Trường nào có ngành thu học phí chỉ hơn chục triệu đồng/năm?
Những nhân vật tuổi Tỵ nổi tiếng nói trên hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, y tế hoặc nghệ thuật. Sau đây là một số nét nổi bật về những nhận vật nổi tiếng này.Ông Tập Cận Bình, sinh ngày 15.6.1953, năm Quý Tỵ. Ông được bầu làm Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp vào ngày 23.10.2022, và tái đắc cử Chủ tịch nước Trung Quốc nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp vào ngày 10.3.2023. Khi ông Tập tái đắc cử Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ thứ 3, Tân Hoa xã đưa tin dưới sự lãnh đạo của ông, nền kinh tế Trung Quốc đang tiến bước trên một mô hình hiện đại hóa chưa từng thấy trước đây. GDP của Trung Quốc đã tăng lên 121.000 tỉ nhân dân tệ (khoảng 17.370 tỉ USD) từ mức 53.9000 tỉ nhân dân tệ vào năm 2012.Vị nguyên thủ quốc gia tuổi Tỵ thứ hai là ông Volodymyr Zelensky, sinh ngày 25.1.1978, nhằm ngày âm lịch là 17.12.1977, năm Đinh Tỵ. Ông trở thành tổng thống của Ukraine kể từ ngày 20.5.2019 cho đến nay. Trước khi nhậm chức, ông đã nổi tiếng với tư cách là một người dẫn chương trình, diễn viên, diễn viên hài và đạo diễn.Ngoài ra, Tống thống Zelensky được tạp chí Time (Mỹ) vinh danh là Nhân vật của năm 2022. Ông Emmanuel Macron, sinh ngày 21.12.1977, năm Đinh Tỵ. Ông Macron trở thành vị tổng thống trẻ tuổi nhất nước Pháp vào ngày 14.5.2017, khi chưa tròn 40 tuổi sau nỗ lực tranh cử mà nhiều người từng cho rằng khó có thể thành công. Khi đó, ông Macron còn trở thành nhà lãnh đạo trẻ nhất trong số những nước quyền lực nhất thế giới, theo Reuters. Ông đã đắc cử nhiệm kỳ hai vào năm 2022.Ông Macron kết hôn với bà Brigitte Trogneux, người lớn hơn ông 24 tuổi và là cô giáo cũ của ông tại một trường trung học. Bố mẹ ông phản đối quyết liệt mối tình này, nhưng trước sự kiên định của ông Macron, cuối cùng họ phải chấp nhận cho hai người kết hôn vào năm 2007.Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus sinh ngày 3.3.1965, năm Ất Tỵ. Vào năm 2017, ông Tedros, người Ethiopia, đã làm nên lịch sử khi trở thành người châu Phi đầu tiên đắc cử chức Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với nhiệm kỳ 5 năm. Ông Tedros đã tự mô tả là “người con của chiến tranh”, theo AFP. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Tedros chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng y tế lớn. Năm 2018, dịch Ebola bùng phát tại Cộng hòa Dân chủ Congo và mất đến 2 năm mới được kiểm soát. Năm 2020, Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu và tàn phá thế giới.Vào tháng 5.2022, ông được các nước thành viên của WHO bầu chọn cho nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai, khi không có ứng viên nào tranh cử với ông Tedros cho vị trí tổng giám đốc WHO, trong bối cảnh có nhiều khó khăn trong việc đối phó đại dịch Covid-19.Taylor Alison Swift sinh ngày 13.12.1989, năm Kỷ Tỵ. Cô trở thành tỉ phú vào tháng 10.2023, là nghệ sĩ âm nhạc đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng tỉ phú của tạp chí Forbes, chủ yếu dựa trên các bài hát và màn trình diễn của cô. Tính đến ngày 20.1.2025, tài sản của ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ này là 1,6 tỉ USD, theo Forbes.Taylor Swift cũng được tạp chí Time vinh danh là Nhân vật của năm 2023, trở thành người phụ nữ đầu tiên xuất hiện hai lần trên trang bìa Nhân vật của năm kể từ khi Time bắt đầu truyền thống bình chọn nhân vật của năm từ năm 1927. Swift lần đầu được vinh danh là Nhân vật của năm vào năm 2017, khi cô được công nhận là một trong những người phá vỡ sự im lặng mà đã truyền cảm hứng cho phụ nữ lên tiếng về hành vi sai trái về tình dục.Những cố lãnh đạo sinh năm Tỵ của một số nước có cố Chủ tịch nước Trung Quốc Mao Trạch Đông (sinh ngày 26.12.1893, năm Quý Tỵ) và cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy (29.5.1917, năm Đinh Tỵ). Ngoài ra, những cựu lãnh đạo một số nước sinh năm Tỵ gồm có cựu Thủ tướng Anh Tony Blair (sinh ngày 6.5.1953, năm Quý Tỵ) và cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev (sinh ngày 14.9.1965, năm Ất Tỵ).Phẫn nộ tài xế lái xe tải vượt ẩu, gây tai nạn trên cầu… rồi bỏ chạy
Theo đại diện chủ đầu tư - Công ty TNHH vận tải hành khách Thành Thành Phát, hiện doanh nghiệp đã sẵn sàng khai thác, vận hành tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo. Tàu cao tốc đã được đưa về TP.HCM, chủ đầu tư đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để khai thác chuyến tàu cao tốc đầu tiên vào sáng 29.3 theo kế hoạch đã được Sở GTCC TP.HCM phê duyệt.Phương tiện được sử dụng là tàu cao tốc Phú Quý Express, trọng tải 374 ghế, trong đó có 280 giường nằm, 94 ghế ngồi. Tàu chạy tối đa 1 chuyến/ngày, xuất phát tại cảng Sài Gòn (Q.4) vào lúc 7 giờ; xuất phát tại cảng cá Bến Đầm hoặc bến cảng tàu khách Côn Đảo vào lúc 11 giờ 30. Dự kiến tàu sẽ chạy khoảng 5 giờ 45 phút cho hành trình từ TP.HCM - Côn Đảo.Giá vé đi tàu được doanh nghiệp đưa ra theo từng loại chỗ và nhóm khách. Trong đó, khách mua vé ghế ngồi ngày thường (thứ hai đến thứ năm) thấp nhất 720.000 - 990.000 đồng; vé giường nằm áp dụng 800.000 - 1,250 triệu đồng. Vào ngày cuối tuần (thứ sáu đến chủ nhật), giá vé được điều chỉnh cao hơn, với giá vé thấp nhất cho ghế ngồi là 790.000 đồng và cao nhất là 1,090 triệu đồng. Vé giường nằm ngày cuối tuần có giá thấp nhất là 880.000 đồng, cao nhất là 1,370 triệu đồng.Giá vé hiện nay do doanh nghiệp đề xuất đã bao gồm vé cổng đi vào cảng, đưa đón xe điện từ cổng vào khu vực tàu cao tốc. Ngoài ra, hành khách có thể đi xe máy, ô tô tới cảng ở quận 4 để đi tàu cao tốc.Cùng theo chủ đầu tư, nhân dịp khai trương, công ty áp dụng chương trình giảm 50.000 đồng/vé cho tất cả hành khách, áp dụng cho vé một chiều và khứ hồi. Thời gian áp dụng từ 19.3 - 10.4.Như vậy, tính đến nay TP.HCM đã tổ chức 2 tuyến tàu cao tốc kết nối với Côn Đảo. Tuyến đầu tiên do Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc đầu tư khai thác, lộ trình xuất phát từ cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Hiện tuyến đang tạm ngưng hoạt động do khách phản ánh bến xa trung tâm thành phố, khó khăn trung chuyển, hãng tàu điều chỉnh lịch kinh doanh mùa thấp điểm.Sở GTCC kỳ vọng khi đưa vào khai thác, các tuyến tàu cao tốc sẽ góp phần tăng cường khả năng kết nối vùng TP.HCM với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ. Đồng thời, giúp cho hành khách có thêm sự lựa chọn khi đi từ TP.HCM đến Côn Đảo - một điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển đẹp, khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, với những di tích lịch sử linh thiêng, gắn liền với lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
‘See now buy now’ có trở thành xu hướng của thời trang local brand Việt?
“Hành trình 7 năm, tôi và em không phải yêu từ ánh nhìn đầu tiên, không có chuyện tình hoàn hảo, không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Chúng tôi có thể cãi nhau, thậm chí phát cáu vì nhau. Dẫu vậy, đến cuối ngày, tôi và em vẫn bên nhau. Qua bao thăng trầm, việc đó vẫn lặp đi lặp lại. Tôi cảm thấy biết ơn vì tình cảm hai đứa ngày một tốt hơn. Chúng tôi không quên ngày kỷ niệm này”, Đặng Thái Hưng chia sẻ.
Hiệp hội APacCHRIE trực thuộc International CHRIE (ICHRIE) là một tổ chức học thuật phi lợi nhuận với sứ mệnh nâng cao chất lượng giáo dục, nghiên cứu và thực tiễn kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, du lịch và dịch vụ ăn uống (F&B). Thông qua các hội nghị, tạp chí học thuật và cơ hội trao đổi cũng như thực tập, ICHRIE triển khai hàng loạt hoạt động đặc thù tại 7 nhánh khu vực trên thế giới, bao gồm: APacCHRIE (Châu Á - Thái Bình Dương), EuroCHRIE (Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi), và các nhánh tại Mỹ, Trung Đông, Bắc Phi.Thành viên của ICHRIE đến từ nhiều trường đại học danh tiếng đào tạo về Du lịch như:Chính thức được APacCHRIE phê duyệt trở thành thành viên của Hiệp hội và là đại diện của Việt Nam trong tổ chức, TS. Nguyễn Công Minh đã tham dự cuộc họp Hội đồng APacCHRIE thường niên tại Bangkok (Thái Lan) vào tháng 1.2025. Tiếp đó, TS. Nguyễn Công Minh sẽ tham gia Hội nghị APacCHRIE 2025 dự kiến diễn ra vào tháng 5.2025 tại Chiang Mai (Thái Lan) với nhiều hoạt động hướng đến việc thúc đẩy kết nối và phát triển bền vững trong lĩnh vực Giáo dục Du lịch - Khách sạn. Đây sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hoài bão của TS. Nguyễn Công Minh về việc đưa Giáo dục Du lịch của Việt Nam lên bản đồ Giáo dục Du lịch của thế giới.TS. Nguyễn Công Minh tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Du lịch - Khách sạn tại Trường Quản lý Khách sạn & Du lịch (SHTM), ĐH Bách Khoa Hồng Kông (Hong Kong PolyU) - một trong những trường đại học đào tạo Du lịch nằm ở Top đầu của thế giới và khu vực Châu Á, cụ thể:Công tác tại ĐH Duy Tân từ năm 2009, TS. Nguyễn Công Minh từng đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý tại Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Đào tạo Quốc tế, Khoa Du lịch và hiện tại là Trưởng Ban Sau Đại học. TS. Nguyễn Công Minh đã tham gia giảng dạy cho nhiều thế hệ sinh viên ngành Du lịch, đồng thời đã thực hiện nghiên cứu khoa học và có nhiều công bố quốc tế ISI trên các tạp chí Journal of Outdoor Recreation and Tourism, Journal of Tourism Insights, Anatolia - International Journal of Tourism and Hospitality Research,… Tại Hội nghị ISTTE 2024 - hội nghị thường niên lần thứ 43 do Hiệp hội các Nhà giáo dục Du lịch & Lữ hành Quốc tế - International Society of Travel & Tourism Educators (ISTTE) tổ chức, TS. Minh đã được trao giải Best Case Study cho đề tài "Strategic Influencer Marketing to Affluent Millennials" hay "Tiếp thị chiến lược qua người có tầm ảnh hưởng đến những người giàu thuộc thế hệ Millennials".Nỗ lực hoạt động trong lĩnh vực Du lịch, TS. Nguyễn Công Minh đã có những đóng góp quan trọng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch và tham gia nhiều đề án quan trọng như:Bên cạnh công tác đào tạo và nghiên cứu, TS. Minh còn phối hợp tổ chức nhiều sự kiện nổi bật trong ngành Du lịch, có thể kể đến là:TS. Nguyễn Công Minh cũng vinh dự được bầu làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực TP.Đà Nẵng (DCCA).Nỗ lực của nhiều thầy cô ở ĐH Duy Tân như của TS. Nguyễn Công Minh đã mang lại những hiệu quả nhất định, giúp ĐH Duy Tân trở thành một trong những cơ sở đào tạo uy tín về Du lịch ở trong nước và quốc tế, với 2 chương trình đào tạo đạt kiểm định TedQual của Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc (UNWTO - United Nations World Tourism Organization):Mới đây nhất, lĩnh vực Quản trị Du lịch & Giải trí của ĐH Duy Tân đã được xếp trong Top 51-100 Thế giới theo QS World Rankings by Subjects 2025. Chỉ có 3 ngành học của Việt Nam vinh dự được xếp hạng trong Top 100 Thế giới.Sự hiện diện của ĐH Duy Tân trong Hiệp hội APacCHRIE mang đến nhiều cơ hội kết nối quốc tế bên cạnh việc tăng cường vị thế học thuật về ngành Du lịch của nhà trường:tạo điều kiện cho thầy và trò ĐH Duy Tân tiếp tục nỗ lực đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng, góp sức nâng cao vị thế của Du lịch và Đào tạo Du lịch của Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Ngọt ngào mùa thanh mai rừng ở huyện đảo Vân Đồn
Chiều 17.1, phiên tòa xét xử vụ án Sài Gòn Đại Ninh tiếp tục làm việc. Trước đó, đại diện viện kiểm sát đã đề nghị mức án đối với 10 bị cáo.Trong số các bị cáo, ông Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, bị đề nghị 7 - 8 năm tù về tội nhận hối lộ.Ông Hiệp bị cáo buộc nhận của "đại gia" Nguyễn Cao Trí 4,2 tỉ đồng, qua đó ưu ái cho Công ty Sài Gòn Đại Ninh thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật. Ông Hiệp cũng là một trong những lãnh đạo tỉnh đồng thuận với việc điều chỉnh kết luận thanh tra, từ kiến nghị thu hồi sang không thu hồi đối với dự án Đại Ninh.Tự bào chữa trước tòa, ông Hiệp thừa nhận hành vi, nhưng cho rằng mức án đại diện viện kiểm sát đề nghị với mình là quá nặng, đồng thời gửi lời xin lỗi chính quyền, nhân dân tỉnh Lâm Đồng.Đáng chú ý, bị cáo phân trần về bối cảnh phạm tội, khi một phần nguyên nhân xuất phát từ "tình thế tiến thoái lưỡng nan, không thể dừng được".Ông Hiệp nói "chịu sức ép" từ cố Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh (người bị cáo buộc nhận 10 tỉ của ông Trí, đã chết)."Tôi không muốn đổ tội cho người đã chết, nhưng thực tế anh Minh là người hối thúc rất nhiều khiến tôi rơi vào cái guồng xoay. Khi anh Minh xuất hiện ở Lâm Đồng là ai cũng biết dự án chắc chắn sẽ được gia hạn để tiếp tục triển khai khiến tôi bị chủ quan", ông Hiệp giải thích.Vẫn theo cựu Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng, ngoài ông Minh thì bị cáo còn chịu sức ép từ "lãnh đạo cấp cao gợi ý, gửi gắm", do đó phải "chấp hành ý kiến của lãnh đạo cấp trên".Trình bày hoàn cảnh gia đình, ông Hiệp nói "380 ngày tạm giam vừa qua là sự trừng phạt rất lớn, rất thấm thía", đã thấy rõ được sai phạm của bản thân.Trước khi kết thúc phần tự bào chữa, ông Hiệp dừng lại một lúc rồi nói: "Cuối cùng đây là lời nói thật từ tấm lòng chứ không phải đãi bôi, nếu trong quá trình thụ án bị cáo có mệnh hệ gì thì bị cáo xin hiến xác cho y học, khoa học. Hôm nay có đại diện gia đình của bị cáo ở đây nên bị cáo sẽ chịu trách nhiệm về lời nói của mình".Một cựu lãnh đạo khác của tỉnh Lâm Đồng là Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy. Ông Quận bị đề nghị mức án 5 - 6 năm tù về tội nhận hối lộ.Ông Quận bị cáo buộc nhận 2,1 tỉ đồng của "đại gia" Nguyễn Cao Trí, qua đó cùng với ông Hiệp ưu ái cho Công ty Sài Gòn Đại Ninh.Tự bào chữa tại tòa, ông Quận nhận thức hành vi của mình đã ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân, bày tỏ lời xin lỗi.Cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đề nghị luật sư của mình không bào chữa về tội danh vì thấy phần luận tội là đúng, chỉ trình bày về các tình tiết giảm nhẹ.Trước đó, trong phần thẩm vấn, ông Quận thừa nhận nhận tiền từ bị cáo Nguyễn Cao Trí. Chủ tọa hỏi ông Quận vì sao ông Trí phải đưa tiền cho bị cáo?Trả lời câu hỏi, ông Quận cho rằng đây là sự cảm ơn từ phía ông Trí, việc đưa tiền nhằm nhờ lãnh đạo tỉnh lưu tâm hơn đến dự án Đại Ninh. Tuy vậy, ông Quận cho rằng, dù không nhận tiền thì việc "tập trung chỉ đạo" cũng là trách nhiệm của mình, như với bất kỳ dự án nào khác.Cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng cũng khẳng định không đòi hỏi hay ép buộc doanh nghiệp phải đưa tiền, mong được xem xét, cho hưởng khoan hồng.Tại bản luận tội, đại diện viện kiểm sát nhận định đây là vụ án điển hình cho sai phạm trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại. Các bị cáo đã câu kết với nhau để thực hiện hành vi trái pháp luật, qua đó hưởng lợi cá nhân bất chính.Nhiều bị cáo là người có chức vụ lãnh đạo tại Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng, có học hàm học vị cao, hiểu biết pháp luật, biết rõ việc làm nào là đúng và không đúng, cũng như hậu quả pháp lý phải đối mặt nếu cố tình làm sai. Tuy vậy, vì động cơ vụ lợi, những người này vẫn cố tình thực hiện hành vi phạm tội.