Công an TP.HCM: Cảnh báo tin giả 'nhân viên y tế chuốc thuốc mê cả nhà'
Thị trường ô tô trong năm 2024 đã chứng kiến nhiều tín hiệu lạc quan, sôi động trở lại sau một năm 2023 có phần trầm lắng. Đặc biệt, chính sách hỗ trợ giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe lắp ráp trong nước đã giúp nhiều mẫu xe đạt mức doanh số ấn tượng, trong đó có Toyota Vios. Kết thúc năm 2024, Toyota Vios tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường và trong phân khúc khi đã "về đích" với vị trí số 1 phân khúc sedan cỡ B (theo số liệu VAMA). Với tổng doanh số cả năm đạt 14.210 xe, Toyota Vios đóng góp đáng kể vào tổng doanh số 66.756 xe của Toyota Việt Nam.Đặc biệt, giai đoạn nửa cuối năm 2024 đã chứng kiến một bước nhảy vọt ấn tượng của Vios khi doanh số đạt 8.250 xe, chiếm hơn 58% tổng số xe bán ra trong cả năm. Trong tháng 12, Toyota Việt Nam ghi nhận đã giao đến tay khách hàng 1.504 xe Vios, kết quả này tuy có phần thấp hơn Hyundai Accent đôi chút nhưng vẫn đủ để giúp Vios trở thành mẫu sedan hạng B bán chạy nhất năm 2024.Sự thành công của Vios đến từ nhiều yếu tố, một trong số đó phải nhắc đến đầu tiên là tính thực dụng - điều không chỉ Vios mà cả thương hiệu Toyota luôn hướng đến trong suốt hành trình xây dựng. Toyota Vios đáp ứng hoàn hảo nhu cầu của khách hàng Việt Nam, từ ngoại hình ngày càng trẻ hóa đến việc cập nhật liên tục các tính năng an toàn qua từng thế hệ.Ở phiên bản mới nhất, Toyota Vios được bổ sung thêm 2 tính năng trong gói Toyota Safety Sense là cảnh báo lệch làn đường và cảnh báo tiền va chạm. Việc trang bị 2 tính năng này giúp khách hàng vận hành xe một cách nhàn rỗi và an toàn hơn đáng kể.Chi phí vận hành cũng là điều không thể bỏ qua, mẫu sedan hạng B nhà Toyota có mức tiêu thụ nhiên liệu chưa đến 4,8 l/100 km khi di chuyển đường trường. Điều này giúp khách hàng giảm đáng kể chi phí nhiên liệu, nhất là trong bối cảnh giá xăng dầu biến động. Không chỉ vậy, chi phí bảo dưỡng của Vios cũng rất hợp lý, nhờ mạng lưới dịch vụ rộng khắp và phụ tùng thay thế dễ dàng tìm kiếm. "Vios không chỉ tiết kiệm nhiên liệu mà chi phí bảo dưỡng cũng rất hợp lý. Đối với gia đình tôi, đây là một lựa chọn kinh tế và phù hợp với thu nhập trung bình", chị Ngọc Ánh, chủ chiếc Toyota Vios đời 2023 tại TP.HCM, chia sẻ.Bước sang năm 2025, Toyota Việt Nam triển khai ưu đãi cho khách hàng khi mua Vios và các dòng xe khác với lãi suất hấp dẫn chỉ từ 6,99%/năm. Chính sách này giúp giảm đáng kể gánh nặng tài chính ban đầu, làm cho Vios trở thành một khoản đầu tư lý tưởng cho nhiều gia đình và doanh nghiệp.Anh Thành Nhân, tài xế kinh doanh vận tải tại Đồng Nai, cho biết: "Tôi lựa chọn Vios để chạy dịch vụ nhờ giá bán hợp lý cũng như khuyến mại lãi suất vay. Chiếc xe mang lại thu nhập ổn định nhờ tính bền bỉ và tiết kiệm xăng đáng kể".Có thể thấy được sự thành công của Toyota Vios đến từ việc kết hợp hài hòa những yếu tố khách hàng Việt cần trên một chiếc xe phổ thông: thực dụng, bền bỉ và tiết kiệm. Với những gì đã đạt được trong năm 2024, Vios xứng đáng được gọi là "gà đẻ trứng vàng" nhà Toyota tại Việt Nam.Tham quan các địa điểm tổ chức Olympic Paris 2024 qua ảnh
Chiều 3.3, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị công bố Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính sau khi hoàn thành việc hợp nhất.Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, từ ngày 1.3, Bộ Tài chính có cơ cấu tổ chức gồm 35 đầu mối đơn vị, trong đó có 7 đơn vị chuyển từ mô hình tổng cục thành đơn vị cấp cục. Số đầu mối đã giảm khoảng 3.600, tương ứng 37,7%.Trong đó, giảm 3 đầu mối cấp bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 6 đầu mối cấp tổng cục; 116 đầu mối cấp vụ, cục và tương đương thuộc bộ; 336 đầu mối cấp vụ, cục và tương đương thuộc tổng cục; khoảng trên 3.100 đầu mối cấp phòng, chi cục và tương đương thuộc vụ, cục và tương đương thuộc bộ trở xuống.Trong năm 2025, số lượng cấp trưởng theo đầu mối đơn vị giảm 9.640 người. Năm 2026, Bộ Tài chính dự kiến tiếp tục giảm khoảng 10.000 công chức, viên chức, người lao động."Việc hợp nhất bộ máy như trên là bước đi quan trọng trong việc cải cách hành chính hướng tới một bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả. Đây không chỉ đơn giản là sự thay đổi về cơ cấu tổ chức mà còn là cơ hội để tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành", ông Thắng nhấn mạnh.Nhìn nhận nhiệm vụ thời gian tới của ngành tài chính rất nặng nề, Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị khẩn trương đưa bộ máy đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, triển khai công việc liên tục, không để gián đoạn. Đảm bảo đáp ứng nguyên tắc một đơn vị thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm chính; tiếp tục rà soát chức năng nhiệm vụ từng đơn vị để tiếp tục điều chỉnh phù hợp.Yêu cầu ông Thắng đưa ra cho thủ trưởng các đơn vị là phải chỉ đạo đơn vị mình phụ trách hoàn thành nhiệm vụ một cách đột phá.Trong đó, phấn đấu vượt thu ngân sách càng cao càng tốt, làm tốt việc chống thất thu, chống gian lận thuế, đảm bảo cơ cấu thu hợp lý; đảm bảo nhiệm vụ chi đúng, hiệu quả, tiết kiệm, phấn đấu chi thường xuyên năm nay dưới 60% tổng chi; phải làm tốt công tác chi đầu tư công, cả công tác phân bổ triệt để và trong triển khai thực hiện; đảm bảo nhiệm vụ chi cho phát triển khoa học - công nghệ.Trên cơ sở tận dụng dư địa về nợ công, tham mưu Chính phủ sử dụng đòn bẩy một cách hiệu quả để phát triển kinh tế, bao gồm phát hành trái phiếu Chính phủ, tìm kiếm nguồn vốn vay nước ngoài với lãi suất hợp lý và ít ràng buộc.Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, nâng hạng được thị trường chứng khoán trong năm 2025; tham mưu Chính phủ xây dựng sàn giao dịch tài sản mã hóa, xây dựng 2 trung tâm tài chính tại TP.HCM và Đà Nẵng…Người đứng đầu ngành tài chính cũng yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, giảm thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin của ngành hiện đại, nhất là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc, thống kê…Theo Nghị định số 29/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính sau khi hợp nhất giữa Bộ Tài chính và Bộ KH-ĐT, tiếp nhận nhiệm vụ từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, bộ máy của Bộ Tài chính gồm 35 đầu mối.Trong đó, 30 tổ chức hành chính giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 4 đơn vị sự nghiệp công lập. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là đơn vị đặc thù thuộc Bộ Tài chính.
Gặp lỗi vô ý tai nạn lao động, có được hưởng chế độ bảo hiểm?
- Ngày 10.4: giao lưu với NSND Trà Giang, NSƯT Thùy Liên, đạo diễn Xuân Phượng; chiếu phim Mùa ổi và PAWN - Cục nợ hóa cục cưng.
Ngày 15.3, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, UBND tỉnh này vừa có văn bản cho phép Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina nuôi lợn thử nghiệm trở lại tại trang trại ở xã Tân Phúc (H.Lang Chánh, Thanh Hóa), với số lượng heo được nuôi là 50% (30.000 con) so với công suất thiết kế, trong thời gian khoảng 3 tháng.Sau thời gian phải tạm dừng chăn nuôi (từ ngày 30.7.2024) do gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, kéo dài, đến nay Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina đã bổ sung, hoàn chỉnh một số biện pháp trong xử lý mùi hôi từ quá trình chăn nuôi.Dù cho nuôi lợn trở lại, nhưng Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina sẽ phải chịu sự giám sát nghiêm ngặt của cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa, và có thể sẽ bị dừng nuôi vĩnh viễn nếu tiếp tục để xảy ra ô nhiễm.UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu quá trình nuôi lợn, Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa để lấy mẫu phân tích, đánh giá chất lượng không khí, hiệu quả xử lý của công trình xử lý khí thải, mùi hôi. Trường hợp có dấu hiệu bất thường về khí thải, mùi hôi chuồng trại gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh thì phải kịp thời khắc phục và chịu trách nhiệm trước quy định của pháp luật.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, từ tháng 8.2023, trang trại nuôi lợn của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina dù mới nuôi thử nghiệm 30.000 con lợn (công suất 60.000 con lợn), nhưng đã gây mùi hôi thối khiến người dân xã Tân Phúc và vùng lân cận không thể chịu nổi. Nhiều lần người dân tập trung đến trước cổng trang trại để phản đối và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý dứt điểm.Tình trạng ô nhiễm kéo dài, dai dẳng cho đến ngày 30.7.2024, khiến UBND tỉnh Thanh Hóa buộc phải yêu cầu tạm dừng chăn nuôi, buộc doanh nghiệp khắc phục sự cố môi trường, bổ sung, điều chỉnh hệ thống xử lý chất thải.Sau nhiều tháng khắc phục, mới đây, đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa và chính quyền địa phương đã kiểm tra lần cuối trước khi báo cáo, đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa cho doanh nghiệp này nuôi heo trở lại.Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, trong lần trả lời ý kiến cử tri (tháng 7.2024) liên quan đến tình trạng các trang trại chăn nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường đã chỉ rõ việc để xảy ra ô nhiễm ở trang trại chăn nuôi của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina trách nhiệm trước hết là của nhà đầu tư, tiếp đó là các cơ quan tham mưu của tỉnh. Khi đó, ông Tuấn cũng bày tỏ quan điểm trường hợp sau khi cho cơ hội khắc phục sự cố môi trường, nếu doanh nghiệp tiếp tục gây ô nhiễm sẽ chấm dứt chăn nuôi vĩnh viễn.Dự án trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao kết hợp trồng rừng sản xuất của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina được UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định cho thuê đất từ tháng 7.2022, với tổng diện tích hơn 37 ha. Trong đó, gần 18 ha diện tích đất để xây dựng các hạng mục công trình nuôi lợn với quy mô nuôi 60.000 con lợn thịt mỗi năm; và hơn 19 ha còn lại để trồng rừng sản xuất.
Trao 192 tỉ đồng tiền trúng số Vietlott cho khách hàng tại TP.HCM
Tại buổi lễ, thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (Bộ Quốc phòng), cho biết trong 8 sĩ quan nhận các quyết định của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, có 6 sĩ quan sẽ triển khai tới phái bộ MINUSCA (Cộng hòa Trung Phi) để đảm nhiệm các vị trí: sĩ quan tham mưu huấn luyện, sĩ quan tham mưu trang bị, sĩ quan tác chiến, sĩ quan xử lý và phân tích thông tin tình báo, sĩ quan thông tin - truyền thông, sĩ quan tham mưu tình báo.Hai sĩ quan triển khai tới phái bộ UNMISS (Nam Sudan) đảm nhiệm vị trí sĩ quan tham mưu và vị trí quan sát viên quân sự.Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng khẳng định, các sĩ quan được triển khai lần này là những quân nhân ưu tú; đã tham gia huấn luyện bài bản, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của Liên Hiệp Quốc cũng như của Bộ Quốc phòng để thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. Công tác chuẩn bị cho các sĩ quan lên đường đến nay cơ bản đã hoàn tất.Giao nhiệm vụ cho 8 sĩ quan, thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ Công tác liên ngành, Trưởng ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, bày tỏ tin tưởng dù ở cương vị nào các sĩ quan cũng sẽ hoàn thành nhiệm vụ, xứng đáng là những sứ giả hòa bình của Việt Nam; góp phần lan tỏa phẩm chất tốt đẹp của người lính bộ đội Cụ Hồ, cũng như hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.Ông Chiến yêu cầu các sĩ quan phải bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ngoài địa bàn vì tình hình an ninh hết sức phức tạp, khó lường; tự tin thể hiện bản lĩnh, năng lực chuyên môn trước đồng nghiệp quốc tế.Ông Chiến lưu ý, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xa Tổ quốc, các sĩ quan cần nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, khắc phục mọi khó khăn, chủ động, sáng tạo; giữ gìn đoàn kết nội bộ; hỗ trợ nhau cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ.Đến nay, Việt Nam đã cử gần 1.100 lượt cán bộ, nhân viên tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại 3 phái bộ và Trụ sở Liên Hiệp Quốc. Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam đang tích cực chuẩn bị thành lập Đội Công binh số 4 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 7 để triển khai trong năm 2025.