Doanh nghiệp băn khoăn thẩm quyền cấp giấy phép lao động của Bộ LĐ-TB-XH
Nghiên cứu do Talker Research - một cơ quan nghiên cứu của Mỹ, thực hiện, đã khảo sát 2.000 người tham gia từ ngày 23 đến 27.1, nhằm xem xét cách mọi người ngủ trưa và tìm hiểu xem điều gì khiến một số người ngủ trưa ngon hơn những người khác.Các nhà nghiên cứu đã xem xét thói quen, sở thích ngủ trưa và tác động của giấc ngủ trưa đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.Tiến sĩ Nick Bach, nhà tâm lý học, tại Dịch vụ chăm sóc Sức khỏe tâm thần Grace Psychological Services (Mỹ) cho biết giấc ngủ - đặc biệt là ngủ trưa - ảnh hưởng đến tâm trạng, sự tập trung và sức khỏe tổng thể. Rất nhiều người ngủ trưa sai cách và sau đó tự hỏi tại sao mình cảm thấy uể oải thay vì sảng khoái. Đáng chú ý, nghiên cứu phát hiện ra rằng thời điểm ngủ trưa hoàn hảo là 13 giờ 42 phút. Tiến sĩ Bach giải thích: Một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải là ngủ trưa quá muộn. Nếu bạn ngủ trưa vào cuối buổi chiều hoặc chạng vạng tối, điều đó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của bạn. Lý tưởng nhất là ngủ trưa trước 15 giờ để duy trì lịch trình ngủ của bạn, theo trang tin nghiên cứu Study Finds.Lợi ích rất rõ ràng: Kết quả cho thấy những người ngủ trưa vào thời điểm 13 giờ 42 phút đã cảm thấy làm việc năng suất hơn ngay sau khi thức dậy.Nghiên cứu còn đưa ra những phát hiện thú vị sau: Những người thường xuyên ngủ trưa có thể có cuộc sống xã hội tốt hơn. Nghiên cứu phát hiện ra rằng "người ngủ trưa" có cuộc sống xã hội năng động hơn, điều này có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và nhận thức khi già đi, so với người không ngủ trưa. Đặc biệt, người ngủ trưa có đời sống tình cảm hài lòng so với người không ngủ trưa.Kết quả đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi người thường ngủ trưa trong 51 phút và thức dậy lúc 14 giờ 33 phút. Tuy nhiên, đáng lưu ý - ngủ trưa quá lâu có thể khiến bạn cảm thấy tệ hơn là không ngủ trưa.Nghiên cứu đã phát hiện ngủ trưa lâu hơn 1 giờ 26 phút, được xem là "vùng nguy hiểm". Lúc này, bạn có thể cảm thấy uể oải và mất phương hướng thay vì sảng khoái. Nhưng ngủ 51 phút như sở thích của nhiều người, cũng có thể quá dài. Tiến sĩ Bach cảnh báo: Nếu ngủ trưa quá lâu, bạn có nguy cơ rơi vào giấc ngủ sâu, khiến việc thức dậy trở nên khó khăn hơn. Một giấc ngủ trưa nhanh 20 phút là hoàn hảo để nạp lại năng lượng mà không bị tình trạng trì trệ giấc ngủ đáng sợ, theo Study Finds.Những ai được miễn, tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?
Theo tài liệu của Tổng cục Khí tượng thủy văn, năm 1998 tuy không phải là năm xảy ra thiên tai nguy hiểm nhất nước ta nhưng diễn biến thuộc loại phức tạp nhất, nhiều loại thiên tai nhất và nhiều kiểu cực trị đối nghịch nhau trên các vùng.
Tăng cường chuyển đổi số trong hoạt động tình nguyện
Ngày 12.2, ông Trần Sĩ Thành, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Nông, cho biết đang chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh. Theo ông Thành, trong thời gian chờ UBND tỉnh Đắk Nông ban hành quy định về dạy thêm, học thêm, Sở GD-ĐT yêu cầu các đơn vị thực hiện một số nội dung liên quan. Cụ thể, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 29, việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng ký học thêm theo từng môn học (có 3 đối tượng cụ thể theo Thông tư số 29).Vì vậy, các đơn vị phải tiến hành hoàn trả các khoản tiền đã thu trước đây để phục vụ việc dạy thêm, học thêm của học sinh tương ứng với thời gian không thực hiện dạy thêm, học thêm tại nhà trường; thực hiện thanh toán đầy đủ kinh phí với người dạy thêm và hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định hiện hành.Đồng thời, các đơn vị tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch dạy học/kế hoạch giáo dục năm học 2024-2025 phù hợp với tình hình thực tế của từng nhà trường, từng địa phương, nhằm duy trì và nâng chất lượng giáo dục góp phần nâng cao điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT. Đây là một trong những nội dung mà ngành giáo dục đang nỗ lực để cải thiện, góp phần nâng cao chỉ số đánh giá PCI của tỉnh về giáo dục và đào tạo.Tiếp đó, tuyệt đối không buông lỏng việc tổ chức ôn tập, bồi dưỡng cho những học sinh có kết quả học tập ở mức chưa đạt; tổ chức cho học sinh lớp cuối cấp tăng cường ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Xác định đây là trách nhiệm của các nhà trường để giúp học sinh đáp ứng các yêu cầu cần đạt theo từng môn học của từng khối lớp theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.Các đơn vị có cấp THPT (công lập) căn cứ tình hình thực tế và kết quả thi kiểm tra học kỳ 1 (năm học 2024-2025) của khối lớp 12, tiến hành rà soát những học sinh có nguy cơ trượt tốt nghiệp THPT để tổ chức ôn tập, phụ đạo nhằm nâng cao chất lượng học sinh, nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp THPT. Các đơn vị lập danh sách học sinh tham gia ôn tập, phụ đạo và danh sách giáo viên tham gia giảng dạy gửi về Sở GD-ĐT.
Ông Nguyễn Thành Lợi, Phó trưởng ban chuyên trách, Ban An toàn giao thông TP.HCM nêu giải pháp cho tình trạng ùn tắc trên một số tuyến đường, gây bất tiện, khó khăn cho người dân khi tham gia giao thông, tại buổi họp báo kinh tế - xã hội TP.HCM ngày 16.1.Theo đó, ông Nguyễn Thành Lợi cho biết, sau 2 tuần thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, trật tự an toàn giao thông tại TP.HCM có nhiều chuyển biến tích cực. Tình trạng người điều khiển phương tiện vượt đèn đỏ, đi trên vỉa hè, đi ngược chiều… giảm rõ rệt.Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc trên một số tuyến đường vẫn diễn ra thường xuyên.Về nguyên nhân chính gây ùn tắc, ông Nguyễn Thành Lợi nhìn nhận: "Theo số liệu thống kê, TP.HCM tăng lưu lượng xe, tính từ 1.1.2025 tăng 11% so với năm trước. Đồng thời, trong thời gian qua, thành phố có nhiều lễ hội, sự kiện tại trung tâm, phải điều tiết phương tiện giao thông đi tuyến đường khác".Theo đó, về giải pháp trước mắt, ông Lợi cho biết: "Đến hết ngày 15.1, TP.HCM lắp được 301 bộ đèn tín hiệu cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, tại 126 nút giao; mục tiêu đến ngày 19.1 sẽ lắp đặt 500 bộ. Sau đó, việc lắp đặt thêm sẽ trên cơ sở vừa làm vừa đánh giá hiệu quả".Đại diện lãnh đạo Ban An toàn giao thông TP.HCM kiến nghị phải đảm bảo việc cho phép rẽ phải khi đèn đỏ không ảnh hưởng đến an toàn giao thông của người đi bộ, người khuyết tật."Vì vạch kẻ ưu tiên người đi bộ bố trí sau vạch chờ đèn đỏ. Lắp đèn tín hiệu cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, vô tình sẽ gây nguy hiểm cho người đi bộ, người khuyết tật... Do đó, việc lắp đặt phải cân nhắc kỹ ở những vị trí thật cần thiết, hạn chế tràn lan, tạo điều kiện để thói quen rẽ phải khi đèn đỏ tái diễn", ông Lợi nhìn nhận.Do đó, ông Nguyễn Thành Lợi thông tin, tiêu chí lắp đặt là các khu vực phát sinh dòng chờ kéo dài, khu vực ít ảnh hưởng đến người đi bộ, đảm bảo an toàn giao thông. Trên cơ sở đó, thống nhất được vị trí nào thì lắp ngay vị trí đó. Có những vị trí mà dù có lắp thì người dân cũng không rẽ được", ông Lợi thông tin.Ông Nguyễn Thành Lợi khuyến cáo, người dân cần tuân thủ thứ tự ưu tiên cho việc điều khiển, khi tham gia giao thông. Cụ thể, ưu tiên người điều khiển, sau đó mới tới đèn tín hiệu, hệ thống biển báo, công trình vạch hơn, hàng rào…Nêu giải pháp lâu dài giảm ùn tắc giao thông, ông Nguyễn Thành Lợi cho biết TP.HCM có số lượng phương tiện tăng 7% mỗi năm. Trong khi đó, tỷ lệ diện tích đường đô thị chưa đạt, cần đầu tư nâng cấp, phát triển giao thông công cộng.Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP.HCM cho biết thêm: "Tình trạng ùn ứ giao thông còn xuất phát từ việc nhiều người dân không quan sát thấy đèn phụ cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, để nhường lối rẽ. Vì thế, trong thời gian tới sẽ nghiên cứu kẻ vạch, tạo lối đi".
Lại Gia Thành xuất sắc giành HCV cử giật tại Cúp cử tạ thế giới
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.