$703
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bongdaso 66. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bongdaso 66.Bảng xếp hạng FIFA gần nhất tháng 12.2024 ghi nhận đội tuyển Việt Nam tăng 2 bậc từ hạng 116 lên 114 thế giới. Nhưng đây lại là số bậc tăng nhiều nhất, nhờ thành tích thi đấu các trận ở phần đầu vòng bảng AFF Cup 2024. Trong khi, hầu hết các đội tuyển khắp thế giới đều không thi đấu, do lịch FIFA Days năm 2024 đã kết thúc.Tại AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam sau đó thẳng tiến đến ngôi vô địch với tổng cộng có 7 trận thắng và chỉ 1 trận hòa. Đây là thành tích tốt nhất của đội tuyển Việt Nam khi lên ngôi vương giải đấu khu vực so với 2 lần đăng quang trước đó năm 2008 và 2018. Chiến tích này giúp đội quân của HLV Kim Sang-sik tích lũy thêm 10,22 điểm để hiện có 1.175,01 điểm trên bảng xếp hạng FIFA. Nhờ đó, tiếp tục tăng hạng từ vị trí 114 lên vị trí 112 thế giới, theo dự tính từ trang FIFA football ranking trên mạng xã hội X, chuyên tính điểm bảng xếp hạng FIFA.FIFA dự kiến sẽ công bố bảng xếp hạng mới nhất trong năm 2025 vào ngày 15.2. Tuy nhiên, do thời điểm này vẫn chưa diễn ra lịch FIFA Days, nên thứ hạng các đội gần như không có nhiều biến động. Phải vào gần cuối tháng 3 với các trận tại vòng loại World Cup 2026 diễn ra, cùng thời điểm là các trận vòng loại Asian Cup 2027 và giao hữu quốc tế. Do đó, FIFA đã chọn thời điểm công bố bảng xếp hạng mới nhất năm 2025 vào ngày 3.4 tới.Đội tuyển Việt Nam sẽ đứng trước cơ hội rất lớn tạo cú đột phá trên bảng xếp hạng FIFA, và có thể tiếp tục giữ danh vị là đội tuyển tăng nhiều bậc nhất trên thế giới một cách rất thuyết phục.Theo đó, đội quân của HLV Kim Sang-sik có 2 trận trong lịch FIFA Days tháng 3 tới đây. Đó là trận gặp đội Myanmar vào ngày 20.3 (giao hữu quốc tế) và trận mở màn ở bảng F tại vòng loại Asian Cup 2027 gặp đội Lào ngày 25.3. Các trận này diễn ra trên sân Gò Đậu ở Bình Dương, và nằm trong lịch FIFA Days, nên hiệu số cộng điểm cao hơn nhiều bậc so với giải AFF Cup.Việc đội tuyển Việt Nam vượt qua đội Myanmar và đội Lào trong dịp này là trong tầm tay, nếu so với thực lực và tinh thần đang lên của thầy trò HLV Kim Sang-sik hiện nay. Cùng với số điểm và số bậc đã tăng nhờ chiến dịch AFF Cup 2024 thành công được chính thức hóa, khi đó hoàn toàn có thể hy vọng đội tuyển Việt Nam tích lũy thêm số điểm rất lớn để tăng bậc rất đáng kể trên bảng xếp hạng FIFA.Nếu điều này xảy ra, đội tuyển Việt Nam chắc chắn sẽ là đội tuyển có sự thăng tiến lớn nhất trên bảng xếp hạng FIFA, tính từ lần xếp hạng gần nhất tháng 12.2024 đến tháng 4.2025 khi có khả năng tiến sát hoặc vào tốp 100 thế giới trở lại. Thời điểm này chưa ghi nhận có đội tuyển nào tăng nhiều bậc như đội tuyển Việt Nam, các đội khu vực như Thái Lan, Indonesia và Malaysia đều rớt hạng. Trước đó, đội tuyển Việt Nam rơi xuống hạng 119 thế giới vào tháng 10.2024, là vị trí thấp nhất trong nhiều năm trước đó. Nhưng nhờ chiến lược đúng đắn, đội quân của HLV Kim Sang-sik từng bước cải thiện và quay trở lại vị trí cao trên bảng xếp hạng FIFA, cũng như lấy lại vị thế của mình nhờ chức vô địch AFF Cup 2024. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bongdaso 66. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bongdaso 66.Thời gian qua, người dân liên tục phản ánh về việc điểm du lịch trái phép được xây dựng trên đất nông nghiệp tại khu vực thị trấn Đăk Rve (H.Kon Rẫy, Kon Tum). Điều đáng nói, điểm du lịch này nằm ngay cạnh khúc cua trên đèo Măng Đen (thuộc QL24), tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Theo ghi nhận của phóng viên, điểm tham quan này rộng khoảng 2.000 m2, nằm dọc bên triền đồi nhô ra trên đèo Măng Đen. Tại đây du khách có thể nhìn xuống con sông Đăk S'nghé và thung lũng thị trấn Đăk Rve. Ở ngay cổng điểm du lịch, chủ cơ sở đặt một chòi bán vé với giá 50.000 đồng/người khi sử dụng đồ uống và 30.000 đồng/người nếu chỉ vào ngắm cảnh. Mỗi ngày có hàng trăm lượt người đến điểm du lịch này vui chơi. Để phục vụ du khách nghỉ mát và check in, chủ cơ sở đã dựng nhiều chòi gỗ, mái lợp tranh và một số trụ xích đu bằng gỗ.Theo UBND thị trấn Đăk Rve, điểm tham quan này được xây dựng trên đất nông nghiệp. Địa phương này cũng đã 2 lần lập biên bản kiểm tra vào tháng 4.2024 và tháng 6.2024. Qua các buổi kiểm tra, UBND thị trấn Đăk Rve xác định, điểm kinh doanh dịch vụ này có diện tích 1.700 m2 nằm tại lô 16, khoảnh 4, tiểu khu 520 thuộc địa phận thôn 4, thị trấn Đăk Rve. Hiện tại thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Người đứng ra đầu tư, xây dựng điểm du lịch này là ông Nguyễn Minh Đạt. Trên thửa đất này ông Đạt đã san lấp mặt bằng và xây dựng 9 chòi gỗ, lợp tranh. Trong đó, 7 chòi phục vụ cho du khách ăn uống, chụp ảnh; 1 chòi bán hàng.Theo UBND thị trấn Đăk Rve, cả 2 lần kiểm tra cơ quan chức năng đều xác định chủ cơ sở có hành vi vi phạm hủy hoại đất. Tại các biên bản làm việc, đoàn kiểm tra đã yêu cầu ông Nguyễn Minh Đạt dừng mọi hoạt động buôn bán, kinh doanh, tháo dỡ biển hiệu và các chòi xây dựng sai quy định, trả lại hiện trạng ban đầu, nếu không thực hiện thì ông Đạt phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, điểm du lịch nói trên vẫn tồn tại.Ngày 5.3, ông Võ Văn Lương, Chủ tịch UBND H.Kon Rẫy, cho biết trước đây khi đi kiểm tra, cơ quan chức năng của thị trấn Đăk Rve xác định điểm du lịch này có hành vi vi phạm hủy hoại đất là chưa đúng. Qua kiểm tra, huyện xác định các chòi gỗ lợp tranh trong điểm du lịch không xây dựng kiên cố do đó chỉ có hành vi vi phạm sử dụng đất sai mục đích. Theo quy định của pháp luật, khi có nhu cầu đấu nối đường nhánh vào quốc lộ, thì phải được cấp có thẩm quyền cho phép, nhưng theo ông Lương, điểm du lịch này chưa được cơ quan chức năng cấp phép đấu nối giao thông vào QL24, trong khi khu vực này nằm ở khúc cua nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Cũng theo ông Lương, huyện đang yêu cầu chủ đầu tư điểm du lịch nói trên tháo dỡ các công trình vi phạm. Nếu không chấp hành, đến ngày 6.3, UBND huyện sẽ tiến hành đưa máy móc đến cưỡng chế bằng cách múc đất chặn tuyến đường vào điểm du lịch này.Trao đổi với PV Thanh Niên vào chiều cùng ngày, ông Nguyễn Minh Đạt, chủ đầu tư điểm du lịch trên, cho biết đã nhận được văn bản yêu cầu tháo dỡ của UBND H.Kon Rẫy và đang chờ đoàn công tác đến làm việc.Tuy nhiên theo ông Đạt, khu vực đèo Măng Đen có rất nhiều chòi gỗ của người dân vi phạm, không riêng điểm du lịch của ông (?). Nếu yêu cầu tháo dỡ thì phải tháo dỡ toàn bộ những chòi gỗ vi phạm. Do đó, dù UBND thị trấn Đăk Rve đã lập biên bản và yêu cầu tháo dỡ nhưng ông vẫn chưa chấp hành.Ông Đạt cũng chia sẻ: "Bây giờ nhà nước đã có chủ trương chính sách để khuyến khích dân làm ăn, giải quyết việc làm. Nhờ cái quán này mà Măng Đen có thêm du khách, tạo được thêm công ăn việc làm cho bà con".Về thông tin điểm du lịch trên chưa được phép đấu nối với QL24, ông Đạt tỏ ra ngạc nhiên: "Đây là lần đầu tiên tôi nghe đến quy định này và chưa từng được hướng dẫn các thủ tục đó". ️
Sáu năm qua, có đến 5 năm thế giới chứng kiến các sông băng bị sụt giảm khối lượng với tốc độ nhanh kỷ lục, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) thuộc Liên Hiệp Quốc hôm 21.3."Bảo vệ các sông băng không chỉ là sự cần thiết về khía cạnh môi trường, kinh tế và xã hội: đó là vấn đề sống còn", AFP hôm nay 21.3 dẫn lời bà Celeste Saulo, Giám đốc cơ quan khí hậu thuộc WMO.WMO thống kê được bên cạnh các băng tần lục địa của Greenland và Nam Cực, hơn 275.000 sông băng trên toàn thế giới bao phủ diện tích 700.000 km2. Tuy nhiên, các sông băng đang biến mất nhanh chóng vì biến đổi khí hậu."Năm thủy văn 2024 đánh dấu năm thứ ba liên tiếp tất cả 19 vùng sông băng của thế giới trải qua tình trạng hao hụt ròng", WMO bổ sung.Tổng cộng 19 vùng sông băng mất đi 450 tỉ tấn khối, dựa trên dữ liệu của Cơ quan Giám sát Sông băng Thế giới (WGMS).2024 là năm có mức độ nghiêm trọng xếp thứ 4 trong lịch sử, còn năm tệ nhất là năm 2023.Liên Hiệp Quốc cảnh báo tình trạng các sông băng đang bị hao hụt chưa từng có mang đến nguy cơ cho các hệ sinh thái, nông nghiệp và nguồn nước.Cụ thể, các sông băng bị thu hẹp đang đe dọa nguồn thực phẩm và nước của 2 tỉ người trên thế giới. 2/3 diện tích nông nghiệp canh tác trên toàn thế giới nhiều khả năng bị ảnh hưởng do sông băng thoái lui.Bên cạnh các nước đang phát triển, nhóm những nước phát triển cũng không thoát nguy cơ. Ví dụ, tại Mỹ, lưu vực sông Colorado đã bị hạn hán từ năm 2000, và nhiệt độ gia tăng đồng nghĩa lượng mưa cũng tăng theo, dẫn đến nước hao hụt nhanh hơn so với tuyết trên núi và khiến nạn hạn hán thêm nghiêm trọng. ️
Chiều nay 4.3, TS Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), đã ký ban hành công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành đề nghị chấn chỉnh hoạt động quảng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.Tại công văn, Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết đã nhận được phản ánh từ một số cơ quan, đơn vị và cơ quan báo chí liên quan đến quảng cáo về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó, một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quảng cáo trên các trang mạng xã hội, có thực hiện quảng cáo "kỹ thuật lọc máu công nghệ cao loại bỏ mỡ máu giảm nguy cơ đột quỵ...". Lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị Sở Y tế TP.HCM kiểm tra, rà soát nội dung liên quan đến phản ánh về nội dung quảng cáo, trong đó rà soát đối với danh mục kỹ thuật mà Bộ Y tế đã cấp phép cho bệnh viện thực hiện có trong quảng cáo.Trường hợp quảng cáo không đúng với danh mục kỹ thuật được phê duyệt, không đúng theo giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã cấp phép, đề nghị xử lý nghiêm đối với sai phạm và gửi báo cáo về cục trước ngày 11.3.2025.Với sở y tế các tỉnh, thành, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị kiểm tra, rà soát nội dung quảng cáo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý và xử lý nghiêm đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp giấy phép quảng cáo và quảng cáo không đúng với nội dung quảng cáo đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo về lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh. ️