Nỗi lòng tuổi 60 của thầy Park!
Phút 90+6, HLV Phùng Thanh Phương tung vào sân trung vệ trẻ Nguyen Zan Hoyt Le Cao (tên viết tắt Zan Nguyễn) để thế chỗ Nguyễn Thái Quốc Cường.Zan Nguyễn vào sân ở những thời điểm cuối trận căng thẳng, nóng bỏng nhất, khi CLB Đà Nẵng bị dẫn 0-1 không còn gì để mất đang toàn lực tấn công để san bằng cách biệt mong manh 1 bàn thắng, bằng những đường rót bóng bổng vào khu vực cấm địa của CLB TP.HCM.Có thể xem việc HLV Phùng Thanh Phương tung Zan Nguyễn vào sân là một công đôi việc, vừa ngắt khí thế tấn công của CLB Đà Nẵng, tranh thủ thêm khoảng 1 phút thay người quý giá, lại giúp hàng thủ CLB TP.HCM chống bóng bổng hiệu quả hơn.Zan Nguyễn sinh năm 2006, chỉ mới 19 tuổi, có bố mẹ đều là người Việt. Anh sinh ra lớn lên ở TP.Boston (Mỹ), học bóng đá ở môi trường bóng đá học đường của Mỹ và chủ động liên hệ đầu quân cho CLB TP.HCM để thử sức mình ở quê hương bố mẹ.Zan Nguyễn được HLV Phùng Thanh Phương đánh giá có tiềm năng, sở hữu chiều cao và độ dày lý tưởng, có ý thức tập luyện và sinh hoạt chuyên nghiệp nhưng vẫn còn khá "non", phải trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm.Được biết, đội bóng có biệt danh "Chiến hạm đỏ" đang cố gắng đẩy nhanh hoàn tất hồ sơ, tiến hành các bước thủ tục để sớm nhập tịch cho chàng trai 19 tuổi mang 100% dòng máu thuần Việt.Với quãng thời gian gần 10 tháng phía trước, khả năng Zan Nguyễn có hộ chiếu Việt Nam là rất cao.Nếu tiếp tục giữ tinh thần chuyên cần học hỏi, được HLV Phùng Thanh Phương từng bước "thử lửa" và có số phút thi đấu tại V-League một cách hợp lý, chàng trai cao 1,90 m này biết đâu sẽ được ban huấn luyện đội tuyển U.22 Việt Nam để mắt đến.Cựu phó thủ tướng Đức gốc Việt đưa các nhà đầu tư vào Việt Nam
Hơn 11 năm theo học tại Trường quốc tế Á Châu (Asian School), Trần Hoàng Duy Bảo, học sinh lớp 12/3 tại Asian School cơ sở Văn Thánh, luôn giữ vững danh hiệu học sinh giỏi, đạt "Excellent" ở chương trình quốc tế. Bên cạnh đó, Duy Bảo luôn được ghi nhận năng lực ngoại ngữ qua các kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố. Đó là giải nhì môn tiếng Anh kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố năm học 2021-2022, giải ba môn tiếng Anh kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cấp thành phố năm học 2024-2025. Ngoài ra Bảo còn tham gia bài thi TOEFL ITP đạt 643/677 điểm và IELTS đạt 8.0.Đặc biệt, vào năm học 2023-2024, trong cuộc thi về học thuật bằng tiếng Anh-The World Scholar's Cup (WSC), nam sinh Trường quốc tế Á Châu đã sở hữu tổng cộng 17 huy chương.Theo bà Trần Thị Hồng Thủy, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), WSC được xem là kỳ thi học thuật bằng tiếng Anh lớn nhất thế giới, mỗi năm thu hút sự tham gia của trên 50.000 học sinh phổ thông từ 8 đến 18 tuổi đến từ hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ. Các thí sinh thể hiện năng lực ở các lĩnh vực chính trị, xã hội, khoa học, lịch sử, văn học, nghệ thuật thông qua các bài thi tranh biện, viết luận, thi trắc nghiệm cá nhân và đồng đội.Theo đó, Duy Bảo đã vượt qua vòng thi quốc gia với kết quả 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và vòng toàn cầu ở Bangkok (Thái Lan) với 3 huy chương vàng, 2 huy chương bạc. Đến vòng chung kết diễn ra tại Đại học Yale (Mỹ), Duy Bảo mang về 1 huy chương vàng cá nhân phần Writing, 2 huy chương bạc cá nhân phần Challenge, 1 huy chương bạc cá nhân phần Debate, 1 huy chương bạc cá nhân phần Bowl và 1 huy chương bạc nhóm phần Writing. Với chủ đề chính "Reconstructing the Past - Tái hiện quá khứ", tại vòng chung kết, Duy Bảo đã thể hiện ấn tượng với phần thi viết luận khi được yêu cầu gửi thư cho một nhân vật ở quá khứ nói về thiên tai, thảm họa bất kỳ. Duy Bảo cho biết, cuộc thi yêu cầu thí sinh không chỉ có vốn kiến thức đa dạng ở nhiều lĩnh vực mà còn có phương pháp nghiên cứu, tổng hợp, tóm tắt thông tin, tư duy suy luận, chiến lược tranh biện, viết luận. Trước đó, tranh biện vẫn là một mảng khá mới mẻ, "nhưng với nền tảng tiếng Anh tốt, đặc biệt ở kỹ năng nói nhờ theo học tại môi trường quốc tế từ nhỏ, em nhanh chóng tiến bộ qua từng vòng thi đấu", Bảo nói. Bên cạnh việc học, Duy Bảo còn là gương mặt quen thuộc trong các cuộc thi học thuật, hoạt động ngoại khóa của trường như Tìm kiếm tài năng (Talent Seeking Contest), Hùng biện tiếng Anh (English Speaking Contest), lễ hội, hội thao... Ngoài ra, Bảo còn tích cực tham gia các dự án cộng đồng Design For Change Vietnam - phong trào trẻ em lớn nhất thế giới, đóng góp sáng kiến và thực hiện các dự án có ích cho cộng đồng. Trong đó, nổi bật là dự án bảo vệ môi trường "Save The Buddy Nature" của Duy Bảo và đồng đội nhằm kêu gọi các đơn vị sản xuất cắt giảm, hạn chế sử dụng rác thải nhựa, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường… Bảo đã xuất sắc được chọn tham dự hội nghị trẻ em thế giới Be The Change năm 2018 tại Đài Loan và ở Rome (Ý) năm 2018.Bảo cho biết khi tham gia các hoạt động ngoại khóa, ngoài trình độ tiếng Anh và kiến thức khoa học vững chắc, em có nhiều cơ hội trau dồi các kỹ năng mềm cần thiết. Đặc biệt, kỹ năng thiết kế slides- trình chiếu cũng được cải thiện rõ rệt, giúp em tự tin hơn khi thực hiện các dự án và bài tập lớn.Ở năm học cuối cấp, Duy Bảo cho hay sẽ tiếp tục chinh phục các cuộc thi học thuật và kỳ thi học sinh giỏi, nâng hạng kết quả ở các bài thi IELTS, SAT. Đồng thời tìm hiểu học bổng các chương trình ĐH trong và ngoài nước với dự định sẽ theo học ngành marketing.
Quá ít tàu cá xa bờ tiếp cận chính sách hỗ trợ đóng mới
Chi cục Hải quan khu vực II vừa có thông báo đến các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; đại lý làm thủ tục hải quan; doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh; doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế; doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng; doanh nghiệp kinh doanh phần mềm khai báo hải quan... tên 9 đơn vị hải quan (giữ nguyên mã hải quan) do Chi cục Hải quan khu vực II quản lý theo mô hình tổ chức bộ máy mới.Chi cục Hải quan khu vực II đề nghị doanh nghiệp thực hiện đổi tên đơn vị hải quan trên phần mềm khai báo và các phần mềm kết nối trao đổi thông tin với hệ thống của cơ quan hải quan kể từ ngày 15.3.2025.Danh mục các mã chuẩn phục vụ khai báo hải quan trên toàn quốc sẽ có thay đổi ở một số địa điểm làm thủ tục, sẽ được Cục Hải quan cập nhật thường xuyên tại Cổng thông tin https://www.customs.gov.vn, đề nghị doanh nghiệp tra cứu và khai báo đúng mã mới giúp quá trình thông quan hàng hóa được thuận lợi. Ngoài ra, thông báo cũng cho biết các đầu mối hỗ trợ để xử lý vướng mắc của doanh nghiệp khi làm thủ tục tại các đơn vị sẽ được cập nhật tại website https://kv02.customs.gov.vn.Trước đó, Cục trưởng Cục Hải quan có Quyết định 67 về việc bổ nhiệm, điều động bổ nhiệm các vị trí Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II. Cụ thể, bổ nhiệm, điều động có thời hạn 5 công chức giữ chức vụ Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II. Bao gồm: ông Nguyễn Quang Thanh (nguyên Cục trưởng Cục Hải quan Huế); ông Bùi Tuấn Hải (nguyên Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đà Nẵng). Ngoài ra, có 3 Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II từng đảm trách vị trí Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM. Gồm ông Đỗ Thanh Quang, ông Phan Minh Lê và ông Nguyễn Văn Ổn. Như vậy, sau khi thay đổi cơ cấu tổ chức, Chi cục Hải quan khu vực II có thêm 2 Phó chi cục trưởng được điều từ hải quan Huế và Đà Nẵng vào; đồng thời bổ nhiệm, điều động và bổ nhiệm 16 công chức vào các vị trí trưởng phòng, đội trưởng... trực thuộc Chi cục.Trước đó, ngày 7.3, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm có thời hạn các chi cục trưởng và tương đương thuộc Cục. Trong đó, ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM trước đây được bổ nhiệm giữ chức vụ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II, kể từ ngày 15.3.Tên đơn vị hải quan cũTên đơn vị hải quan mớiCục Hải quan TP.HCMChi cục Hải quan khu vực IIChi cục Hải quan công nghệ caoHải quan Khu công nghệ caoChi cục Hải quan quản lý hàng đầu tưChi cục Hải quan Khu chế xuất Tân ThuậnHải quan Khu chế xuất Tân ThuậnChi cục Hải quan quản lý hàng gia côngChi cục Hải quan cảng Hiệp PhướcHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 2Chi cục Hải quan chuyển phát nhanhHải quan Chuyển phát nhanhChi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IIIHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IVHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế sân bay Tân Sơn NhấtHải quan Cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn NhấtChi cục Hải quan khu chế xuất Linh TrungHải quan Khu chế xuất Linh Trung
Chiều 17.1, Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM phối hợp Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) tổ chức hội thảo tham vấn chuyên gia khoa học về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính (Fintech) hướng đến phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM. Theo TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, tinh thần chung là Trung tâm tài chính quốc tế phải có những chính sách đột phá để thúc đẩy các lĩnh vực mới phát triển nhưng phải quản trị được rủi ro. Trong đó tiền mã hóa phải có những quy định cụ thể, có văn bản pháp lý khả thi trong khi lĩnh vực này ẩn chứa nhiều rủi ro như rửa tiền, tội phạm công nghệ... Tương tự, việc xây dựng cơ chế sandbox cần phải được đặt ra đối với giải pháp công nghệ hỗ trợ tuân thủ quy định cho các lĩnh vực tài chính, ngân hàng; công nghệ chuỗi khối, trí tuệ nhân tạo và cơ chế hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu ứng dụng, ưu đãi về thuế, hỗ trợ tiếp cận vốn như thế nào? Hay cơ chế chính sách, lộ trình phát triển sản phẩm, giao dịch liên quan đến tài sản mã hóa, tiền mã hóa như thế nào? Việc phát hành, sở hữu và giao dịch các token sẽ ra sao... là những vấn đề cần có ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học để làm cơ sở trình dự thảo lên Chính phủ. Ông Đức Trần - quỹ đầu tư IDG Capital VN khẳng định, có một làn sóng Blockchain hóa mọi ngành nghề trong đó, Fintech là ngành có ứng dụng công nghệ này mạnh mẽ nhất trong thời gian qua. Xu hướng phát triển công nghệ Blockchain hay Fintech là tất yếu nên cách tiếp cận là vừa làm vừa xếp hàng để tiết kiệm thời gian. "Trước đây Việt Nam cũng đã có những thử nghiệm như cổng thanh toán trung gian/ví điện tử và đã có nhiều đơn vị tham gia. Trong quá trình thực hiện thị trường cũng có sự thanh lọc. Từ kinh nghiệm có thì thấy thời gian thực hiện sandbox cho nhiều lĩnh vực mới trong khoảng 2 năm là hợp lý. Các cơ chế thử nghiệm phải độc lập với hệ thống tài chính, ngân hàng hiện tại; phải đảm bảo hệ thống kết nối được với quốc tế và phải khai thác được lợi thế hiện tại của Việt Nam như dân số trẻ, nhiều kỹ sư, ham học và khai thác được khoảng 8 triệu tài khoản tiền mã hóa hiện có", vị này nói. Ông Đức Trần nhấn mạnh: Về mặt kỹ thuật, công nghệ lập sàn giao dịch tài sản mã hóa, tiền mã hóa khá đơn giản nhưng cái khó là cho bao nhiêu sàn? Ai là đơn vị quản lý sàn? Lợi thế của đồng tiền mã hóa là vô danh nhưng nếu kiểm soát một sàn tập trung thì mọi người có tham gia không? Ví dụ nhà nước lập 1 sàn, cho 2 sàn tư nhân và 1 sàn quốc tế thì được không? Luật sư Trần Anh Đức - A&O Shearman, thông tin nhiều công ty nước ngoài đã và đang quan tâm tìm hiểu đến Fintech tại Việt Nam như có được mở sàn giao dịch tiền mã hóa, tài sản mã hóa hay không? Người Việt Nam có được mở tài khoản không? Công ty nước ngoài có được mở ngân hàng số, tài khoản số được không? Ví dụ công ty taxi có nhu cầu cần giải pháp đột phá về thanh toán tiện lợi để người dùng mở tài khoản trực tiếp với công ty thì hiện nay không làm được. Công ty nước ngoài có xin được giấy phép mở trung gian thanh toán hay không? Hơn nữa, một vướng mắc lớn nhất là tài sản số chưa được công nhận. Cũng như điểm chung của các trung tâm tài chính quốc tế là không kiểm soát ngoại hối gồm chuyển tiền, chuyển đổi tự do tiền VND sang ngoại tệ khác trong khi Việt Nam vẫn đang kiểm soát chính sách này. Vậy liệu có thể lập sandbox cho các vấn đề này hay không khi TP.HCM có Trung tâm tài chính quốc tế...
Chưa bao giờ Việt Nam lại chơi hay đến vậy!
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.