hiệu vô địch giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (VBA) lần thứ tư liên tiếp khi dẫn trước CLB Nha Trang Dolphins 2-1 trong loạt trận chung kết VBA 2023. Tay ném sở hữu chiều cao "khủng" nhất làng bóng rổ Việt Nam cũng là ứng viên hàng đầu cho danh hiệu nội binh xuất sắc nhất VBA 2023. Ít người biết anh có xuất phát điểm không thuận lợi nhưng có hành trình vươn lên đầy kinh ngạc.Khách ngoại trổ tài với món ếch nướng ống tre tại 'Nhập gia tùy tục'
Từ 17.2.2025, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ ra mắt khung giờ phim mới vào lúc 20 giờ các tối từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên VTV3. Hai bộ phim được lựa chọn để "khai sóng" là phim Những chặng đường bụi bặm của đạo diễn Trịnh Lê Phong và Cha tôi, người ở lại của đạo diễn, NSƯT Vũ Trường Khoa với 2 phong cách kể chuyện và chủ đề khác biệt, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả truyền hình.Những chặng đường bụi bặm sẽ được phát sóng vào 20 giờ thứ năm, thứ 6. Chuyện phim bám theo 3 người đàn ông ở ba độ tuổi khác nhau, cùng bị đẩy đến bên lề cuộc sống. Họ lên một chuyến xe muốn chạy trốn thế giới, nhưng đó lại một hành cho họ niềm hy vọng và vun đắp một mái nhà chung. Đó là một câu chuyện ấm áp của tình người rộng mở, sự lương thiện được chia sẻ, và giá trị cốt lõi của cuộc sống được khẳng định. Mỗi người, dù đã lúc "cùng đường", dù "hết cơ hội", dù là kẻ bên lề, thì hóa ra, trong họ vẫn lấp lánh những khát khao bình dị, được có cơ hội làm lại, sống tốt đẹp, và được yêu thương.Vào vai chàng công tử tên Nguyên trong Những chặng đường bụi bặm, Đình Tú chia sẻ anh không ngờ bị tát nhiều đến vậy. Vai diễn cũng giúp nam diễn viên có thêm nhiều hành trình trải nghiệm đáng nhớ ở các vùng miền.Ở khung 20 giờ thứ hai, ba, tư sẽ là bộ phim Cha tôi, người ở lại. Bộ phim mang đến câu chuyện gia đình nhìn qua tưởng quen thuộc nhưng lại được khai thác ở những khía cạnh mới lạ. Đó là gia đình có tới 2 ông bố cùng nuôi dưỡng 3 đứa con không cùng huyết thống nhưng ở đó lại đầy ắp yêu thương, ấm áp. Ngược lại, những người thân ruột thịt của bọn trẻ lại lấy danh nghĩa người nhà để làm tổn thương, gây đau khổ cho chúng. Bộ phim đem lại những thông điệp sâu sắc khi cắt nghĩa khái niệm: Thế nào là người nhà? Gia đình kết nối với nhau bằng huyết thống hay tình yêu thương chân thành?
Nữ nhân viên văn phòng 'bẻ lái' thành thợ sửa xe đạp chuyên nghiệp
Doãn Ngọc Tân trả lời Tạp chí Bóng đá, hồi tưởng lại những ngày đầu theo đuổi bóng đá. Anh kể về tuổi thơ ở Sơn Tây, nơi anh cùng bạn bè đồng trang lứa say mê trái bóng. "Chỉ cần được đá bóng là thích lắm," anh nói. Đam mê này đã đưa anh từ các giải đấu nhi đồng, thiếu niên đến việc được tuyển chọn vào đội U.15 Thể Công – bước ngoặt đầu tiên đưa anh vào con đường chuyên nghiệp.Nhưng hành trình này không hề dễ dàng. Tân nhớ lại thời điểm được mời tham gia U.15 Thể Công ở tuổi 15 – một độ tuổi mà theo anh là khá muộn để bắt đầu sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp. Quyết định ấy không chỉ là thử thách cho anh mà còn cho cả gia đình. Bố mẹ anh, dù lo lắng vì điều kiện kinh tế gia đình, vẫn ủng hộ ước mơ của con trai. Anh kể lại lời bố anh dặn dò: "Nếu con muốn, bố mẹ đồng ý, nhưng nhà mình không có điều kiện. Con phải tự cố gắng". Thời điểm khó khăn nhất trong sự nghiệp của Doãn Ngọc Tân đến khi anh 19-20 tuổi (khoảng năm 2012-2013). Lúc ấy, anh thuộc biên chế CLB bóng đá Hà Nội của bầu Kiên. Khi bầu Kiên gặp sự cố, CLB buộc phải dừng hoạt động, anh phải rời xa đồng đội và tạm biệt những giấc mơ đang dang dở. “Ngày cuối cùng phải rời bản doanh của CLB bóng đá Hà Nội em rất buồn, phải viết dòng trạng thái chia tay anh em, đồng đội, bạn bè. Biết chắc chắn là phần trăm là để quay trở lại tiếp tục cùng nhau rất là khó. Trong lòng lúc đấy suy nghĩ là buồn, cánh cửa của mình đến đây rồi nó lại đóng lại, nếu tâm trạng lúc đấy nó thật sự rất khó tả. Em biết cơ hội quay trở lại là rất khó”, Tân nhớ lại. Chia tay CLB, Tân trở về quê, phụ giúp bố làm việc. Anh làm đủ mọi việc, từ xúc cát, bốc gạch đến hỗ trợ công việc chở vật liệu xây dựng. Nhưng trong tâm trí anh, giấc mơ bóng đá vẫn luôn cháy bỏng. Anh luôn mang theo đôi giày và sẵn sàng tham gia các trận bóng phủi bất cứ khi nào được gọi.“Trong đầu vẫn mong muốn là mình cứ duy trì để xem nếu mà có cơ hội thì mình sẽ lại tiếp tục, còn không thì mình phải chấp nhận”, Doãn Ngọc Tân hồi tưởng. Có thời điểm, gia đình đã tính đến chuyện cho Tân đi xuất khẩu lao động để ổn định cuộc sống. Anh kể lại: "Bố em từng bảo hay là bố vay tiền để con đi Hàn Quốc xuất khẩu lao động. Nhưng em từ chối. Em vẫn muốn gắn bó với bóng đá”. Với anh, bóng đá không chỉ là một công việc mà còn là niềm đam mê không thể từ bỏ, dù hoàn cảnh lúc ấy rất khó khăn.“Ở trong gia đình, bố em là trụ cột, mẹ lại hay ốm đau. Bố cũng rất là thương con, bố muốn là bấy giờ không theo bóng đá nữa thì về học hành gì đó. Nhưng em chỉ học hết cấp 3, giờ đi học cao hơn cũng rất khó vào, chỉ có nước đi học nghề thôi. Để duy trì đam mê đá bóng, em luôn sẵn sàng tham gia bất cứ trận nào khi được gọi, dù một ngày phải đá hai, ba trận ở các địa phương khác nhau. Trong thời gian đó, em cũng phụ giúp bố công việc, nhằm san sẻ bớt gánh nặng, vì bố vẫn là trụ cột chính của gia đình, lo cho tất cả mọi người, bao gồm cả em. Trước đây, khi còn tập luyện, emnhận được một khoản phụ cấp nhỏ. Em luôn cố gắng tiết kiệm để tự lo các khoản chi tiêu, hạn chế phải xin tiền từ bố mẹ".Năm 2015, Doãn Ngọc Tân chính thức bước chân vào V-League trong màu áo CLB Hải Phòng. Tuy nhiên, phải đến mùa giải 2017, anh mới có cơ hội ra sân thường xuyên với hơn 20 trận đấu trong một mùa giải. Ngọc Tân vươn lên đội một ở CLB Hải Phòng trong thời kỳ bất ổn và suy tàn, khi đội bóng đất Cảng chỉ còn là "cái bóng" sau mùa giải á quân (2016). Bước ngoặt sự nghiệp của Tân đến vào năm 2020, khi anh gia nhập CLB Thanh Hóa và được dẫn dắt bởi HLV Velizar Popov. Dưới sự huấn luyện của chiến lược gia người Bulgaria, anh nhanh chóng trở thành nhân tố quan trọng. Với lối chơi bền bỉ và khả năng thích nghi linh hoạt, Tân được mệnh danh là "người không phổi", đủ sức đảm nhiệm mọi vị trí trên sân, ngoại trừ thủ môn.Trong quãng thời gian khoác áo Thanh Hóa, Doãn Ngọc Tân gần chạm mốc 100 trận và là nhân tố chủ chốt giúp đội bóng giành 2 chức vô địch Cúp Quốc gia liên tiếp, khẳng định vai trò không thể thay thế của mình trong đội hình.Vượt qua những thử thách, Tân đã kiên trì bám trụ với bóng đá. Sự nỗ lực không ngừng nghỉ của anh cuối cùng cũng được đền đáp khi anh trở lại thi đấu chuyên nghiệp và gặt hái thành công. Năm 2024, ở tuổi 30, anh không chỉ giành danh hiệu cùng CLB mà còn lên ngôi vô địch AFF Cup cùng đội tuyển quốc gia – giấc mơ mà anh từng nghĩ là xa vời.Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
So với các đối thủ cùng phân khúc, không gian nội thất của Hyundai Stargazer cho cảm giác rộng rãi và thoáng đãng hơn, dù kích thước không quá vượt trội. Điều này hưởng lợi từ phong cách thiết kế có phần "bầu bĩnh" của chiếc xe đã giúp nới rộng khoảng không ở bên trong.
10 doanh nhân truyền cảm hứng 2021
So với quy định trước đây tại luật Giao thông đường bộ (GTĐB), điểm khác biệt là luật mới "khống chế" tổng thời gian lái xe trong một tuần không quá 48 giờ.Anh Nguyễn Trung (trú Ninh Bình), có gần 5 năm lái xe đầu kéo, cho rằng nghề tài xế lái nhiều thì thu nhập đảm bảo, lái quá ít thì thu nhập bấp bênh. Anh ủng hộ việc siết chặt quy định về số giờ lái xe nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; nhưng nếu quy định cứng 48 giờ một tuần thì việc chấp hành là không hề dễ dàng."Tắc đường, nhất là những ngày cận tết, hoặc gặp một vụ tai nạn khiến giao thông ùn ứ chẳng hạn… khiến xe phải "chôn chân" trên đường; chưa kể sau 4 tiếng phải dừng nghỉ nhưng không thể, vì không có trạm dừng nghỉ hoặc đang tắc đường", anh Trung nói.Ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH TM-DV Minh Thành Phát (xe Sao Việt), Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP.Hà Nội, cũng nói quy định lái xe tối đa 48 giờ mỗi tuần là "rất khó" để chấp hành. Trước đây, luật GTĐB chỉ quy định thời gian lái xe tối đa một ngày là 10 giờ, vì thế mỗi tuần tài xế của hãng thường lái xe khoảng 70 giờ. Số giờ này vừa đảm bảo thu nhập cho tài xế, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (DN).Theo ông Bằng, lái xe là một nghề chuyên nghiệp, nếu "đóng khung" thời gian làm việc như hành chính sẽ ảnh hưởng rất nhiều. Ông mong muốn cơ quan quản lý có sự điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn, nhu cầu của tài xế và DN vận tải.Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN Nguyễn Văn Quyền chỉ ra nhiều "biến số" ảnh hưởng đến thời gian lái xe của tài xế. Điển hình như hệ thống đường bộ chưa đồng bộ, thường xảy ra tình trạng ùn tắc… Một số tuyến cao tốc chưa có trạm dừng nghỉ, nhất là trục cao tốc Bắc - Nam, xe phải chạy liên tục đến khi ra khỏi cao tốc mới có thể tìm được điểm dừng nghỉ.Những yếu tố khách quan nêu trên dẫn đến người điều hành vận tải và người lái xe không hoàn toàn làm chủ được thời gian lái xe; người lái xe và cả DN đều có thể bị xử phạt.Cũng theo ông Quyền, các DN kinh doanh vận tải đường dài, như tuyến Bắc - Nam, Tây Bắc… thông thường bố trí 2 lái xe. Nếu áp dụng theo quy định tại luật Trật tự, an toàn GTĐB, các DN phải bố trí 3 lái xe. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí hoạt động DN mà còn rất khó thực hiện, vì theo thiết kế của ô tô đầu kéo chỉ có 2 ghế và quy định chỉ được 2 người ngồi (kể cả xe có thiết kế giường nằm).Ông Nguyễn Văn Quyền cho biết, mới đây Hiệp hội Vận tải ô tô VN và Hiệp hội Logistics Hà Nội đều có văn bản kiến nghị gỡ vướng quy định liên quan đến số giờ lái xe của tài xế kinh doanh vận tải.Ban đầu, Hiệp hội Vận tải ô tô VN đề nghị nâng thời gian lái xe tối đa trong một tuần lên 55 - 60 giờ, sau đó đề nghị nâng lên 70 giờ. Hiệp hội này dẫn chứng tại Liên minh châu Âu (EU) quy định số giờ lái xe tối đa của người lái ô tô là 56 giờ/tuần, ở Mỹ từ 60 - 70 giờ/tuần, Nhật Bản khoảng 60 giờ/tuần…Theo ông Quyền, đa số các quốc gia trên đều có chất lượng hạ tầng giao thông tốt hơn VN, thời gian được phép lái xe đều cao hơn 48 giờ mỗi tuần. Căn cứ vào chất lượng hạ tầng giao thông của VN, hiệp hội kiến nghị nâng thời gian lái xe như đã nêu, đồng thời chỉ xử phạt khi thời gian lái xe liên tục và trong một ngày vượt quá 10% quy định.Trong khi đó, Hiệp hội Logistics Hà Nội dẫn số liệu khảo sát cho thấy thời gian lái xe liên tục trong một tuần của tài xế kinh doanh vận tải ở VN hiện nay khoảng 60 - 65 giờ (vận tải đường ngắn dưới 300 km) và trên 65 giờ (vận tải đường dài trên 300 km). Việc quy định tối đa 48 giờ mỗi tuần khiến số giờ làm việc của lái xe bị giảm khoảng 20 - 30%, thu nhập giảm, giá cước vận tải tăng… Hiệp hội này kiến nghị điều chỉnh số giờ làm việc của lái xe lên 65 giờ một tuần, đồng thời chưa tiến hành xử phạt lái xe, DN trong thời gian tới để xem xét, điều chỉnh thời gian làm việc của lái xe cho phù hợp hoàn cảnh thực tế.Đại diện Cục CSGT Bộ Công an cho biết, quy định về thời gian lái xe nhằm bảo đảm các quy định có liên quan của bộ luật Lao động cũng như Công ước Vienna về GTĐB. Trong đó, bộ luật Lao động quy định thời gian làm việc bình thường của người lao động tại VN không quá 8 giờ một ngày và 48 giờ một tuần.Theo đại diện Cục CSGT, sau 4 tiếng lái xe liên tục, người lái xe có thể nghỉ ngơi khoảng 15 phút và được phép lái xe tiếp tục hành trình. "Khi lái tập trung quá lâu với thời gian trên 4 tiếng liên tục, theo nguyên lý sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Việc nghỉ ngơi giúp hệ thần kinh ngắt tình trạng căng thẳng, giúp tái tạo sức lao động", vị đại diện CSGT nhận định.Đại diện Cục CSGT cho rằng, trong các tình huống bất khả kháng như tắc đường hoặc điểm dừng xe nghỉ ngơi không đảm bảo…, tài xế có thể tiếp tục hành trình để thoát khỏi khu vực đó. Khi xem xét các tình huống, CSGT sẽ tính toán thêm các yếu tố liên quan, không chỉ tập trung vào xử phạt. Tuy nhiên, người lái xe sau khi thoát khỏi khu vực bất khả kháng, cần thực hiện ngay việc nghỉ ngơi, tránh lạm dụng để cố lái xe.Đại diện Cục CSGT cũng khuyến cáo cơ quan chức năng sẽ tập trung kiểm soát các lái xe đường dài sao cho họ có sự chủ động, lường trước và tính toán về thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đúng quy định.Theo quy định tại Nghị định 168/2024, tài xế ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ nếu lái xe quá thời gian quy định hoặc không thực hiện đúng quy định về thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục sẽ bị phạt tiền 3 - 5 triệu đồng. Hình phạt bổ sung là trừ 2 điểm giấy phép lái xe. Ngoài ra, chủ xe để cho tài xế của mình lái xe liên tục quá thời gian quy định, cũng sẽ bị xử phạt 4 - 6 triệu đồng (cá nhân) và 8 - 12 triệu đồng (tổ chức). CSGT sẽ kiểm soát dữ liệu từ camera hành trìnhTheo quy định tại luật Trật tự, an toàn GTĐB, ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình; ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên (không kể chỗ của tài xế) kinh doanh vận tải, ô tô đầu kéo, xe cứu thương, xe cứu hộ giao thông phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.Cục CSGT cho biết, kể từ 1.1.2025, lực lượng CSGT được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe. Việc này nhằm phục vụ công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn GTĐB và xử lý hành vi vi phạm, quản lý nhà nước về vận tải đường bộ. Dữ liệu cũng sẽ được kết nối, chia sẻ với Cục Đường bộ VN (Bộ GTVT), sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư và các cơ quan có liên quan theo quy định pháp luật.