Khách sạn không sốt vẫn chặt chém
Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168) chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, gây ra nhiều ý kiến trái chiều, nhất là những người thường xuyên điều khiển phương tiện giao thông. Với mức xử phạt tăng cao so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100), vi phạm giao thông trở thành mối lo ngại lớn. Mặc dù mức xử phạt đã tăng cao, vẫn có rất nhiều người thường xuyên mắc phải những lỗi vi phạm giao thông khiến bản thân phải trả giá đắt. Một trong những lỗi vi phạm giao thông phổ biến, dễ gặp trong dịp Tết là lỗi nồng độ cồn với mức phạt lên đến 40 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô, 10 triệu đồng đối với người điều khiển mô-tô, xe máy.Ngoài ra, vẫn có một số lỗi vi phạm giao thông khác như sử dụng mô-tô, xe máy chở hàng hoá quá khổ, sử dụng xe máy leo vỉa hè và vượt đèn đỏ,... Đây đều là những lỗi dễ mắc phải nếu bất cẩn và chủ quan trọng quá trình tham gia giao thông. Để đảm bảo an toàn trong dịp Tết này, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ quy định luật An toàn giao thông.Phim 'Nữ hoàng nước mắt' kết thúc hạnh phúc, rating tập cuối phá kỷ lục
Chị Nguyễn Thị Liên Hương tốt nghiệp Khoa Sử ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chương trình ngôn ngữ Trung Quốc tại ĐH Văn hóa và ngôn ngữ Bắc Kinh, trước khi lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á của ĐH Chi Nan (Đài Loan). Chị từng là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) gần 10 năm. Năm 2008, chị chuyển sang giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại ĐH Quốc lập Đài Loan (NTU).Trong khuôn viên chính tại Đài Bắc rộng 1 triệu m² của NTU, chị Liên Hương hướng dẫn chúng tôi tham quan những lớp học dạy tiếng Việt trong ngôi trường ĐH có thứ hạng của thế giới. Tới khu vực phòng giảng viên, chị Liên Hương bắt đầu câu chuyện một cách vui vẻ: "Nói về việc dạy học tiếng Việt thì có thể nói cả ngày". Bởi trong mỗi câu chuyện kể của chị dường như đều chất chứa tình yêu tiếng Việt, những đam mê nhiệt huyết với công việc dạy tiếng và truyền bá tình yêu quê hương Việt Nam với bạn bè thế giới.Nữ giảng viên chia sẻ: "Nếu có thêm một người yêu Việt Nam, có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, với mình đó là thành công. Do đó, công việc trên giảng đường ĐH nơi đây không chỉ là dạy tiếng mà còn hơn thế nữa. Dạy ngoại ngữ như trao cho người học 1 chiếc chìa khóa để họ có thể mở được cánh cửa về văn hóa, đất nước và con người nói thứ tiếng đó".Bắt đầu công việc từ tháng 2.2008, đến nay chị Liên Hương đã trải qua năm thứ 16 dạy tiếng Việt tại NTU, trong đó năm thứ 15 chị đã được trao tặng giải thưởng giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc. Điều này càng trở nên đặc biệt với một giảng viên dạy tiếng Việt trong đội ngũ hàng ngàn giảng viên của ngôi trường có những giáo sư từng đoạt giải Nobel.Tại NTU, tiếng Việt là môn tự chọn. Sinh viên bậc ĐH và sau ĐH có thể chọn học như một ngôn ngữ thứ 2. Những năm gần đây, phần đông sinh viên theo học đều có ba/mẹ là người Việt, nhưng thời điểm trước đó sinh viên chọn tiếng Việt vì các lý do khác, như mong muốn có cơ hội làm việc tại Việt Nam, hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực cũng như cộng đồng người Việt tại đây. Không chỉ ở bậc ĐH, từ năm 2019, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc tại trường tiểu học và là một trong các ngoại ngữ tự chọn bậc THCS của Đài Loan.Nhìn lại chặng đường 16 năm dạy tiếng Việt, nữ giảng viên cho biết đã nhìn thấy nhiều thay đổi ở số lượng sinh viên nước ngoài khi lựa chọn học ngôn ngữ này. Chị Liên Hương nhớ lại:"16 năm trước, cả trường chỉ có một lớp tiếng Việt với khoảng dưới 10 sinh viên. Đến nay số lượng đã tăng dần lên hàng trăm sinh viên mỗi năm và tiếng Việt trở thành một trong các ngôn ngữ được đăng ký học nhiều nhất tại đây". Đáng nói, sinh viên theo học tiếng Việt không chỉ từ Đài Loan mà còn nhiều nước khác như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn… "Dẫu chưa thể so sánh với một số ngoại ngữ chính khác nhưng một ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á có vị trí như vậy trong trường ĐH thứ hạng của thế giới, thực sự là niềm tự hào rất lớn", nữ giảng viên người Việt bày tỏ.Không chỉ tăng về số lượng, vị thế của học phần tiếng Việt còn được nhìn nhận qua sự thay đổi về đối tượng người học. Nếu trước đây sinh viên Đài Loan và các nước trên thế giới đăng ký học nhiều, thì 5 - 7 năm trở lại đây ngày càng nhiều Việt kiều (có ba/mẹ người Việt) muốn quay lại học tiếng Việt. "Chỉ sau 1 - 2 năm theo học, nhiều em có thể nhắn tin, viết thư cho cô bằng tiếng Việt. Có những lần xúc động muốn rơi nước mắt khi nghe các em sử dụng câu: "em muốn về Việt Nam" thay vì nói "em muốn đi Việt Nam". Cảm động không phải chỉ vì các em đã hiểu rõ sự khác nhau trong nghĩa của 2 từ "đi" và "về" mà còn bởi tình cảm các em hướng về quê hương", cô Liên Hương bày tỏ trong sự xúc động.Bằng cả tâm huyết của mình, nữ giảng viên nói thêm: "Không chỉ quảng bá tiếng Việt, mình mong muốn qua công việc này sẽ giúp các thế hệ Việt kiều trẻ F2 hiểu sâu sắc hơn về quê hương Việt Nam. Các em có thể gọi tên, viết báo cáo và giới thiệu về quê hương của người sinh thành ra mình. Đó là những viên gạch rất nhỏ góp phần xây dựng nên cây cầu vô hình với quê hương của hơn 5 triệu Việt kiều khắp thế giới. Vì những lẽ đó mà những giảng viên dạy tiếng Việt tại đây, trong đó có mình, đều không xem đây là công việc đơn thuần, mà như một sứ mệnh".Giấc mơ thuở nhỏ được trở thành 1 kiến trúc sư không thành, nhưng nữ giảng viên Nguyễn Thị Liên Hương có thể không biết rằng mình đã vô tình trở thành một kiến trúc sư về xây dựng ngôn ngữ và văn hóa.Không chỉ tham gia công việc giảng dạy, chị Nguyễn Thị Liên Hương còn được biết đến là tác giả của nhiều giáo trình bằng tiếng Việt được xuất bản tại Đài Loan và Mỹ. Chia sẻ về 2 công việc này, cô Liên Hương nhìn nhận: "Nếu việc giảng dạy tiếng Việt có ảnh hưởng chỉ đến với số lượng sinh viên nhất định, thì thông qua việc viết sách có thể truyền tải hơn nhiều".Nữ tác giả quan niệm: "Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ, vì vậy trong những cuốn sách của mình, chị đã đưa vào rất nhiều yếu tố văn hóa. Chẳng hạn, giới thiệu ẩm thực 3 miền, việc sử dụng những từ kính ngữ trong bữa cơm gia đình - sự kết nối đầu tiên trong mỗi gia đình người Việt…".Có lẽ viết sách với tâm thế đó, Xin chào Việt Nam đã trở thành tập sách tiếng Việt bán chạy nhất tại Đài Loan và được lên bảng xếp hạng đứng thứ 2 trong những sách ngoại ngữ mới xuất bản khi phát hành năm 2016. Năm 2021, chị cùng với Nhà xuất bản Tuttle lần đầu cho phát hành quyển Từ điển tiếng Việt bằng tranh (Vietnamese Picture Dictionary) ở Mỹ. Đây là ấn bản tiếp theo trong tủ sách dạy và học Việt ngữ được chị thực hiện khi ở Đài Loan. Thông qua quyển sách này, tác giả lại nhận được nhiều gửi gắm và khẳng định của độc giả qua thư.Đến nay, chị Liên Hương đã tham gia biên soạn và chủ biên hơn 16 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, sách về văn hóa Việt Nam. Cùng với viết sách, chị còn là đồng dịch giả của nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam (đã được chuyển thể thành bản truyện tranh) sang tiếng Trung như: Dế mèn phiêu lưu ký, Lá cờ thêu 6 chữ vàng…Với kinh nghiệm làm việc liên ngành và chất giọng truyền cảm, nữ giảng viên còn được mời tham gia dẫn chương trình cho bản tin thời sự tiếng Việt của Cục Di trú Đài Loan NIA và Đài truyền hình PTS Đài Loan. Mỗi thứ sáu hằng tuần, khán giả kênh truyền hình này lại biết đến chị trong vai trò một biên tập viên thời sự.
Cocktail tại nhà cho ngày lễ - khoảnh khắc thăng hoa dễ dàng tự tạo
"Tôi đã theo dõi trong nhiều năm và tôi đã xem ông ta đàm phán mà không có con bài nào", ông Trump nói về ông Zelensky trong cuộc phỏng vấn trên Fox News ngày 21.2."Ông ta đã có mặt tại cuộc họp trong 3 năm và không có gì được hoàn tất. Vì vậy, thành thật mà nói, tôi không cho rằng ông ta quá quan trọng để dự các cuộc họp. Ông ta khiến việc đạt được các thỏa thuận trở nên rất khó khăn và hãy nhìn điều gì đã xảy ra với đất nước của ông ta, nó đã bị phá hủy", ông Trump nói tiếp.Tổng thống Mỹ cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể chiếm hết Ukraine "nếu ông ấy muốn" và đó là lý do ông Zelensky nên hướng đến một thỏa thuận với Moscow."Ông Putin muốn đàm phán một thỏa thuận dù ông ấy không cần làm điều đó, bởi nếu muốn thì ông ấy sẽ lấy được cả đất nước [Ukraine]", ông Trump nói.Cũng trong cuộc phỏng vấn, ông Trump đảo ngược tuyên bố gây tranh cãi trước đó về việc Ukraine đã khơi mào cuộc xung đột cách đây 3 năm. "Nga đã tấn công, nhưng họ lẽ ra không nên để [Nga] tấn công", ông Trump nói, cho rằng ông Zelensky và người tiền nhiệm của ông là cựu Tổng thống Joe Biden nên ngăn ngừa cuộc xung đột.Dù đánh giá ông Zelensky không quá quan trọng, ông Trump vẫn cho rằng lãnh đạo Ukraine phải tiếp xúc trực tiếp với ông Putin để hướng đến thỏa thuận. "Tổng thống Putin và Tổng thống Zelensky sẽ phải gặp nhau. Vì sao bạn biết không? Chúng tôi muốn việc sát hại hàng triệu người dừng lại", Tổng thống Trump nói với các phóng viên tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng sau đó, theo AFP.Mặt khác, ông kêu gọi Kyiv sẽ sớm ký thỏa thuận cho phép Washington ưu tiên tiếp cận nguồn tài nguyên khoáng sản của Ukraine. "Chúng tôi sẽ ký thỏa thuận để đổi an ninh. Chúng tôi bỏ tài sản còn họ đang đổ máu. Họ rất dũng cảm, theo mọi cách mà bạn có thể tưởng tượng. Nhưng chúng tôi đang chi tiêu tài sản của mình sang một nước nào đó rất xa xôi", ông Trump nói.Chủ nhân Nhà Trắng muốn các công ty Mỹ được tiếp cận nguồn tài nguyên lớn của Ukraine như một khoản bù đắp cho hàng chục tỉ USD mà chính quyền tiền nhiệm Joe Biden đã viện trợ cho quốc gia Đông Âu.Tổng thống Zelensky cùng ngày hy vọng sẽ đạt một thỏa thuận khoáng sản công bằng với Mỹ. Trước đó, ông bác bỏ một dự thảo thỏa thuận yêu cầu Kyiv trao 50% đất hiếm nhưng không nhận lại đảm bảo an ninh nào.
Thủ tướng Greenland ngày 4.2 cho biết nơi này sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 3 tới, khi vùng lãnh thổ này đang nằm trong tầm ngắm của Tổng thống Mỹ Donald Trump.Hòn đảo bán tự trị ở Bắc Cực này hiện là một vùng lãnh thổ thuộc Đan Mạch.Tuy nhiên, vào tháng trước, ông Trump cho hay ông muốn giành quyền kiểm soát Greenland vì nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ chưa được khai thác của nơi này và không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực quân sự hoặc kinh tế để đạt được mục tiêu trên.Cùng ngày 4.2, các nhà lập pháp ở Greenland đã có động thái cấm các khoản quyên góp ẩn danh và từ nước ngoài cho các đảng phái chính trị, nhằm ứng phó với lo ngại về sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bỏ phiếu sắp tới.Tuần này, Greenland cũng thắt chặt các quy định về đầu tư bất động sản và bất động sản nước ngoài.Giành độc lập từ Vương quốc Đan Mạch dự kiến sẽ là vấn đề trọng tâm trong cuộc bầu cử được ấn định tổ chức vào ngày 11.3. Cả 5 đảng trong quốc hội đều ủng hộ độc lập, trong khi có quan điểm khác nhau về cách thức và thời điểm có thể đạt được mục tiêu này.Đảng đối lập Naleraq, nắm giữ 5 ghế trong quốc hội gồm 31 ghế, muốn cắt đứt quan hệ với Đan Mạch ngay lập tức.Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy phần lớn người dân Greenland sẽ bỏ phiếu ủng hộ độc lập nếu cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ngay.Bà Liv Aurora Jensen, ứng cử viên của đảng cánh tả Inuit Ataqatigiit, cho biết nhiều người dân Greenland đang bức xúc vì Greenland kém phát triển, và nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào các khoản ngân sách từ Đan Mạch.Và chuyến thăm Greenland gần đây của con trai tổng thống Mỹ là ông Donald Trump Jr. - diễn ra sau khi Tổng thống Trump cam kết rằng Greenland sẽ “được hưởng lợi rất nhiều” nếu trở thành một phần của Mỹ - dường như đã chứng minh một điều.“Về chuyến thăm của ông Donald Trump Jr. gần đây, mọi người thực sự bắt đầu nói về độc lập và chúng ta là ai với tư cách là một dân tộc. Và tôi nghĩ đó là một cú sốc đối với Đan Mạch, bạn biết đấy. Tôi nghĩ chính phủ và người dân Đan Mạch đã thức tỉnh, bởi vì quốc gia lớn nhất, cường quốc lớn nhất thế giới đã đến và nói rằng ‘chúng tôi muốn có Greenland vì quý vị không thể chăm lo cho Greenland, không thể giúp nơi đây phát triển'”, bà Jensen nói.Greenland đã nằm dưới sự kiểm soát của Đan Mạch trong nhiều thế kỷ. Năm 2009, hòn đảo này đã được trao quyền tự chủ lớn hơn, bao gồm quyền tuyên bố độc lập khỏi Đan Mạch thông qua trưng cầu dân ý.Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy 45% người dân vẫn phản đối độc lập nếu nó ảnh hưởng tiêu cực đến mức sống - một dấu hiệu cho thấy con đường rời khỏi Đan Mạch có thể không rõ ràng.Đáp lại sự quan tâm của ông Trump, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã tuyên bố rằng Greenland không phải để bán và tái khẳng định hòn đảo vẫn là một phần của Vương quốc Đan Mạch.
Ưu, nhược điểm VinFast VF 7: Có như kỳ vọng?
Sau khi iPhone chính thức được ra mắt vào ngày 29.6.2007, nhu cầu về smartphone màn hình cảm ứng bùng nổ. Các ông lớn trong ngành như Nokia và BlackBerry đã chứng kiến sự sụt giảm thị phần nghiêm trọng, để rồi BlackBerry gần như biến mất, trong khi smartphone thương hiệu Nokia cũng vừa bị HMD Global "khai tử".Đáng chú ý, nhiều người có thể đã không ngờ đến sự thành công mà iPhone mang lại cho Apple, trong đó bản thân CEO Microsoft Steve Ballmer từng cười nhạo khi iPhone được công bố vì cho rằng không ai muốn "gõ trên kính". Đó là thời điểm mà hệ điều hành Windows Mobile của Microsoft là một trong những nền tảng smartphone hàng đầu, tuy nhiên sự tự tin của Ballmer đã trở thành một sai lầm lớn.Khác với Microsoft, Nokia lại có một cái nhìn khác về iPhone. Điều này dựa vào một bài thuyết trình nội bộ của công ty Phần Lan vào năm 2007, nơi công ty bày tỏ những lo ngại về sự xuất hiện của sản phẩm từ Apple.Nokia nhận thấy giao diện người dùng màn hình cảm ứng và tính dễ sử dụng của iPhone, nhưng vẫn tin rằng phần cứng, thị trường và chiến lược giá của họ sẽ giúp công ty duy trì vị thế. Họ cho rằng bàn phím QWERTY ảo và mức giá cao của iPhone sẽ hạn chế sức hấp dẫn của sản phẩm này. Tuy nhiên, Nokia cũng thừa nhận rằng họ cần cải thiện thiết kế phần mềm và tích hợp hệ sinh thái của mình.Bài thuyết trình này đã so sánh thiết bị internet Nokia N800 với iPhone và thừa nhận rằng giao diện người dùng của iPhone "có thể thay đổi các tiêu chuẩn về trải nghiệm người dùng cho toàn bộ thị trường". Nokia nhận thấy cần phải phát triển một điện thoại màn hình cảm ứng để "phản công", kết quả là họ quyết định tập trung vào hệ điều hành S60 dựa trên nền tảng Symbian.Như là một phần trong mục tiêu của mình, Nokia đã lên kế hoạch hợp tác chặt chẽ với T-Mobile nhằm tạo ra một sản phẩm có thể cạnh tranh với Apple và Cingular (sau này là AT&T), đơn vị độc quyền phân phối iPhone tại Mỹ.Theo nội dung trình bày của Nokia, mặc dù Nokia N800 là một sản phẩm nổi bật nhưng đó không phải là điện thoại di động thực thụ vì chỉ hoạt động với tín hiệu Wi-Fi. Một trong những lựa chọn mà Nokia xem xét là kết hợp N800 với một chiếc điện thoại Nokia 3G nhằm mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm duyệt web di động tốt hơn, đồng thời vẫn có thể thực hiện cuộc gọi.Kết quả là Nokia 5800 XpressMusic trở thành câu trả lời của Nokia cho iPhone. Ra mắt vào tháng 10.2008, Nokia 5800 XpressMusic đã đạt doanh số 1 triệu chiếc vào tháng 1.2009. Tuy nhiên, mặc dù đã tung ra một chiếc điện thoại màn hình cảm ứng, Nokia vẫn bị iPhone làm tổn thương nghiêm trọng, buộc công ty phải chuyển hướng sang Windows Phone - một quyết định sau này được coi là sai lầm lớn.Năm 2013, Microsoft đã mua lại mảng kinh doanh điện thoại di động của Nokia với giá 7,2 tỉ USD, đồng thời xóa bỏ thương hiệu Nokia khỏi ngành công nghiệp smartphone. Cuối cùng, cái tên Nokia đã được HMD khôi phục thông qua một thỏa thuận cấp phép, trước khi HMD quyết định ngừng sử dụng thương hiệu Nokia để dồn toàn lực vào smartphone mang thương hiệu riêng.Nokia đã nhiều lần nhấn mạnh trong bản ghi nhớ của mình rằng thành công của iPhone có thể "kích thích nhu cầu cao cấp nói chung, giúp tăng doanh số ở phân khúc giá cao". Điều đó cho thấy trong cuộc chiến công nghệ, công ty nào sản xuất ra sản phẩm tốt hơn thường sẽ là người chiến thắng.