'Chuyên gia công nghệ' được người giúp, rồi lại giúp người
"Chỉ vài phút trước, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để thành lập Quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược", David Sacks, chuyên gia về AI (trí tuệ nhân tạo) và tiền mã hóa của Nhà Trắng, thông báo trên X vào sáng 7.3.Sacks cho biết, quỹ dự trữ sẽ dùng nguồn Bitcoin (BTC) thuộc sở hữu chính phủ liên bang, có được từ quá trình tịch thu tài sản hình sự hoặc dân sự. Điều này đồng nghĩa chính phủ Mỹ không dùng tiền để mua thêm Bitcoin như kỳ vọng của cộng đồng. Theo Coinmarketcap, giá Bitcoin đã giảm 6% từ 90.400 USD xuống còn 84.979 USD, sau thông báo. Những token trong danh sách được "Trump chọn" trước đó cũng đồng loạt giảm giá mạnh. Ethereum (ETH) giảm 4%, Ripple (XRP) giảm 7%, Solana (SOL) giảm 5,14% trong khi Cardano (ADA) giảm 9,19%.Dữ liệu của Arkham Intelligence cho thấy chính phủ Mỹ không nắm giữ bất kỳ XRP, SOL hay ADA nào. Trong khi đó lượng tiền mã hóa lớn nhất hiện tại là 198.109 Bitcoin, trị giá khoảng 17,87 tỉ USD theo tỷ giá hiện nay. Lượng Ethereum Nhà Trắng đang sở hữu trị giá khoảng 119 triệu USD. USDT - stablecoin (tiền mã hóa được neo giá trị 1:1 theo USDT) - chính phủ liên bang đang nắm giữ là 122 triệu USD. David Sacks cho biết đến nay vẫn chưa có cuộc kiểm toán đầy đủ nào về số lượng tiền mã hóa chính phủ Mỹ đang nắm giữ. Lệnh hành pháp mới nhất của ông Trump cũng "chỉ đạo một cuộc kiểm toán về loại tài sản này".Nhà Trắng cho biết các cơ quan phải báo cáo đầy đủ về số tiền điện tử mà họ nắm giữ cho Bộ trưởng Tài chính và nhóm công tác về tiền điện tử của tổng thống được thành lập vào tháng 1. Sắc lệnh hành pháp này nhằm nghiên cứu kỹ lưỡng về việc tạo thêm một kho dự trữ tiền mã hóa cho Mỹ. Theo đó, toàn bộ Bitcoin bị Bộ Tài chính tịch thu sẽ được đưa vào quỹ dự trữ. Các cơ quan liên bang khác "sẽ đánh giá thẩm quyền pháp lý" để chuyển bất kỳ Bitcoin nào họ sở hữu vào quỹ dự trữ. Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Thương mại Mỹ sẽ đưa ra "chiến lược trung lập về ngân sách" để mua thêm Bitcoin làm dự trữ. Điều kiện là những chiến lược này không gây thêm gánh nặng cho người nộp thuế ở Mỹ. Trước đó ông Trump bất ngờ thông báo sẽ đưa 5 token đầu tiên vào Quỹ dự trữ Tiền điện tử, trong đó có Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Ripple (XRP), Solana (SOL) và Cardano (ADA). Các token này đều tăng giá sau thông báo nhưng nhanh chóng lao dốc chỉ ít ngày sau đó.Quỹ tiền số của ông Trump cũng vấp phải nhiều tranh cãi lớn trong cộng đồng khi đưa những token như Ripple, Cardano vào danh sách. Điều này khiến nhiều người hoài nghi rằng tổng thống Mỹ có thật sự nghiêm túc với chính sách "phục hưng ngành công nghiệp tiền số" cho nước Mỹ. "Tôi hiểu lý do cho một quỹ dự trữ Bitcoin Chúng ta có quỹ dự trữ vàng, Bitcoin là vàng kỹ thuật số và còn tốt hơn vàng vật lý nên cần dự trữ nhiều Bitcoin hơn nữa. Nhưng lý do cho việc dự trữ XRP là gì? Tại sao chúng ta lại cần nó", chuyên gia phân tích tài chính Peter Schiff bình luận trên X về quỹ dự trữ tiền số của ông Trump.Tin tức lạc quan hiếm hoi về quỹ dự trữ tiền mã hóa của ông Trump là cam kết "không bán bất kỳ Bitcoin nào được đưa vào dự trữ". Sacks cho biết việc này nhằm xây cho Mỹ một "pháo đài kỹ thuật số trong thị trường tiền mã hóa".Khánh Linh ghi điểm với quần tất hoa cùng màn dắt tay tắc kè Quỳnh Anh Shyn
Ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế), cho biết, Cục Dân số đã tham mưu Bộ Y tế trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng luật Dân số và dự thảo luật Dân số, có đề xuất 3 nhóm chính sách lớn là: duy trì mức sinh thay thế; giảm mất cân bằng giới tính khi sinh và đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; nâng cao chất lượng dân số.Trong đó, với chính sách duy trì mức sinh thay thế, dự thảo luật đề xuất quy định, mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền quyết định bình đẳng, tự nguyện trong việc sinh con, thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng.Đồng thời, dự thảo luật cũng đề xuất cho phép lao động nữ khi sinh con thứ 2 được kéo dài thời gian nghỉ thai sản 7 tháng thay vì 6 tháng; tạo điều kiện cho phụ nữ sinh đủ 2 con ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp được hỗ trợ thuê, mua nhà ở xã hội. Theo ông Dũng, trước đó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 nhằm duy trì mức sinh thay thế trên toàn quốc, ngăn chặn xu hướng mức sinh giảm tại một số tỉnh, thành.Trong đó đã đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, trong đó khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ 2 trước 35 tuổi…Đồng thời, xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp với các gia đình nuôi con nhỏ như các dịch vụ thân thiện với người lao động: đưa, đón trẻ, trông trẻ, ngân hàng sữa mẹ, bác sĩ gia đình... Quy hoạch, xây dựng các điểm trông, giữ trẻ, nhà mẫu giáo phù hợp với điều kiện của bà mẹ, nhất là các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị.Bên cạnh đó, hỗ trợ phụ nữ khi mang thai, sinh con như tư vấn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bao gồm sàng lọc vô sinh, sàng lọc trước sinh và sau sinh, phòng chống suy dinh dưỡng; tạo điều kiện trở lại nơi làm việc cho phụ nữ sau khi sinh con...Đồng thời có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con: mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em; xây dựng mô hình quản lý, phát triển kinh tế gia đình.Theo Bộ Y tế, mức sinh tại Việt Nam liên tục giảm trong các năm gần đây, xuống dưới mức sinh thay thế (từ 2,11 con/phụ nữ năm 2021 còn 1,96 con/phụ nữ), và dự báo tiếp tục giảm nếu không can thiệp hiệu quả.
Thuốc cũng có thể ‘kích hoạt’ bệnh vảy nến
+ Thiết kế trẻ trung
Công an TP.Hà Nội đang điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng do TikToker Mr.Pips (tức Phó Đức Nam, 30 tuổi, trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu) cầm đầu. Đây là một trong những vụ lừa đảo đầu tư tài chính có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.Theo công an, Phó Đức Nam cùng Lê Khắc Ngọ (34 tuổi, trú tại Hà Nội) và một đối tượng người nước ngoài thành lập nhiều "công ty ma" tại Việt Nam. Trong số này, một công ty đặt tại TP.HCM làm "bình phong" với hơn 40 văn phòng đặt tại Hà Nội và rải rác khắp cả nước.Dù không đăng ký hoạt động chứng khoán hay tài chính, nhưng các công ty vẫn tuyển dụng hàng ngàn nhân viên, làm việc từ 8 - 21 giờ hàng ngày, về lĩnh vực giao dịch ngoại hối và chứng khoán phái sinh.Để tạo lòng tin, Nam cùng đồng phạm tạo lập, quản lý 5 trang mạng có giao diện tiếng Anh, khiến người tham gia hiểu lầm là giao dịch trên các sàn quốc tế. Thực chất, các trang mạng đều được lập trình, gắn với các tài khoản ngân hàng của các đối tượng.Nhân viên trong đường dây của Nam được phân cấp thành nhiều bộ phận (kế toán, nhân sự, chăm sóc khách hàng…), giao tiếp với nhà đầu tư thông qua mạng xã hội Zalo, Telegram… Nhóm đối tượng chuyên cung cấp thông tin sai sự thật để khách hàng tin tưởng, chuyển tiền vào tài khoản chỉ định rồi chiếm đoạt.Đến nay, Công an TP.Hà Nội xác định được hơn 2.600 bị hại trên toàn quốc, với số tiền đã nạp ban đầu khoảng 50 triệu USD.Thủ đoạn được các đối tượng trong đường dây lừa đảo của Phó Đức Nam thường xuyên sử dụng, là dụ dỗ đầu tư theo kiểu "củ cà rốt và con lừa". Ban đầu, nhà đầu tư sẽ được mời gọi các gói giao dịch giá trị thấp, rút tiền dễ dàng và có lãi. Sau đó, gói giao dịch nâng cấp dần, đến ngưỡng nhất định sẽ "cháy" tài khoản. Khi nhà đầu tư thua lỗ, thậm chí hết sạch tiền, các đối tượng tiếp tục lên kịch bản reo hi vọng để họ nạp thêm tiền với mong muốn gỡ gạc. Đến lúc nhà đầu tư không còn khả năng tài chính, mọi kênh liên lạc bị chặn. Một trong những người "sập bẫy" lừa đảo là bà P.T, đã nạp tiền khoảng 500 triệu đồng. Bà T. kể được mời tham gia một nhóm đầu tư trên Telegram, các thành viên trong này "đua nhau" khoe hình ảnh, clip về việc nhận được khoản tiền lãi lớn. Có thành viên còn gửi hàng loạt giấy tờ pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, nên bà T. rất tin tưởng."Không hiểu sao khi vào rồi thì có sức hút ghê gớm lắm, nói gì mình cũng tin", bà T. nhớ lại, và mãi đến sau này mới biết những người trên đều nằm trong "kịch bản".Theo lời bà T., ban đầu bà thử đầu tư gói giao dịch vài trăm ngàn đồng thì dễ dàng nhận được cả gốc lẫn lãi. Sau đó, gói đầu tư được nâng dần, lên 30 triệu đồng rồi 60 triệu đồng, với hứa hẹn lợi nhuận gấp hàng chục lần. Thế nhưng, khi số tiền nạp đã kha khá, tài khoản của bà T. lập tức báo "cháy". Trong cơn hoảng loạn, bà T. được thành viên nhóm động viên tìm cách gỡ gạc, nên nạp thêm 70 triệu đồng. Không như kỳ vọng, tài khoản của bà T. bị "treo", và được hướng dẫn nạp thêm tiền để khắc phục lỗi. Chót "đâm lao thì phải theo lao", bà T. bán cả số vàng chuẩn bị cưới cho con trai, nạp thêm hơn 100 triệu đồng. Tài khoản tiếp tục "cháy".Chưa thoát khỏi cơn u mê, lại thêm lời ngọt nhạt từ thành viên nhóm, bà T. cố gắng lần cuối bằng việc vay mượn bạn bè 170 triệu đồng, mong cứu vãn tình thế. Kết quả đã rõ, tiền tiếp tục "không cánh mà bay". Bà T. đến lúc này mới tỉnh ngộ, đến nay chưa dám chia sẻ cho người thân.Bà T.N, một nhà đầu tư khác, đã nạp vào đường dây lừa đảo khoảng 35 tỉ đồng. Giai đoạn 2019 - 2020, kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, bà N. được một phụ nữ gọi điện, mời chào đầu tư chứng khoán, cam kết sẽ có chuyên gia trình độ cao hướng dẫn "một kèm một". Đang sẵn khoản tiền nhàn rỗi, bà N. tin tưởng và mở tài khoản, dù không quá am hiểu về tài chính.Cũng giống với bà T., sau khi nạp tiền đầu tư, tài khoản của bà N. nhiều lần bị "cháy". Mỗi lần như vậy, bà N. rất hoảng và buồn, nhưng đều có một thành viên trong nhóm an ủi, tiếp thêm niềm tin gỡ gạc."Mình giống như bị tẩy não vậy", bà N. nhớ lại, cho biết các đối tượng lừa đảo rất kiên trì đeo bám, gọi điện mỗi ngày từ sáng đến tối, tâm tình như một người bạn tri kỷ, không ngừng nói về viễn cảnh tương lai tích cực. Bà N. còn được tham gia vào nhóm thành viên VIP, có người giới thiệu là chuyên gia giỏi, đạt giải quốc tế, "nói rất hay". Thậm chí, sau nhiều lần tài khoản "cháy", bà L. không tin tưởng vào chuyên gia nữa, các đối tượng giả danh là "người trong ngành", dụ dỗ góp vốn 50/50 để hàng tháng nhận tiền lãi. Thế nhưng, chỉ sau 1 ngày nạp tiền, tài khoản của bà N. lại "bốc hơi". Bà rất hoảng sợ. Thành viên góp vốn gọi điện cho bà, cũng tỏ ra buồn chán, khóc lóc, đòi tự tử. "Ngỡ là thật, tôi nén đau thương để an ủi ngược lại họ, sau này mới biết họ chính là kẻ đã lừa mình", bà N. kể.Người phụ nữ cũng cho hay, kể từ ngày đường dây của Phó Đức Nam bị phanh phui, mọi thứ như sụp đổ. Biết tin bà bị lừa, người thân, bạn bè đều có "cái nhìn khác". Số tiền đã đầu tư là toàn bộ tài sản dành dụm, không chỉ của bà mà còn của cả cha mẹ, nay có nguy cơ mất trắng.Quá trình điều tra vụ án, cơ quan công an đã thu giữ, phong tỏa số tài sản có giá trị ước tính hơn 5.200 tỉ đồng. Cả bà T. và bà N. đều hi vọng đây sẽ là "tia sáng cuối đường hầm" giúp họ lấy lại tài sản đã mất, dù có thể không vẹn toàn.
Chữa lành là gì và vì sao người ta thích đi chữa lành?
Đứng tại khu vực cầu Calmette, Q.1 (TP.HCM), Phạm Hoàng Long, sinh viên Trường CĐ Phát thanh - Truyền hình II, đưa điện thoại hướng về những cây kèn hồng đang thi nhau nở ven đường Võ Văn Kiệt, đoạn gần hầm Thủ Thiêm. Long cho biết năm nào cũng vậy, cứ đến mùa hoa kèn hồng, chàng trai đều có mặt ở nơi này để "săn" ảnh.