Messi lập cú đúp trên mặt sân cỏ nhân tạo, lập thêm kỷ lục khó tin tại MLS
Ngày 7.3, cổ phiếu VIC của Vingroup bật tăng trần hết biên độ lên 45.300 đồng. Cuối phiên, cổ phiếu này vẫn còn dư mua ở giá trần hàng trăm ngàn đơn vị trong khi bên bán trống trơn. Hai cổ phiếu khác thuộc thành viên Vingroup gồm VRE của Công ty cổ phần Vincom Retail và VHM của Công ty cổ phần Vinhomes cũng đồng loạt xanh mướt. Cổ phiếu VIC được nhà đầu tư săn đón sau khi Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của Công ty cổ phần Vinpearl. Số lượng đăng ký niêm yết là gần 1,8 tỉ đơn vị, tương ứng với vốn điều lệ 17.933 tỉ đồng. Vinpearl là một thành viên trong hệ sinh thái của Vingroup, có trụ sở tại đảo Hòn Tre, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Vào tháng 2 vừa qua, Vinpearl đã phát hành hơn 70 triệu cổ phiếu với giá 71.350 đồng/cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 17.933 tỉ đồng như hiện tại. Nguồn vốn này được sử dụng để góp vốn vào VinWonders Nha Trang, nhận chuyển nhượng cổ phần một số dự án từ Vingroup, trả gốc và lãi vay, cũng như bổ sung vốn lưu động...Cổ phiếu VIC tăng trần cũng như các mã VHM, VRE liên tục đi lên đưa tài sản của tỉ phú Phạm Nhật Vượng gia tăng. Theo thống kê của tạp chí Forbes, ước tính tài sản của tỉ phú Phạm Nhật Vượng hiện đạt 5,6 tỉ USD, tăng 300 triệu USD chỉ sau 4 ngày và đứng thứ 613 trong danh sách người giàu thế giới.Bên cạnh nhóm cổ phiếu thuộc họ Vingroup, số lượng cổ phiếu tăng cũng chiếm áp đảo. Trong đó, rõ ràng nhất là cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán cũng tràn ngập sắc xanh. Điều này đẩy chỉ số VN-Index chốt phiên 7.3 tăng 7,83 điểm, lên 1.326,05 điểm. Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index tăng nhẹ 0,4 điểm, lên 238,41 điểm trong khi UPCom-Index lại giảm nhẹ. Thị trường chứng khoán đã có chuỗi tăng liên tiếp. Trong đó, dòng tiền tham gia vào thị trường liên tục đi lên. Tổng cộng phiên này có hơn 1,1 tỉ cổ phiếu được giao dịch với trị giá gần 23.000 tỉ đồng.Học sinh 2 huyện đảo nhận Cẩm nang tuyển sinh 2023 của Báo Thanh Niên trao tặng
Có một số cách tự nhiên để thúc đẩy ham muốn tình dục
Trường quốc tế AISVN: Không thể kéo dài giải pháp 'ăn đong'
Hưởng ứng tinh thần của Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trường đại học Tôn Đức Thắng đã chủ động rà soát, xây dựng và triển khai các chiến lược phát triển nghiên cứu khoa học đảm bảo tính hiệu quả và bền vững. Một trong những chính sách quan trọng trong chiến lược này chính là đầu tư phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh - những đơn vị tiên phong, đóng vai trò nòng cốt trong hệ sinh thái nghiên cứu khoa học của Trường.Trường đại học Tôn Đức Thắng đã công bố thành lập 5 nhóm nghiên cứu mạnh, gồm: Nhóm nghiên cứu công nghệ thông minh tiên tiến thuộc Khoa Điện - Điện tử, Nhóm nghiên cứu ứng dụng vật liệu tiên tiến để phát triển bền vững thuộc Khoa Khoa học ứng dụng, Nhóm nghiên cứu Phương pháp Giải tích và Đại số trong Tối ưu hóa thuộc Khoa Toán - Thống kê, Phòng nghiên cứu Cơ học vật liệu và Kết cấu tiên tiến và Phòng nghiên cứu Vật lý sinh học thuộc Viện Công nghệ tiên tiến.Phát biểu tại Lễ công bố, TS Trần Trọng Đạo, Hiệu trưởng TDTU cho biết: "Sự ra đời của các nhóm nghiên cứu mạnh hôm nay không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ của nhà trường, mà còn khẳng định cam kết đầu tư bài bản, có chiều sâu để xây dựng nền tảng nghiên cứu vững chắc, tiệm cận trình độ quốc tế". Đồng thời: "Các nhóm nghiên cứu mạnh không chỉ là nơi hội tụ của các giảng viên, nghiên cứu viên xuất sắc trong Trường mà còn là điểm kết nối với các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước. Sự kết hợp giữa nguồn lực trí tuệ của đội ngũ giảng viên nội bộ và các chuyên gia quốc tế sẽ tạo nên sức mạnh đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ", TS Trần Trọng Đạo khẳng định.Nhóm nghiên cứu mạnh được thành lập tập trung vào những hướng nghiên cứu trọng điểm, phục vụ các ngành công nghệ chiến lược của đất nước. Đây là các nhóm nghiên cứu liên ngành, hình thành từ 22 nhóm/phòng nghiên cứu hiện có của Trường với năng lực nghiên cứu nổi trội, được dẫn dắt bởi các Giáo sư, Phó Giáo sư, tiến sĩ đầu ngành trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ.5 nhóm nghiên cứu mạnh của TDTU quy tụ các nhà khoa học uy tín, có năng lực nghiên cứu nổi bật, dẫn dắt bởi các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành như: 1. Nhóm nghiên cứu công nghệ thông minh tiên tiến (Advanced Intelligent Technology Research Group-AITECH).Trưởng nhóm: PGS-TS Nguyễn Nhật Tân 2. Nhóm nghiên cứu ứng dụng vật liệu tiên tiến để phát triển bền vững (Group of Applied Research in Advanced Materials for Sustainable Development - FASAM) Trưởng nhóm: PGS-TS Ngô Thị Tường Châu 3. Nhóm nghiên cứu Phương pháp Giải tích và Đại số trong Tối ưu hóa (Analytical and Algebraic Methods in Optimization Research Group - AAMO).Trưởng nhóm: GS-TSK Phan Quốc Khánh4. Phòng nghiên cứu Cơ học Vật liệu và Kết cấu Tiên tiến (Mechanics of Advanced Materials and Structures - MAMS).Trưởng nhóm: GS-TSKH Phạm Đức Chính 5. Phòng nghiên cứu Vật lý sinh học (Laboratory of Biophysics - BP).Trưởng nhóm: TS Ngô Sơn Tùng
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 11.3, Tây Bắc bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây, trời nắng; sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 18 - 21 độ C, có nơi dưới 18 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 24 - 27 độ C, có nơi 30 - 32 độ C.Đông Bắc bộ có sương mù, mưa nhỏ. Sáng và đêm trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 18 - 21 độ C, nhiệt độ cao nhất 21 - 24 độ C.Hà Nội ngày có mưa nhỏ vài nơi, đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác, sáng và đêm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 18 - 21 độ C, nhiệt độ cao nhất 22 - 24 độ C.Cơ quan khí tượng dự báo từ ngày 16.3, nền nhiệt miền Bắc sẽ giảm 7 - 8 độ C do ảnh hưởng của không khí lạnh, trời chuyển rét.Trong đợt không khí lạnh này, các tỉnh đầu tiên chịu ảnh hưởng như Cao Bằng, Lạng Sơn nền nhiệt giảm 8 - 9 độ C so với những ngày trước, nhiệt độ thấp nhất khoảng 11 - 12 độ C. Thủ đô Hà Nội giảm khoảng 5 - 6 độ C so với những ngày trước đó, nhiệt độ thấp nhất khoảng 15 - 16 độ C.Các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam giảm khoảng 6 độ C so với những ngày trước đó, nhiệt độ thấp nhất khoảng 14 độ C.Theo dự báo, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến miền Bắc từ 16 - 20.3.Trong tháng 3, nhiệt độ trung bình ở khu vực Bắc bộ và từ Thanh Hóa - Huế phổ biến thấp hơn từ 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, các nơi khác phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm.Từ nay đến hết tháng 3, không khí lạnh hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm, tuy nhiên trung tâm áp cao lạnh lục địa có xu hướng lệch đông nên sẽ gây ra nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù cho khu vực Đông Bắc bộ và Bắc Trung nộ. Sang tháng 4, không khí lạnh hoạt động yếu dần.
New Zealand 'chân trong, chân ngoài' với AUKUS
Đội tuyển Việt Nam đang trải qua một trong kỳ AFF Cup 2024 kỳ lạ nhất về mặt thống kê. Dù đã lọt tới chung kết, nhưng các học trò của HLV Kim Sang-sik mới chỉ ghi 1 bàn duy nhất trong hiệp 1 trong suốt 7 trận đã qua.Cụ thể, đội tuyển Việt Nam đã tịt ngòi trong hiệp 1 ở các cuộc so tài với Lào, Indonesia, Philippines, Myanmar (vòng bảng), Singapore (bán kết lượt đi) và Thái Lan (chung kết lượt đi). Bàn thắng duy nhất mà Quang Hải cùng đồng đội có được trong hiệp 1 ở giải năm nay xuất hiện trong trận bán kết lượt về với Singapore. Song, đây cũng là pha lập công đến ở những phút cuối cùng, khi Xuân Son thực hiện thành công quả phạt đền. Tuy nhiên, đội tuyển Việt Nam vẫn vào đến chung kết bởi sức mạnh vô song trong hiệp 2, với 17 bàn thắng. Không đội bóng nào ghi bàn hiệu quả trong hiệp 2, đặc biệt trong 20 phút cuối trận (8 bàn thắng) như thầy trò ông Kim. Điều đó đã định hình bản sắc của đội tuyển Việt Nam. Khởi đầu chậm, thậm chí bị dồn ép trong nửa đầu trận đấu, nhưng càng về cuối chơi càng hay để sau cùng "nuốt chửng" đối thủ. Bản sắc ấy đến từ chiến thuật hợp lý của HLV Kim Sang-sik, giúp đội tuyển Việt Nam dù không phải tập thể tấn công ào ạt hay mãn nhãn, nhưng lại rất khó bị đánh bại. Thời còn huấn luyện CLB Jeonbuk Hyundai Motors (đây vẫn là đội bóng duy nhất ông Kim từng dẫn dắt trước đây), HLV Kim Sang-sik đã áp dụng chiến lược kết liễu đối thủ trong hiệp 2. Quá nửa số bàn thắng Jeonbuk ghi được đến trong hiệp 2, thậm chí rất nhiều bàn thắng xuất hiện sau phút 65. 20 phút cuối trận là khoảng thời gian ưa thích của Jeonbuk dưới thời ông Kim. Đến khi huấn luyện đội tuyển Việt Nam, kịch bản tương tự lặp lại và thói quen ghi bàn trong hiệp 2 đến từ cách tiếp cận dị biệt của HLV Kim Sang-sik.Nhà cầm quân người Hàn Quốc luôn sử dụng hiệp 1 để thăm dò và phá sức. Dù đội tuyển Việt Nam đá pressing tầm cao hay lùi sâu phòng ngự, hiệp đấu này là thời gian để học trò HLV Kim Sang-sik chơi chắc chắn, hiểu rõ cách vận hành của đối thủ. Đồng thời, đội tuyển Việt Nam cũng toan tính chơi giằng co, sẵn sàng đưa đối thủ vào cuộc đua thể lực. Đơn cử như ở các trận bán kết lượt về (gặp Singapore) và chung kết lượt đi (Thái Lan), HLV Kim Sang-sik sử dụng bộ đôi tiền vệ Ngọc Quang và Vĩ Hào với mục đích gây áp lực từ tuyến đầu để phòng ngự từ xa, khiến đối thủ khó triển khai bóng. Dù xử lý bóng chưa gọn gàng, nhưng Ngọc Quang và Vĩ Hào đều rất chăm chạy (luôn xếp nhóm đầu ở các bài kiểm tra sức bền), dai sức và đeo bám tốt, khiến đối thủ phải hao tổn thể lực.Khi đã định hình xong lối chơi của đối thủ, hiệp 2 mới là thời điểm bung sức. Lúc này, những ngôi sao tấn công như Tiến Linh, Quang Hải mới xuất hiện.Học trò ông Kim đã khai thác tối đa sai lầm của Thái Lan để ghi bàn, hay vùi dập khả năng phản kháng của Singapore từ những ngón đòn phản công chớp nhoáng và hiệu quả. 3 trận gần nhất, đội tuyển Việt Nam cầm bóng chưa đến 40% thời lượng, nhưng tạo ra số cơ hội áp đảo, và dĩ nhiên, chúng ta thắng cả 3. Để chơi theo đấu pháp này, đội tuyển Việt Nam cần nhiều yếu tố xuất hiện đồng thời. Trước tiên, thể lực cầu thủ đã tiến bộ sau 10 ngày tập luyện ở Hàn Quốc. Các cầu thủ có thể chạy khỏe và nhiệt đến những giây cuối cùng, đơn cử như 2 bàn thắng ghi vào lưới Singapore ở các phút 90+11 và 90+14. Không chiến thuật nào có thể phát huy nếu không có thể lực. Ông Kim đã "bắt bệnh" chuẩn xác. Tiếp theo là sự đồng đều và linh hoạt trong cách dùng người. HLV Kim Sang-sik đã mang đến nhiều bất ngờ ở cách dùng người, trong đó nguyên tắc cốt lõi là không có khoảng cách giữa đội hình chính và dự bị. Ngôi sao như Quang Hải, Hoàng Đức, Nguyễn Filip cũng có thể dự bị, hay Ngọc Quang, Vĩ Hào, Đình Triệu dù kém tiếng nhưng vẫn sắm vai trụ cột. Với ông Kim, chỉ có phù hợp hoặc không, còn lại không có sự phân định khác biệt đẳng cấp. Nhờ vậy, đội tuyển Việt Nam là tập thể đoàn kết và khó lường, khi tất cả đều cảm thấy mình là một phần của tập thể. Sau cùng, là thứ "tinh thần Việt Nam" đã cháy rực trở lại. "Đội tuyển Việt Nam là chiến binh, mà chiến binh thì không bao giờ buông bỏ. Chúng tôi sẽ nỗ lực đến những giây cuối cùng", Ngọc Quang khẳng định. Trận chung kết trên sân Rajamangala, đừng vội kết luận điều gì khi hồi còi mãn cuộc chưa vang lên. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnBạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam Thái Lan hòa Việt Nam