'Hạ nhiệt' cửa ngõ Tân Sơn Nhất trước cao điểm
Thông tin một đội bóng Ả Rập Xê Út hỏi mua chân sút Nguyễn Xuân Son với giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) gây xôn xao dư luận. Không chỉ bởi cách CLB Nam Định và Xuân Son từ chối lời mời kếch xù ấy, mà còn nằm ở chỗ đây là lần hiếm hoi một cầu thủ VN (tính cả cầu thủ bản địa và nhập tịch) được đội bóng nước ngoài hỏi mua.Bóng đá VN từng có nhiều trường hợp xuất ngoại, tuy nhiên phần lớn đi theo con đường cho mượn (Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Hậu), hoặc miễn phí (tức là sang đội bóng mới khi đã hết hợp đồng với đội bóng chủ quản như Quang Hải, Công Phượng). Cầu thủ hiếm hoi được một đội bóng nước ngoài bỏ tiền mua hợp đồng là trường hợp của Văn Lâm. Tháng 1.2019, đại diện Thái Lan bỏ ra 500.000 USD (khoảng 12 tỉ đồng) để mua lại 1 năm hợp đồng của Văn Lâm với CLB Hải Phòng, nhờ vậy chiêu mộ thành công thủ môn sinh năm 1993. Như vậy có thể hiểu mức phí chuyển nhượng của Văn Lâm là 500.000 USD.Chuyện một đội bóng phải trả tiền cho đội khác để sở hữu cầu thủ là chuyện thường tình trên thế giới, ở những nền bóng đá phát triển. Dù vậy, bóng đá VN không vận hành theo cách này. Thông thường một CLB sẽ đợi cầu thủ mà họ muốn sở hữu hết hạn hợp đồng với CLB chủ quản. Sau đó, họ ký hợp đồng theo dạng miễn phí, rồi trả cho cầu thủ một khoản tiền gọi là mức phí hợp đồng (trước đây gọi là tiền lót tay). Mức phí hợp đồng này hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ cơ sở định giá nào, mà dựa trên ý muốn của đội bóng muốn sở hữu và cá nhân cầu thủ. Bởi vậy, V-League từng chứng kiến những cầu thủ nhận tới chục tỉ đồng lót tay (có thể từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD). Đội mua trực tiếp trả tiền cho cầu thủ, còn đội bán không nhận được tiền chuyển nhượng.V-League cũng từng chứng kiến những thương vụ đội mua trả tiền cho đội bán, như CLB Thanh Hóa từng bỏ tiền cho HAGL để chiêu mộ Lê Phạm Thành Long. Song đây là ngoại lệ hiếm hoi. Bóng đá VN không hoạt động theo quy luật mua bán bình thường. Điều đó khiến định giá cầu thủ VN trở nên khó khăn, bởi rất ít CLB thực sự trả tiền cho đối tác để mua cầu thủ.Theo định giá của Transfermarkt, Xuân Son là cầu thủ VN được định giá cao nhất V-League với 700.000 euro (18 tỉ đồng); đứng thứ hai là Nguyễn Filip với 500.000 euro (13 tỉ đồng); thứ ba là Tuấn Hải với 400.000 euro (10,5 tỉ đồng); xếp sau có Việt Anh, Quang Hải và Tiến Linh cùng có giá 350.000 euro (9,1 tỉ đồng).Dù vậy, như đã phân tích ở trên, đây hoàn toàn là định giá trên giấy tờ. Khi chuyển nhượng, VN còn hoạt động theo cách đặc thù và không có hoạt động mua bán thực sự tồn tại giữa hai đội bóng, giá trị cầu thủ sẽ mãi là ảo. Bởi không ai có thể biết cần chi bao nhiêu tiền để thuyết phục CLB Hà Nội bán Tuấn Hải, hay để mua Quang Hải từ CLB Công an Hà Nội. Đây là trở ngại lớn, khiến các đội bóng nước ngoài dè dặt khi tiếp cận cầu thủ VN. Phần lớn chọn cách chờ đợi cầu thủ VN mãn hạn hợp đồng rồi mới đặt vấn đề tuyển mộ, như trường hợp Pau FC chiêu mộ Quang Hải.Tuy nhiên, cái hại lớn hơn nằm ở chỗ: các CLB không thể kiếm tiền nhờ hoạt động chuyển nhượng, trong khi đây là nguồn thu quan trọng với các đội bóng ở những nền bóng đá phát triển. Ví dụ, CLB Hà Nội đào tạo nhiều cầu thủ giỏi, nhưng sẽ thu lại bao nhiêu tiền từ việc bán nhân tài? Đây cũng là nguyên nhân mà phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả) các đội VN lâu nay sống nhờ "bầu sữa" doanh nghiệp hoặc ngân sách tỉnh. Còn tiền thu lại từ bản quyền truyền hình, chuyển nhượng… chỉ là muối bỏ biển. Do đó, hầu hết các đội không có tiền để tái đầu tư cho đào tạo trẻ, sân bãi, cơ sở vật chất.Mối quan hệ "xin - cho" một chiều khiến sự tồn tại của bóng đá VN xưa nay chỉ phụ thuộc vào túi tiền và cảm hứng của các ông bầu. Doanh nghiệp buông thì trả về tỉnh, còn tỉnh không nhận thì giải thể. Bao nhiêu đội bóng đã đến rồi đi chớp nhoáng, chỉ vì doanh nghiệp hết tiền hoặc chán bóng đá. Nền bóng đá như vậy có đủ vững để đội tuyển VN tiến xa?Xem trực tiếp chung kết FA Cup 2023-2024 ở đâu, khi nào và thông tin cần biết
“Nếu bạn là người có tâm lý vững, không dễ bị xao động trước những lời rủ rê, dụ dỗ hấp dẫn thì hãy theo nghề này. Trong quá trình làm nghề mình đã phải từ chối rất nhiều lời đề nghị sử dụng chất kích thích khi ra khỏi quán. Hơn nữa, đây là công việc có sự đào thải rất cao, khi bạn tìm được khách, mang lại nhiều lợi nhuận thì sẽ được tôn trọng và ngược lại. Tuy kiếm được nhiều tiền, nhưng có giữ được hay không là chuyện khác. Vì bar là nơi của những cuộc ăn chơi, khiến bạn dễ bị chạy theo mà không thể kiểm soát, chưa kể sẽ có trường hợp khách xin nợ lại hóa đơn vì lý do nào đó. Mình từng chứng kiến có người nợ tiền ở chỗ làm đến vài tháng thu nhập”, Huy nói.
Almira Bảo Hà, Kelly Ngọc Anh khoe thần thái trên sàn diễn Seoul Fashion Week
Hôm nay 27 tết (tức 26.1), chợ hoa xuân ở Công viên 23 Tháng 9 (Q.1, TP.HCM) sôi động không khí mua bán. Nhiều khách Tây đến từ khắp các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Thụy Sĩ, Pháp… hào hứng tham quan chợ hoa, tận hưởng không khí tết Việt Nam.Chiều nay, nhiều người Việt đi chợ hoa Công viên 23 Tháng 9 và cả những chủ vườn đều hướng ánh mắt tò mò đến cặp chị em người Mỹ, là bà Ann và anh Buck. Lý do là vì anh Buck với vóc người cao lớn vác trên vai một chậu hoa giấy to đùng, còn bà Ann cầm một chậu quất vui vẻ rời khỏi chợ hoa sau khi đã mua sắm xong. Nhìn 2 chị em, ông Ân, một chủ vườn ở chợ hoa này cho biết khách Tây đi chợ hoa tham quan nhiều, nhưng đây là lần đầu tiên ông thấy họ mua hoa tết."Tôi bán hoa tết hơn 20 năm ở Sài Gòn, lần đầu thấy người Mỹ mua hoa về chưng. Đó giờ tôi chỉ thấy họ tới tham quan, chụp ảnh, vậy nên mới nhìn vì thấy lạ. Hy vọng họ sẽ đón những ngày tết vui vẻ ở Việt Nam", ông bày tỏ.Chia sẻ với phóng viên, bà Ann cho biết bà bắt đầu công việc ở TP.HCM cách đây không lâu và hiện đang sống ở TP.Thủ Đức. Đây là lần đầu tiên bà cùng em trai đón tết ở đây. Đó là lý do bà muốn hòa vào không khí tết Việt, đi chợ tết, mua sắm hoa về nhà trang trí.Sau khi đi một vòng chợ hoa, bà cũng mua được những chậu ưng ý. Với người phụ nữ Mỹ, đây là một trải nghiệm vô cùng thú vị. "Thật tuyệt khi đón tết Việt Nam. Tôi yêu không khí này quá! Tôi thích mọi người ở đây, ai cũng cởi mở, thân thiện và tốt bụng", bà cười tươi, nói.Theo bà Ann, đây là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu cuộc sống mới ở Việt Nam. Bà cũng "lì xì" cho một số người có duyên ở chợ hoa tết này như một phong tục vào ngày tết, chúc may mắn và bình an. Em trai bà Ann, anh Buck cũng nói rằng thật thú vị khi đón tết ở Việt Nam. Trước đó, chị gái anh đã tự tay gói bánh chưng và vô cùng tự hào về thành phẩm. Họ vẫn đang trong những ngày khám phá văn hóa Việt với nhiều điều thú vị.Chiều nay, gia đình của anh Marcus, người Thụy Sĩ cũng ghé chợ hoa Công viên 23 Tháng 9 để tham quan và trải nghiệm không khí tết ở Việt Nam. Anh cho biết đây là lần đầu tiên họ đến TP.HCM và may mắn và đúng dịp cận Tết Nguyên đán.Vợ chồng anh và 2 con thích thú khi đi đâu cũng thấy hoa rực rỡ trên đường. Họ có 3 tuần ở Việt Nam và sẽ dành thời gian cho TP.HCM cũng như Phú Quốc, một số tỉnh miền Tây."Thật may mắn khi du lịch Việt Nam cận tết. Không khí ở đây thật tuyệt vời khi mọi người cùng nhau đón tết theo cách đặc biệt. Nói thật, trước khi đến đây tôi không biết gì về tết Việt Nam, tuy nhiên giờ thì chúng tôi đã biết và rất thích với trải nghiệm mới này", chị Liv, vợ anh Marcus nói thêm.Theo vợ chồng người Thụy Sĩ này, các con của họ cũng rất thích Việt Nam khi khám phá được nhiều điều thú vị. Họ hy vọng những ngày tới đây sẽ có thêm nhiều trải nghiệm tuyệt vời.Đi dạo chợ hoa cùng bạn gái, một người đàn ông Pháp cho biết họ chỉ tham quan, không có ý định mua hoa. Đến đây, anh cảm nhận được sự nhộn nhịp, vui vẻ, hoa khoe sắc. Anh cho biết đây là năm thứ 5 đón năm mới ở Việt Nam và hy vọng sẽ còn nhiều năm nữa.
Từ sáng sớm 28.1, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Ban chỉ huy Quân sự H.Long Đất đã vận chuyển pháo hoa từ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xuống bãi biển Long Hải để tập kết.Trước đó gần 10 ngày, ngay bãi biển Long Hải, đối diện Dinh Cô (TT.Long Hải), lực lượng chức năng H.Long Đất đã thi công sân khấu rộng 500m2, cao hơn mặt nước biển khoảng 1m để làm nơi bắn pháo hoa đón giao thừa. Hàng trăm cọc xà cừ đã đóng xuống biển để làm sân khấu, bảo đảm độ cao của sân khấu không bị nước biển tràn lên khi có thủy triều.Ông Lê Hữu Hiền, Phó Chủ tịch UBND H.Long Đất cho biết toàn bộ mặt bằng 500m2 sân khấu được làm bằng gỗ sao.Ông Hiền cho biết thêm tại địa phương đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 có 2 điểm bắn pháo hoa đón giao thừa. Ngoài điểm bắn pháo hoa ở biển Long Hải, còn một điểm khác ở Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao H.Long Đất (TT.Đất Đỏ).Tại mỗi điểm bắn, có 120 giàn pháo hoa tầm thấp, độ cao khi bắn từ 70 - 80m. Pháo hoa được bắn bằng thiết bị bán tự động L100, chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Chào mừng năm mới (bắn thứ tự theo từng thời gian trong 9 phút). Giai đoạn 2: Trăm hoa đua nở (bắn tập trung trong thời gian 5 phút). Giai đoạn 3: Thăng hoa (bắn kết thúc bằng một chùm mưa bạc đủ các màu sắc trong thời gian 1 phút).
Vì sao cần 'chất riêng' trong hồ sơ du học Mỹ?
Chiều 31.12, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Kon Tum đã trao thưởng cho các lực lượng có thành tích trong đấu tranh chuyên án A2-524P về phòng chống tội phạm ma túy.Vào khoảng 4 giờ 30 ngày 31.12, tại khu vực biên giới Việt Nam - Lào (cách làng Iệc, xã Pờ Y, H.Ngọc Hồi, Kon Tum khoảng 160 m về phía Việt Nam), các lực lượng chức năng bắt quả tang Trần Thanh Tùng (41 tuổi, ở P.Hải Cảng, TP.Quy Nhơn, Bình Định) vận chuyển gần 3 kg ma túy từ Lào về Việt Nam.Cụ thể, lực lượng của Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng Kon Tum, Đoàn Đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm miền Trung (thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Kon Tum, Công an H.Ngọc Hồi phối hợp tổ chức mật phục tại khu vực biên giới và bắt giữ Tùng khi người này vừa về đến Việt Nam. Lúc bị bắt, Tùng mang trên người 1 túi màu hồng, bên trong đựng 3 túi màu vàng chứa chất tinh thể rắn màu trắng (gần 3 kg), phía ngoài túi có in dòng chữ GUANYINWANG.Làm việc với lực lượng chức năng, Tùng khai nhận 3 túi màu vàng chứa tinh thể màu trắng là ma túy, do một phụ nữ tên Thảo (không rõ nhân thân, lai lịch) thuê vận chuyển từ Lào về Việt Nam qua biên giới tỉnh Kon Tum với tiền công 15 triệu đồng.Hiện vụ việc đang được các lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum tiếp tục phối hợp điều tra, xử lý theo quy định.