Người dùng Facebook đồng loạt thay avatar ‘Say xỉn lái xe là tội ác’
Từ nguồn hỗ trợ của các nhà tài trợ, nhà hảo tâm, trong đó có Tập đoàn T&T Group; cũng như sự vào cuộc của toàn thể hệ thống chính trị địa phương, đến nay hàng ngàn căn nhà Đại đoàn kết trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã được xây dựng mới và bàn giao cho người dân. Theo số liệu của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên, sau 9 tháng triển khai và tổ chức thực hiện chương trình Nhà Đại đoàn kết, 5.000 căn nhà mới đã hoàn thành, bàn giao cho người dân đưa vào sử dụng. Trong đó, 1.818 nhà xây, 1.894 nhà gỗ truyền thống, 1.288 nhà khung sắt. Tổng kinh phí thực hiện làm nhà là trên 489 tỉ đồng. Trong đó, chương trình Nhà Đại đoàn kết hỗ trợ 250 tỉ đồng; các hộ gia đình đối ứng bằng tiền 166,2 tỉ đồng; các hộ gia đình tự chuẩn bị được vật liệu quy ra tiền, trị giá trên 56,2 tỉ đồng; huy động ngày công lao động, quy đổi với trên 17 tỉ đồng.Nghĩa cử đẹp của chàng nội binh cao nhất giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam
Giàng Thị Gầu (ngụ thôn 4, xã Cư San, H.M'Đrắk, Đắk Lắk) hiện là sinh viên năm 3 ngành kinh tế phát triển, Trường ĐH Tây Nguyên, sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đông anh em, nên hành trình theo đuổi "con chữ" gặp nhiều trắc trở."Gia đình có 8 anh chị em, mình là người con đầu tiên trong nhà được bước vào cổng trường đại học nhờ vào sự định hướng của các anh chị trong một dịp tham gia công tác xã hội ở địa phương", Gầu chia sẻ.Năm 2019, được nhiều người đánh giá có năng khiếu về sân khấu, Gầu đã tự tìm hiểu thông tin qua một người anh trong làng để vừa theo học cấp 3 vừa học nghệ thuật tại Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk. Thời gian này, Gầu bắt đầu tham gia làm tình nguyện viên CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột với mong muốn bản thân được học hỏi, rèn luyện các kỹ năng, đồng thời giúp đỡ cho học sinh H'Mông trên địa bàn tỉnh. Sau khi học hết chương trình cấp 3, Gầu theo học tại Trường ĐH Tây Nguyên.Gầu kể thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, cô phải lên rẫy để học trực tuyến (vì trên đồi cao mới có sóng). Bố đã dựng một lán trại nhỏ cho Gầu tiện học tập. "Đường đến rẫy phải băng qua một con sông nên bố làm bè tre để mình vượt sông. Lúc trời mưa, đường lầy lội khiến mình gặp nhiều khó khăn, có những ngày học tới tối muộn... Và đây cũng là câu chuyện thực tế mà mình luôn chia sẻ để truyền cảm hứng, động viên các em có thêm tinh thần học tập trong những chuyến làm công tác thiện nguyện", Gầu chia sẻ.Năm 2023, Gầu được bầu làm Chủ nhiệm CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột. Ở cương vị mới, Gầu tự nhận thấy mình phải có trách nhiệm lớn hơn, tiếp xúc gần gũi và đặt mình vào vị trí các em học sinh để có thể cảm thông, thấu hiểu. Gầu cho biết đa số phụ huynh người H'Mông còn chưa chú trọng việc học của con cái. Việc gặp gỡ giữa học sinh với sinh viên sẽ tạo động lực cho các em phấn đấu bước vào cổng trường đại học, thông qua những trải nghiệm của anh chị sinh viên.Hành trình làm thiện nguyện trong những năm qua, Gầu cùng CLB đã bán hàng gây quỹ tại Đường sách Buôn Ma Thuột và thực hiện các chương trình như: "Trao em ấm", "Tết sinh viên H'Mông"… Dự kiến sang năm, Gầu cùng các thành viên CLB sẽ cố gắng tổ chức nhiều hơn các chương trình ý nghĩa giúp đỡ cho học sinh ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Gầu luôn mong muốn các em học sinh người H'Mông kiên trì theo đuổi con đường học tập để thoát nghèo, giúp ích cho gia đình và xã hội.Năm 2023, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng bằng khen cho Giàng Thị Gầu, Chủ nhiệm CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột, về thành tích xuất sắc trong hoạt động tình nguyện vì cộng đồng."Mình nghĩ bản thân và các bạn sinh viên cần cố gắng nhiều hơn để đạt thành tích tốt trong học tập. Mỗi người tự xây dựng nền tảng kiến thức sâu rộng. Từ đó, nhóm mới có thể tự tin đăng ký, xin phép địa phương mở lớp dạy học hỗ trợ cho các em về học tập và tiếp xúc với công nghệ...", Gầu bày tỏ.
'Bắt trend' làm thiệp cưới... nảy mầm thành cây
"Nếu như trên sân cỏ, Ronaldo vẫn đang tìm kiếm cột mốc ghi 1.000 bàn thắng, cũng như đạt được chiến thắng thứ 700 cho CLB, thì ngoài sân cỏ, anh tiếp tục tạo nên lịch sử. "Thương hiệu CR7" của danh thủ này là món hàng tiếp thị đạt giá trị kỷ lục lên đến 882,5 triệu USD trong năm 2025, và đang trên đường tiến vào cột mốc 1 tỉ USD, theo nghiên cứu của IPAM", tờ Marca (Tây Ban Nha) cho biết ngày 7.2."Theo nghiên cứu, giá trị này đến từ sự kết hợp của 28 biến số được phân bổ theo 6 chiều, gồm: thu nhập, phương tiện truyền thông, mạng xã hội, thành tích, ảnh hưởng xã hội và tác động. Ngoài ra, cũng phải kể đến phần sở hữu cổ phần (dự kiến 5%) ở CLB Al Nassr mà Ronaldo sẽ có được khi gia hạn hợp đồng và giá trị của nó đang tăng vọt", tờ Marca giải thích."Ronaldo là hiện tượng tiếp thị lớn nhất trong lịch sử bóng đá thế giới. Tài năng, rất nhiều quá trình đào tạo và lặp lại, rất kỷ luật, đặc biệt kết hợp với định vị hình ảnh chiến lược độc đáo", ông Fabio Wolff, đối tác quản lý của công ty Wolff Sports cho biết.Theo ông Thiago Freitas, Giám đốc điều hành của Roc Nation Sports tại Brazil: "Ronaldo, ngoài sân cỏ, cũng giống như Pele trên sân cỏ". Trong khi đó, ông Rene Salviano, Giám đốc điều hành của Heatmap và là chuyên gia tiếp thị thể thao, đánh giá: "Ronaldo là một biểu tượng thể thao, nhưng trên thực tế, chúng ta cũng có thể nói rằng, anh ấy là một hình mẫu trong làng giải trí thế giới. Lượng khán giả của Ronaldo rất lớn, điều này là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, và một trong số đó là anh ấy rất chuyên nghiệp trong mọi việc mình làm, điều này rõ ràng đã tạo nên những con số kỷ lục theo mọi nghĩa"."Ảnh hưởng của Ronaldo được xây dựng thông qua những kỷ lục ấn tượng, vượt ra ngoài các ranh giới, vượt qua thế giới kinh doanh và vươn tới nhiều ngóc ngách khác nhau trên thế giới. Giá trị được mô tả là sự phản ánh của một thương hiệu toàn cầu truyền cảm hứng, mô hình hóa hành vi trên toàn thế giới", Ivan Martinho, giáo sư tiếp thị thể thao tại công ty ESPM giải thích.Theo ghi chú từ IPAM, về mặt thu nhập, Ronaldo hiện kiếm được 207,5 triệu USD/năm tại CLB Al Nassr, cộng với hơn 155,6 triệu USD từ các hợp đồng quảng cáo với các thương hiệu toàn cầu. Trên phương tiện truyền thông xã hội, cầu thủ người Bồ Đào Nha vừa tròn 40 tuổi này, cũng đã trở thành người của công chúng được theo dõi nhiều nhất thế giới, với hơn 1 tỉ người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội.Một sự thật quan trọng khác mà nghiên cứu của IPAM cung cấp, là Ronaldo và thương hiệu CR7 của mình tạo ra trung bình 22,3 triệu bài báo trên các trang báo mỗi năm trên toàn thế giới, cũng như có đến 187 triệu lượt tìm kiếm hàng năm khác trên nền tảng Google. Ronaldo cũng được nhắc đến trong 4.000 cuốn sách trên trang Amazon và xuất hiện trong 63.000 bài báo khoa học. "Những con số không thể tin nổi", tờ Marca nhấn mạnh.
Xem Cúp quốc gia 2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Đà Nẵng: Tăng cường xử lý tin giả về dịch Covid-19 lan truyền trên mạng xã hội
Lễ kỷ niệm 150 năm thành lập Trường THPT Lê Quý Đôn có sự tham dự của ông Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM và bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cùng đại diện các sở, ngành.Theo lịch sử hình thành phát triển của Trường THPT Lê Quý Đôn hiện nay ghi lại thì trường được khởi công xây dựng vào năm 1874 và hoàn thành vào năm 1877. Lúc đầu, Trường THPT Lê Quý Đôn có tên Collège Indigène (Trung học bản xứ), sau đó được đổi thành Collège Chasseloup Laubat, theo tên Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp. Sau năm 1954, trường được đổi tên là Jean Jacques Rousseau. Đến 1970, trường trở thành Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn.Sau năm 1975, trường được tách thành hai khu dành cho học sinh cấp 2 (Trường THCS Lê Quý Đôn) và khu dành cho học sinh cấp 3 (Trường THPT Lê Quý Đôn). Vào tháng 8 năm 1977, UBND TP.HCM ký quyết định thành lập Trường THPT Lê Quý Đôn.Ngôi trường trung học cổ nhất Sài Gòn thu hút nhiều học sinh ưu tú, nhân sĩ, trí thức yêu nước như: Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk, nhà yêu nước Nguyễn An Ninh, học giả văn hóa Vương Hồng Sển, GS sử học Trần Văn Giàu, GS - Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn...Hiện Trường THPT Lê Quý Đôn được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 (mức độ cao nhất trong thang đánh giá trường đạt chuẩn quốc gia) và đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 (cấp độ cao nhất trong thang đánh giá kiểm định chất lượng đào tạo). Từ năm học 2006-2007, Trường THPT Lê Quý Đôn là trường đầu tiên tại TP.HCM thực hiện mô hình tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế.Tại lễ kỷ niệm, bà Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, chia sẻ sự đồng lòng hợp lực của toàn thể thầy và trò Trường THPT Lê Quý Đôn chính là nền tảng vững chắc cho tương lai phát triển của ngôi trường, đào tạo ra những thế hệ học sinh tự tin, năng động, sáng tạo, sẵn sàng vươn ra biển lớn, hội nhập năm châu, cũng đồng thời là thế hệ trẻ tương lai của TP."Thay mặt tập thể sư phạm nhà trường, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các cấp ủy, chính quyền địa phương, lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM qua các thời kỳ vì sự quan tâm sâu sát, tạo mọi điều kiện cho chúng tôi khẳng định chất lượng giáo dục của mình qua các chiến lược đổi mới, sáng tạo, hợp tác và hội nhập quốc tế", Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn chia sẻ.Ghi nhận những đóng góp nổi bật của ngôi trường 150 tuổi, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy cho rằng, lễ kỷ niệm 150 năm thành lập mang ý nghĩa, dấu ấn đặc biệt bởi không chỉ đánh dấu quãng đường lịch sử 150 năm của một di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố mà còn khích lệ nhà trường trong hành trình tiên phong đổi mới, sáng tạo và hội nhập quốc tế.Từ ngôi trường này, biết bao thế hệ học sinh đã ghi danh mình vào lịch sử với tinh thần yêu nước, hiếu học, dám dấn thân, sáng tạo với niềm đam mê cháy bỏng.Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Thị Diệu Thúy phát biểu: "Với sức sống bền bỉ 150 năm và nội lực hiện tại, tôi mong nhà trường tiếp tục đoàn kết, đồng lòng với tinh thần đổi mới giáo dục, thực hiện chuyển đổi số toàn diện nhằm tiếp tục khẳng định mạnh mẽ học hiệu, từ đó tạo dựng niềm tin vững chắc đối với phụ huynh và xã hội, xa hơn nữa là trong khu vực và quốc tế".Riêng đối với học sinh, lãnh đạo TP.HCM, nhắn gửi: "Trong môi trường giáo dục thuận lợi như Trường THPT Lê Quý Đôn, các em hãy cố gắng tự tạo cho mình những thử thách riêng, tìm ra phương pháp tự học riêng và kiên trì thực hiện bằng kỷ luật riêng của mình. Chính các em là thế hệ tiếp nối những truyền thống rực rỡ của nhà trường, đồng thời là nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP".Nhân dịp ngôi trường kỷ niệm 150 năm tuổi, Chủ tịch UBND TP.HCM đã quyết định trao tặng Cờ truyền thống của UBND TP cho Trường THPT Lê Quý Đôn vì có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển.