Thanh niên suýt chết vì lái xe máy quay đầu ẩu trên cầu
Chia sẻ với Thanh Niên sáng nay 10.1, chị Phương Minh (29 tuổi) là con dâu của ông Vũ cho biết hiện gia đình vẫn đang nỗ lực tìm kiếm cha bằng nhiều cách khác nhau ở TP.HCM, nhưng vẫn chưa có bất kỳ tin tức nào. Chị Minh kể sáng hôm qua ngày 9.1, cụ ông có lấy xe máy biển kiểm soát 59 - X3 038.64 chở chị gái từ nhà ở đường Trần Mai Ninh (Q.Tân Bình) đến một bệnh viện để khám bệnh cách nhà chừng 1 km."Sau khi đến nơi, ba chạy về nhưng mãi người nhà vẫn không thấy đâu, gia đình cũng mất liên lạc từ đó. Vì trước đó ba hay bị lẫn người già, trong người cũng không mang theo giấy tờ tùy thân gì nên gia đình vô cùng lo lắng, không biết ba đi đâu, làm gì và có gặp nguy hiểm gì không", cô con dâu bày tỏ.Dù cả gia đình đã đi khắp nơi ở khu vực Q.Tân Bình cũng như TP.HCM để tìm, cũng làm tờ rơi và nhờ sự hỗ trợ của mạng xã hội nhưng tới giờ vẫn chưa có tin. Người thân cho biết tinh thần ông Vũ đôi khi không tỉnh táo, tuy nhiên sức khỏe vẫn tốt.Bà Ánh, là chị của ông Vũ vô cùng lo lắng cho em trai. Khi đi, ông mặc áo thun màu trắng, quần bò màu xanh. Từ lúc em mất liên lạc, bà cũng mất ăn mất ngủ mong tin em. Cả gia đình hy vọng ai có tin tức nào về cụ ông xin hãy báo về cho gia đình.Ai có tin tức của ông Vũ vui lòng liên hệ người nhà qua số điện thoại: 0946.774.613 (gặp chị Phương Minh). Gia đình vô cùng biết ơn!Từ vụ phim của Trấn Thành vi phạm luật Quảng cáo, khi kinh doanh cần lưu ý...
Sàn giao dịch cà phê robusta ở London mở cửa phiên đầu tuần với mức giảm vài chục USD mỗi tấn. Tuy nhiên sau đó giá cà phê "xanh" trở lại và đóng cửa kỳ hạn giao tháng 5 tăng 74 USD lên 3.974 USD/tấn. Kỳ hạn tháng 7 tăng 97 USD lên 3.949 USD/tấn và kỳ hạn tháng 9 tăng tới 103 USD lên 3.871 USD/tấn.
Campuchia khánh thành sân bay mới trị giá hàng tỉ USD
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký 3 quyết định về việc thành lập mô hình một cửa tiếp nhận và cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại, mang thai ngoài ý muốn đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (15 Võ Trần Chí, P.Tân Kiên, H.Bình Chánh), Bệnh viện Nhi đồng 1 (341 Sư Vạn Hạnh, P.10, Q.10), Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM (929 Trần Hưng Đạo, P.1, Q.5).Tại các bệnh viện, mô hình sẽ tiếp nhận, khám sàng lọc, điều trị, tư vấn, cung cấp dịch vụ bảo vệ khẩn cấp tại chỗ cho trẻ em nghi ngờ bị bạo lực, xâm hại, mang thai ngoài ý muốn.Đầu ra của mô hình đặt tại Trung tâm Công tác xã hội - Giáo dục dạy nghề thiếu niên TP.HCM (14 Nguyễn Văn Bảo, P.4, Q.Gò Vấp), thực hiện chức năng tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại, mang thai ngoài ý muốn được chuyển từ các bệnh viện và cần tạm lánh khẩn cấp.Chủ tịch UBND TP.HCM giao Sở Y tế làm cơ quan chủ trì, phối hợp thực hiện với các bên liên quan, đồng thời tham mưu trình UBND TP.HCM ban hành quy chế hoạt động của mô hình một cửa.Sở LĐ-TB-XH TP.HCM sẽ là cơ quan điều phối chuyên môn, phối hợp các bệnh viện và đơn vị kết nối các dịch vụ hỗ trợ, can thiệp, phục hồi, phát triển cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại, mang thai ngoài ý muốn và gia đình.Về kinh phí, ngân sách TP.HCM đảm bảo kinh phí hoạt động cho mô hình một cửa.Trước đó, hồi tháng 3.2023, TP.HCM đã triển khai thí điểm mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, xâm hại (mô hình Bồ Công Anh) đặt tại Bệnh viện Hùng Vương (128 Hồng Bàng, P.12, Q.5).Trước khi mô hình này ra đời, trên cả nước đã có một số loại hình ứng phó với bạo lực giới như trung tâm hỗ trợ, cơ sở bảo trợ xã hội, nhà tạm lánh.Tuy nhiên, chưa có một cơ chế hỗ trợ liên ngành khẩn cấp dành cho nạn nhân, do đó, có hơn 90% phụ nữ và trẻ em bị bạo lực chưa bao giờ tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ công hoặc từ cơ quan chức năng. Ngay cả khi nạn nhân tìm đến sự giúp đỡ, thì phần lớn đã chịu bạo lực nghiêm trọng.Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cho biết điểm mạnh của mô hình Bồ Công Anh là khả năng can thiệp nhanh chóng và hỗ trợ toàn diện cho nạn nhân bị bạo lực, xâm hại ngay từ khi họ đến Bệnh viện Hùng Vương.Khi phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu hoặc đã trải qua bạo lực, xâm hại, bác sĩ sẽ tư vấn và chuyển bệnh nhân đến mô hình để nhận trợ giúp. Tại đây, bệnh nhân sẽ được can thiệp khẩn cấp, hỗ trợ tâm lý, pháp lý và kết nối với các dịch vụ cần thiết.Mô hình hoạt động theo quy trình khép kín một đầu mối, đảm bảo bệnh nhân nhận được hỗ trợ đầy đủ từ bệnh viện đến các dịch vụ tạm lánh và an sinh xã hội tại Trung tâm Công tác xã hội - Giáo dục dạy nghề thiếu niên TP.HCM.Sau gần 2 năm vận hành (tính đến ngày 31.12.2024), mô hình này đã hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho 188 trường hợp phụ nữ, nữ chưa thành niên và trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục.Trong số đó, có đến 160 trường hợp là trẻ em dưới 16 tuổi mang thai và sinh con, chiếm 85,11% số ca "trẻ em sinh trẻ em". Ngoài ra, tại Bệnh viện Hùng Vương (ngoài mô hình) cũng ghi nhận 687 trường hợp trẻ em mang thai và 184 trẻ vị thành niên phá thai.Đây là những con số đáng báo động, đòi hỏi các biện pháp ngăn chặn và trợ giúp kịp thời cho trẻ em.Xét về độ tuổi nạn nhân, có 132 trường hợp dưới 16 tuổi và 52 trường hợp trên 16 tuổi, trong đó tỷ lệ cao tập trung vào nhóm 14 - 17 tuổi.Đa số nạn nhân sống trong hoàn cảnh đặc biệt như có gia đình ly hôn, nghỉ học sớm, khuyết tật, lang thang, mồ côi hoặc sống trong môi trường bị bạo hành.Thách thức lớn nhất trong quá trình hỗ trợ nạn nhân là sự im lặng và thỏa hiệp của gia đình. Phần lớn gia đình không khai báo, từ chối hỗ trợ hoặc không hợp tác, thậm chí có những trường hợp thỏa hiệp với thủ phạm.Trong tổng số vụ việc, chỉ có 15 trường hợp đồng ý báo công an xử lý và chỉ có một trường hợp đi giám định thương tật.
Chiều 4.1, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức tọa đàm Nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt", với sự tham dự của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối với 30 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, thu hút gần 3.000 học sinh, sinh viên tham gia. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có anh Nguyễn Tiến Hưng, Phó chủ tịch T.Ư Sinh viên Việt Nam, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" là danh hiệu cao quý của phong trào "Sinh viên 5 tốt" với 5 tiêu chí: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Trải qua 2 nhiệm kỳ hình thành và phát triển, phong trào "Sinh viên 5 tốt" đã thu hút đông đảo sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu, khẳng định được vai trò đồng hành, hỗ trợ của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, mức độ nhận diện và sự ghi nhận, đánh giá về phong trào vẫn còn những vấn đề chưa tương xứng, thực trạng triển khai phong trào vẫn còn nhiều hạn chế. "Nhiều sinh viên vẫn đặt câu hỏi tham gia phong trào "Sinh viên 5 tốt" thì được gì. Vẫn có bộ phận sinh viên chưa biết đến phong trào, hoặc biết nhưng chưa hiểu rõ giá trị thiết thân của phong trào, mà nghĩ rằng chỉ là thành tích, khen thưởng. Vì vậy, cần có giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn", anh Triết lưu ý.Theo anh Triết, một số đơn vị thấy phong trào quan trọng, nhưng lại lúng túng trong giải pháp triển khai và tổ chức các hoạt động tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu đạt danh hiệu. Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường học ngày càng rút ngắn, nên sinh viên chỉ tập trung cho việc học, ít thời gian quan tâm đến phong trào. Do có ít thông tin nên sinh viên chưa thấy được giá trị phong trào mang lại. Bên cạnh đó, nhiều trường học chưa đưa phong trào gắn liền với mục tiêu, triết lý giáo dục của nhà trường. "Làm sao để thầy cô ủng hộ phong trào thấy phong trào như là thương hiệu của nhà trường và là mục tiêu phấn đấu của thầy trò để có một thế hệ sinh viên 5 tốt, thì phong trào mới phát triển được", anh Triết trăn trở.Đồng thời, anh Triết cho rằng trong quá trình công nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cần có các giải pháp ghi nhận nỗ lực của sinh viên, để làm sao khi chưa đủ 5 tốt, chỉ đạt 3 tốt, 4 tốt cũng được ghi nhận để các bạn phấn đấu vươn lên.Phát biểu đề dẫn tọa đàm, anh Nguyễn Tiến Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt". Anh Hưng cho biết, để phong trào thực sự đi vào thực tiễn và được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, thông suốt từ T.Ư đến cơ sở, đặc biệt là đảm bảo triển khai đến cấp chi hội, các đại biểu tham gia tọa đàm tập trung vào 3 nội dụng.Trong đó, cần nêu ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt" và giá trị của danh hiệu đối với học sinh, sinh viên trong quá trình rèn luyện, học tập và phấn đấu để đạt được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" các cấp. Cùng đó, cần đưa ra giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai phong trào "Sinh viên 5 tốt" các cấp trong các nhà trường; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt"."Cần tập trung đánh giá, phân tích những khó khăn của sinh viên trong việc tham gia phong trào; đề xuất những nội dung và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng phong trào trong thực tiễn; những đề xuất, kiến nghị về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phong trào với các cấp bộ Hội, tổ chức Đoàn, các bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đồng hành, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi đạt danh hiệu", anh Hưng chia sẻ.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 - 9.1.2024), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động gồm: tọa đàm "Nâng cao chất lượng phong trào sinh viên 5 tốt"; Ngày hội học sinh, sinh viên toàn quốc "Connet Fest 2025"; tuyên dương danh hiệu "Học sinh 3 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", "Sinh viên 5 tốt", "Tập thể sinh viên 5 tốt" cấp T.Ư và trao giải thưởng "Sao tháng Giêng"; chương trình nói chuyện truyền thống "Ngòi pháo Chín tháng Giêng". Chương trình nhận được sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Kịch mini mở màn dự án ủng hộ thực hành sân khấu tại TP.HCM
Theo Hankook Ilbo hôm 31.1, ShamAIn là sản phẩm cung cấp dịch vụ bói toán, đoán mệnh bằng AI của đội ngũ nghiên cứu dẫn đầu là giáo sư Nam Taek-jin công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST).Bề ngoài, ShamAIn được bố trí trong một cái am nhỏ, đủ sức chứa một người, bên trong có bàn thờ bài trí đầy đủ mọi thứ thường thấy ở nơi một pháp sư (shaman) hành nghề.Khi một người muốn xem bói nhập thông tin vào máy tính bảng đặt trên bàn thờ và ngồi xuống đệm, giọng nói nhẹ nhàng thuộc về một phụ nữ trung niên vang lên: "Tôi là một sự tồn tại vượt quá tầm hiểu biết của loài người. Những gì tôi biết vượt xa kiến thức của bạn và tôi nhìn thấy tương lai. Hãy hỏi nếu có bất kỳ thắc mắc gì".Đội ngũ KAIST cho biết đền thờ AI cung cấp dịch vụ bói toán, đoán mệnh dựa trên các khái niệm truyền thống của Shaman giáo.Người xem bói nhập họ tên, ngày sinh và nghề nghiệp và ShamAIn sẽ đưa ra trả lời cụ thể.Theo đội ngũ nghiên cứu, nhiều người ban đầu tiếp cận ShamAIn vì tò mò, nhưng sau đó phát hiện có thể chia sẻ những nỗi lo lắng riêng tư trong quá trình coi bói.Giáo sư Nam cho hay nhóm của ông tập trung vào mục tiêu đào tạo pháp sư AI siêu thông minh có thể tương tác với con người. "Chúng tôi phát hiện AI có tiềm năng hoạt động không chỉ như một công cụ mà còn là một thực thể có thể tạo ra ảnh hưởng cho khả năng phán đoán và cảm xúc của con người", vị giáo sư cho biết.ShamAIn không phải là pháp sư AI đầu tiên ra mắt ở Hàn Quốc. Nước này xuất hiện không ít các dịch vụ bói toán dựa trên AI và thu hút sự quan tâm đông đảo của giới trẻ xứ sở nhân sâm. Bên cạnh sử dụng thông tin cá nhân, một số dịch vụ còn dựa trên dữ liệu về nhóm máu, nhân tướng học, đặc điểm tính cách của người muốn xem bói để đoán mệnh.