Xây dựng nền quốc phòng vững mạnh
Dự án cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận có điểm đầu tại nút giao Chợ Đệm, H.Bình Chánh, TP.HCM; điểm cuối tại đầu cầu phía bắc cầu Mỹ Thuận 2, H.Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, với tổng chiều dài tuyến khoảng 96,13 km.Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương sẽ có vận tốc thiết kế 120 km/giờ, 8 làn xe, chiều rộng nền đường 41 m; đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận có vận tốc thiết kế 100 km/giờ, 6 làn xe, chiều rộng nền đường 32,25 m.Dự án đồng thời xây dựng các công trình trên tuyến, hệ thống giao thông thông minh, hệ thống trạm thu phí, trạm dừng nghỉ… bảo đảm đồng bộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, tuân thủ luật Đường bộ và pháp luật khác có liên quan. Thời gian thực hiện từ năm 2024 đến năm 2028.Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 39.800 tỉ đồng, bao gồm vốn chủ sở hữu khoảng 5.970 tỉ đồng (chiếm 15% tổng mức đầu tư); vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác khoảng 33.830 tỉ đồng (chiếm 85% tổng mức đầu tư).Dự án do Liên danh Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả, Công ty CP đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM, Công ty CP Tasco, Tổng công ty đầu tư xây dựng Hoàng Long - CTCP, Công ty TNHH MTV Dịch vụ và Đầu tư CII đề xuất dự án.Dự kiến khung giá dịch vụ sử dụng đường bộ được xác định theo nguyên tắc xác định cụ thể mức giá khởi điểm và mức giá cho từng thời kỳ.Theo Bộ GTVT, việc đầu tư mở rộng hoàn chỉnh tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận nhằm giảm ùn tắc giao thông. Góp phần hình thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía nam và từng bước hoàn chỉnh mạng lưới đường cao tốc vùng đồng bằng sông Cửu Long.Những người 'hành xác' vì chim di cư
Theo ghi nhận của Báo Thanh Niên vào lúc 9 giờ sáng 11.2.2025, giá vàng miếng SJC tăng mạnh 1,8 triệu đồng mỗi lượng, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC niêm yết mua vào lên 90,1 triệu đồng, bán ra 93,1 triệu đồng. Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết mua vào lên 90,1 triệu đồng, bán ra 93,1 triệu đồng… Đây là giá cao nhất từ trước đến nay, phá vỡ mức đã lập vào năm 2024 ở 92,4 triệu đồng. Tuy nhiên đến khoảng gần 10 giờ sáng cùng ngày, giá vàng miếng lại giảm mạnh 800.000 đồng, xuống còn 92,3 triệu đồng. Tuy nhiên đây vẫn là một mức rất cao. Vàng miếng SJC đã tăng 2,3 triệu đồng/lượng so với ngày Thần tài (ngày 7.2).Giá vàng nhẫn cũng tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay. Công ty SJC tăng giá mua lên 89 triệu đồng, bán ra 91,7 triệu đồng. Công ty PNJ mua vào với giá 89,5 triệu đồng, bán ra 91,7 triệu đồng…Giá vàng thế giới tăng mạnh lên mức kỷ lục, lên 2.940 USD/ounce, thêm 37 USD/ounce. Chỉ trong 11 ngày đầu tháng 2, giá kim loại quý đã tăng 300 USD, tương đương 11,6%. Giá vàng tăng vọt lên mức kỷ lục mới mọi thời đại do lo ngại ngày càng tăng về chính sách thuế quan mở rộng của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Xe ba gác đậu dưới gầm cầu gây nguy hiểm
Trường ĐH Trà Vinh, đương kim quán quân khu vực, đang thể hiện phong độ hủy diệt với hai chiến thắng vang dội trước Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long (4-0) và Trường ĐH FPT Cần Thơ (4-1). Với 6 điểm tuyệt đối cùng hiệu số bàn thắng bại ấn tượng (+7), đại diện đến từ Trà Vinh đã chắc suất bước vào vòng bán kết. Cầu thủ số 8 Cao Lữ Minh Thuận đang là "ngòi nổ" đáng sợ nhất của đội bóng này với 5 pha lập công, dẫn đầu danh sách ghi bàn tại vòng loại khu vực Tây Nam bộ.Tuy nhiên, bước vào lượt đấu cuối, thầy trò HLV Trầm Quốc Nam sẽ phải đối mặt với một thử thách không nhỏ mang tên Trường ĐH Tây Đô. Đội chủ nhà đang rất khát khao giành điểm để cạnh tranh tấm vé đi tiếp với Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long khi cả hai cùng có 3 điểm sau 2 lượt trận.Tình thế của của Trường ĐH Tây Đô được xem là khó khăn hơn khi trước mặt họ là đương kim quán quân vòng loại miền Tây - Trường ĐH Trà Vinh. Trong khi đó, đội Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long sẽ chỉ phải gặp đối thủ dễ thở hơn là Trường ĐH FPT Cần Thơ, đội bóng đã hết cơ hội đi tiếp. Với lợi thế sân nhà cùng quyết tâm cao độ, liệu Trường ĐH Tây Đô có thể tạo nên bất ngờ trước đương kim vô địch? Đây được dự đoán là một cuộc đối đầu đầy kịch tính, hấp dẫn bởi trong khi Trường ĐH Trà Vinh đang "thăng hoa" với sức mạnh khó cản thì Trường ĐH Tây Đô lại buộc phải chiến đấu hết mình để giành lấy tấm vé vào bán kết.
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.
Trường ĐH mở ngành ồ ạt, đóng chóng vánh
Trên Sydney Morning Herald, Ben Groundwater viết: Bây giờ là 7 giờ sáng ở TP.HCM, không khí mát mẻ và trong lành, tôi thức dậy và nghĩ về việc sẽ ăn gì. Và món Việt đầu tiên xuất hiện trong đầu là phở.Không gì thỏa mãn hơn thế này, ngồi ở một chiếc bàn ọp ẹp giữa đám đông trong thành phố nhộn nhịp nhất đất nước vào sáng sớm, mùi khói xe máy gần như bị che lấp hoàn toàn bởi mùi húng quế xé nhỏ và nước dùng cực kỳ đặc trưng ngay trước mặt.Tôi đã ăn rất nhiều phở. Món phở Việt Nam có sự cân bằng hoàn hảo, nước dùng có hương vị thảo mộc và thơm, sợi phở trơn và dai, với thịt bò vừa chín, giá giòn, hành tây cắt mỏng, húng quế tươi và nhiều loại rau thơm khác. Tôi hiểu phở và tôi thích phở.Nhưng đây là món phở ngon nhất mà tôi từng ăn.Đó là phở Phú Vương, có trong danh sách giới thiệu của Michelin, không hẳn là nhà cung cấp phở cơ bản nhất của TP.HCM, nhưng chắc chắn không phải là nhà hàng sang trọng nhất. Bàn inox, ghế nhựa, dịch vụ bình dân. Nhưng nước dùng thì ngon đến kinh ngạc, tuyệt vời.Tôi có chưa đầy 48 giờ ở thành phố này trước khi lên du thuyền trên sông Mekong để đến Phnom Penh, và tôi dự định sẽ ăn thật nhiều món ngon ở Sài Gòn. Đây là thành phố có một số món ăn ngon nhất, có giá chỉ hơn vài đô la một chút...Tôi đến thành phố vào một buổi tối chỉ đủ thời gian để nhận phòng khách sạn của mình, Fusion Original Saigon Centre, rồi đi trên vỉa hè đông đúc hướng đến quán ăn Cô Liêng ở quận 3, cũng là nơi được giới thiệu trong danh sách Michelin.Quán ăn cũ kỹ, giản dị của Sài Gòn, với lò nướng than, tủ kính trưng bày ở phía trước và cách bày trí bàn ăn cơ bản trong không gian chật hẹp. Món đặc sản là bò lá lốt, với thịt bò xay ướp gia vị được gói trong lá lốt và nướng, ăn kèm với các loại rau thơm, rau ngâm chua và bánh tráng mỏng.Kết quả là ngọt, chua, mặn và mùi khói trộn lẫn tạo thành vị đặc trưng hoàn hảo của một phần ẩm thực Việt Nam, và cũng là loại phần ăn cực kỳ thanh nhã, đủ chỗ để bạn có thể ăn thêm một món khác.Vì thế, tôi nhất định phải ăn bánh mì.May mắn thay, bánh mì Huỳnh Hoa chỉ cách đó một đoạn đường. Tôi gọi ổ bánh mì truyền thống nhân pate, sốt mayonnaise, nhiều lát thịt heo xông khói, củ cải muối và cà rốt, và món chà bông heo đặc trưng của quán.Sáng hôm sau, tôi lại tiếp tục đi bộ đến Trung Nguyên Legend, một quán cà phê gần khách sạn lúc 6 giờ sáng để uống cà phê sữa đá, hay còn gọi là cà phê Việt Nam với sữa đặc và đá. Đây là cách tuyệt vời để bắt đầu một ngày mới.Quay lại khách sạn, tiệc buffet của nhà hàng có món phở bò tươi ngon, một tô phở cỡ vừa chứa đầy đủ mọi thứ bạn có thể mong đợi.Vài giờ sau, tôi thấy mình đang ở một nơi ám khói bụi của Đa Kao, quận 1, trên đường Nguyễn Cảnh Chân - nơi bán bún riêu tấp nập.Đây không phải là món dành cho người yếu tim: nước dùng được làm từ cà chua và cua nước ngọt, bún gạo hay bánh đa, thịt heo và da heo cắt miếng, hoa chuối cắt nhỏ, rau thơm tươi và tiết heo luộc trên cùng. Tôi chắc chắn đã tỉnh táo rồi, sau khi ăn một tô bốc khói.Bữa tối sau đó là bánh canh cua, một loại súp cua đặc với sợi bánh dai, tại bánh canh cua 87 ở quận 1.Và cuối cùng là ngày hôm sau, món phở tuyệt nhất trong đời tôi. Tôi sẽ ăn một bữa nữa ở phở Phú Vương, thêm một đĩa bánh cuốn với tôm và thịt heo, trước khi vội vã rời khỏi thành phố. Tuy nhiên, món phở sẽ ở lại với tôi mãi mãi, món mà tôi sẽ luôn theo đuổi và không bao giờ quên.