Cách tối ưu hóa vùng phủ sóng tín hiệu Wi-Fi tại nhà
28 tết, ông Chánh vẫn chưa chịu nghỉ ngơi. Sau cả tuần miệt mài tái chế, tạo hình rồi sơn màu hồng hàng chục chậu cây từ chai nhựa, chủ căn nhà màu hồng ở TP.HCM háo hức mang ra treo lên hàng rào đường Mai Văn Ngọc. Bắt đầu đổ đất, trồng cây, ông Chánh muốn Tết Nguyên đán 2025 này con đường được nhuộm thêm nhiều màu sắc rực rỡ. Đầu xuân năm ngoái, ông Phan Văn Chánh lần đầu tiên được người dân khắp cả nước biết đến qua bài viết Căn nhà nhuộm hồng toàn bộ ở TP.HCM bởi người đàn ông U.70 trẻ trung mặc áo hồng trên Báo Thanh Niên. Người đàn ông chia sẻ, trước đây, ông sống cùng đứa cháu nội duy nhất. Sau khi cháu đi lấy chồng, ông sống một mình nên cũng rất cô đơn. 2 năm trước, ông bắt đầu trang hoàng nhà cửa bằng những món đồ màu hồng vì cho rằng màu này thể hiện niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống như câu nói: "Hãy nhìn đời bằng con mắt màu hồng". "Sau bài viết trên Báo Thanh Niên, tôi được các cơ quan báo, đài đến quay phim, chụp ảnh giới thiệu thêm nên càng có nhiều người biết đến. Tôi vui lắm. Đó là động lực để tôi tiếp tục tái chế chai nhựa, nhuộm hồng con hẻm đường ray trước nhà", ông Chánh nói. Lúc trước, những chậu cây màu hồng được ông trang trí trước cửa nhà rất ấn tượng, khiến ai đi ngang qua cũng phải ngước nhìn. Giờ đây, không chỉ làm đẹp cho nhà mình, ông còn trang điểm cho hàng xóm bằng những chậu cây tái chế sáng tạo, rực rỡ.Một năm qua, ông Chánh nhuộm hồng gần như toàn bộ đoạn hàng rào hơn 400 m trên đường Mai Văn Ngọc bằng những chậu cây tái chế sơn hồng. Từ chỗ chỉ có vài chục chậu, giờ đây hàng rào đã có hơn 500 chậu cây màu hồng do ông làm ra. Năm qua, ông Chánh được giới thiệu tham gia các cuộc thi về chủ đề tái chế, trang trí khu phố, bảo vệ môi trường. Thường đạt các giải cao nên ông lại có thêm chi phí phục vụ đam mê của mình. Càng làm, ông Chánh lại nâng cao thêm tay nghề. Việc tái chế chai nhựa được rút ngắn thời gian, những nét vẽ của ông cũng sắc sảo, có hồn hơn. Ông Chánh tâm sự, từ ngày "nhìn đời bằng con mắt màu hồng", ông ít khi thấy cô đơn dù sống một mình. Niềm vui của ông đổ dồn vào công việc tái chế chai nhựa, làm đẹp cho con đường và khu phố. Được nhiều người ghé đến nhà trò chuyện hỏi thăm nên ông cảm thấy ấm lòng.Tết của ông Chánh rất đơn giản, đó là nhờ người bạn nấu một nồi thịt kho hột vịt để về cúng cha mẹ và người con trai đã khuất. Ông dự định sẽ về thăm gia đình đứa cháu gái ở Đồng Nai 1-2 hôm rồi lại về nhà vì "phải tưới cây". Tết này chạm tuổi 70, ông Chánh cho biết chẳng cầu mong gì ngoài sức khỏe để tiếp tục nhuộm hồng đường phố. Mải mê làm đẹp cho đời, ông Chánh chẳng sắm sửa cho bản thân dịp tết này. "Từ ngày bất ngờ nổi tiếng, bạn bè cũng thường mua tặng tôi những bộ đồ màu hồng khiến tôi cảm thấy rất vui. Với tôi như vậy là quá đủ", ông Chánh nói. Với những đóng góp của mình cho khu phố, cuối năm 2024, ông Chánh là 1 trong 23 cá nhân được UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tuyên dương "Những tấm gương thầm lặng mà cao cả".Tặng phẩm từ nghệ nhân Tịnh Hải
Theo tiến sĩ DeLucia, vào lúc này “vùng kín” tường ẩm ướt và ma sát làm lây lan vi khuẩn xung quanh, tốt nhất nên cho phép thoát nước và thoáng khí.
Hồng Kông 'tê liệt' vì siêu bão số 7
Một nghiên cứu nhỏ cho thấy những phụ nữ uống trà gừng trong vài ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt sẽ giảm được cơn co thắt ở bụng.
Tết Nguyên tiêu (còn gọi là Tiết Thượng Nguyên, tiết hoa đăng…) là một trong những lễ hội cổ truyền, có từ lâu đời. Vào ngày này, đồng bào Việt - Hoa, thường đến chùa để cầu cho một năm bình an, phát lộc.Lễ hội Nguyên tiêu tại khu vực Chợ Lớn (Q.5, TP.HCM) năm 2025 có nhiều hoạt động, diễn ra xuyên suốt dịp rằm tháng giêng, tập trung nhiều nhất ở các hội quán của người Hoa.Phần lễ hội được người dân và du khách mong chờ nhất chính là hoạt động diễu hành đường phố. Đoàn diễu hành bắt đầu từ 16 giờ 30 và kéo dài đến 18 giờ 30 cùng với sự tham gia của 1.000 diễn viên quần chúng thuộc các hội quán người Hoa, các đoàn lân - sư - rồng của ba quận: 5, 6 và 11.Lộ trình diễu hành đi các con đường Hải Thượng Lãn Ông - Châu Văn Liêm - Lão Tử - Lương Nhữ Học - Nguyễn Trãi - Trần Xuân Hòa, Trần Hưng Đạo và kết thúc tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao Q.5. Đây là hoạt động thu hút nhiều người dân và du khách đến xem, trải nghiệm mỗi dịp Nguyên tiêu tại TP.HCM hàng năm.Khoảng 15 giờ, dọc hai bên các con đường hàng ngàn người đã có mặt chờ đoàn diễu hành trong tâm trạng háo hức. Khi đoàn diễu hành xuất phát, nhiều người dân tỏ ra vui mừng, cầm điện thoại quay phim. Chị Nguyễn Thị Kim Thanh (ngụ Q.10, TP.HCM) cho biết, đã có mặt ở đường Lương Nhữ Học từ 14 giờ để chờ đợi. Năm nay chị cùng chồng và con cùng đến để xem biểu diễn kết hợp đi chùa vào ngày rằm tháng giêng."Tôi thấy hoạt động này ý nghĩa, mang đậm đà bản sắc văn hóa khu Chợ Lớn này. Hy vọng năm sau tôi cũng sẽ đến đây để xem diễu hành một lần nữa", chị Thanh chia sẻ. Trương Khiết (25 tuổi), một diễn viên có 10 năm tham gia lễ hội này cho biết, đây là mùa lễ hội cô chờ đợi nhất trong năm. "Bởi mỗi năm tôi được hóa trang, biểu diễn một lần duy nhất, sau đó phải chờ đến năm sau. Năm nay tôi lại hóa trang thành Tàu Quốc Cữu, một nhân vật trong Bát Tiên, thần thoại của Trung Quốc", Trương Khiết nói.Khít nói thêm khi diễu hành cô phải phủ trên mình nhiều lớp áo, đi cà kheo trong suốt nhiều giờ. Do đó, trước khi biểu diễn phải tập đi cà kheo rất lâu, kèm trang điểm đến hơn 2 tiếng. Trong khi đó, các đoàn lân – sư - rồng nhận được sự quan tâm của rất nhiều người dân và du khách. Đại diện đoàn lân - sư rồng Nhơn Nghĩa Đường cho biết, năm nay mang đến lễ hội này cặp rồng kim ngân và cặp lân đỏ - vàng. Mục đích mang nhiều may mắn, phát tài và thịnh vượng cho mọi người trong năm mới. Anh Đào Duy Long, đoàn lân - sư - rồng Long Nhi Đường cho biết năm nay mang đến lễ hội con rồng 7 màu. Với màu hồng chủ đạo từ đầu đến đuôi, các màu sắc khác được trang điểm làm vẩy tô thêm vẻ hiện đại, tươi mới so với các năm trước.
Anh trai tâm thần đi khám bệnh ở TP.HCM rồi mất tăm, em gái cầu cứu
Mới đây, một người dùng mạng xã hội đã đăng tải đoạn clip khiến nhiều người bất ngờ vì vạch kẻ màu vàng xuất hiện trên đường 1 chiều ở TP.HCM, cụ thể là tuyến đường Phú Giáo (P.14, Q.5). Để khẳng định chắc chắn đây là đường một chiều, chủ tài khoản quay thêm bảng cấm đi ngược chiều được cắm ở đầu đường.Vạch kẻ đường "bất nhất" với biển báo hiệu khiến nhiều người tranh luận: "Làm tôi hoang mang quá", "Đi theo biển báo thôi", "Hôm qua em suýt đi vô, tưởng đường 2 chiều. Hên nhớ lại biển cấm quẹo phải mới thấy biển ngược chiều"...Tài khoản Thanh Phan nêu ý kiến, thứ tự hiệu lực là: Người điều khiển giao thông, biển tạm thời, biển cố định, vạch kẻ đường. Do đó, tài khoản này cho rằng người tham gia giao thông nên đi theo biển báo hiệu trên đường. Trong khi đó, nickname Juci thở dài: "Đã đường một chiều còn kẻ vạch vàng ở giữa...".Theo tìm hiểu, đây là tuyến đường do Q.5 quản lý. Tuy nhiên, Trung tâm quản lý đường bộ trong quá trình kiểm tra các tuyến mà đơn vị này phụ trách đã phát hiện và báo với quận. Sáng sớm hôm nay 20.1, tổ thi công đã đến sơn lại các vạch kẻ màu vàng thành vạch kẻ màu trắng.Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, vạch kẻ màu vàng đứt nét là để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau ở những đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa. Khi có vạch kẻ màu vàng trên đường, xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía. Vạch màu trắng đứt nét dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện chuyển làn đường qua vạch.