Tình yêu của gió - Truyện ngắn dự thi của Mai Hòa (Hà Nội)
Ngay sau khi đội tuyển Việt Nam chiến thắng nghẹt thở đội tuyển Thái Lan với tỷ số 3-2, nâng tổng tỷ số qua 2 trận đấu lên 5-3 và giành chức vô địch AFF Cup 2024 ngay trên sân đội bạn, hàng vạn cổ động viên Hà Nội đã đổ ra các đường phố để ăn mừng.Xung đột nhỏ trong bất đồng lớn
Hình ảnh về người dân giáo xứ Thánh PhanxicôXavie (Q.Bình Tân, TP.HCM) cùng nhau gói bánh chưng đón tết được mọi người chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Hình ảnh người dân cùng đến nhà thờ quây quần gói bánh, từ người già đến người trẻ mỗi người đều có vai trò nhất định trong công việc chung đầy ý nghĩa này. Người rửa lá, người chuẩn bị nhân, người gói bánh... tuy vất vả nhưng ngập tràn tiếng cười. Được biết, đây là năm đầu tiên người dân ở giáo xứ Thánh Phanxicô Xavie thực hiện hoạt động ý nghĩa này.
Lộ diện nhà vô địch đầy xứng đáng của giải bóng đá CEO SG Cup 2023
Liệu cơn mưa này có ảnh hưởng đến việc bắn pháo hoa đón giao thừa?. Bà Lan khuyến cáo: "Hiện cơn mưa đã qua, mây cũng tan nên từ nay đến giờ giao thừa khó có khả năng xảy ra mưa nên không ảnh hưởng đến đến hoạt động bắn pháo hoa và đón giao thừa của người dân TP.HCM, mọi người có thể vui vẻ đón năm mới đang đến".
Sau chiến thắng thuyết phục 3-2 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Thái Lan ở trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 và lên ngôi vô địch (với tổng tỷ số 5-3), CĐV ở TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường ăn mừng chiến thắng.Ghi nhận của PV Thanh Niên, sau khi tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch, hàng nghìn người dân tại TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường. Tại chân cầu Rồng (đoạn cầu Tình Yêu, Q.Sơn Trà), nhiều CĐV đã vui hết mình với đội tuyển, có cả du khách nước ngoài đứng bên lề đường Trần Hưng Đạo (Q.Sơn Trà) cổ vũ, ăn mừng như "những người trong cuộc".Cùng nhóm bạn du lịch TP.Đà Nẵng những ngày đầu năm mới 2025, em Hà Thị Thanh Hoa (quê tỉnh Quảng Bình) rất xúc động trước sự nỗ lực và tinh thần "chiến đấu đến hơi thở cuối cùng" của đội tuyển Việt Nam."Đây là kỷ niệm đẹp của em đối với Đà Nẵng và đội tuyển Việt Nam. Cả nhóm sẽ không thể quên được không khí ăn mừng ở thành phố biển xinh đẹp này", Hoa chia sẻ.Trong tâm trạng hồi hộp, nhiều du khách nước ngoài đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Canada, Mỹ… đã nhảy theo tiếng hô vang ăn mừng của người dân, du khách tại TP.Đà Nẵng.Anh Đặng Hoàng Thanh Thịnh (hướng dẫn viên tại TP.Đà Nẵng) dẫn đoàn du khách dõi theo trận đấu Việt Nam - Thái Lan xúc động chia sẻ: "Trước chiến thắng đầy quả cảm của đội tuyển Việt Nam khiến những vị khách của tôi không thể đứng yên. Họ đã đứng lên nhảy múa…".Quên đi diễn biến của trận đấu và pha ghi bàn thiếu fair-play của số 7 Supachok Sarachat, anh Nguyễn Đặng Phúc (du khách đến từ Quảng Bình) cảm thấy khá lo lắng trước chấn thương của tiền đạo Xuân Son khi số 12 phải bỏ dở trận đấu lịch sử."Xem lại pha quay chậm, tôi đã đoán Xuân Son gãy chân. Ăn mừng trước chiến thắng nhưng với tôi và hàng triệu con tim Việt luôn hướng về chấn thương của Xuân Son. Cảm ơn bạn đã thi đấu hết sức mình vì màu cờ sắc áo", anh Đặng Phúc xúc động.
Lồng bè 'phủ kín' sông Bạch Đằng: Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng nói gì?
Như Thanh Niên đã đưa tin, nắng nóng ở TP.HCM ngày càng gay gắt. Có thời điểm, nhiệt độ lên đến gần 40 độ C. Và không ít người mưu sinh dưới thời tiết nắng nóng cảm thấy đau đầu, mệt lả người. Để chống chọi nắng nóng, cụ thể là không bị say nắng, có người cho hay đã "thủ" sẵn thuốc chống say nắng mua ở nhà thuốc.Anh Đặng Hiên (37 tuổi, ngụ ở hẻm 220 Bùi Đình Túy, Q.Bình Thạnh, TP.HCM), tài xế xe ôm công nghệ, cho biết từng bị ngất xỉu vì cả ngày phải chạy xe ngoài đường đưa đón khách, giao đồ, nên ghé tiệm thuốc tây mua thuốc chống say nắng."Dược sĩ bán thuốc hạ thân nhiệt. Khi cảm nhận nhiệt trong cơ thể tăng lên thì tôi lấy ra hòa tan để uống. Ngoài ra, tôi cũng mua thêm thuốc giãn cơ và một số dung dịch bù nước điện giải để uống giúp bù nước nhanh và điều tiết lại cơ thể", anh Hiên cho hay và kể về tên những loại thuốc anh sử dụng là: Efferalgan Codeine, Oresol Pluz…Nguyễn Công Thảo (27 tuổi), cho biết hàng ngày phải di chuyển từ đường Dương Đình Cúc (H.Bình Chánh, TP.HCM) đến TP.Bến Cát (tỉnh Bình Dương) để làm việc về phân phối sản phẩm xây dựng. Liên tục đi lại trong thời tiết nắng nóng nên anh Thảo cho hay thường uống thuốc Corticoid. "Tôi đề phòng nên uống thuốc trước khi ở nhà", anh Thảo nói.Nữ tài xế xe ôm nghệ Huỳnh Thị Thảo Liên (32 tuổi, ngụ ở đường số 12, Q.Bình Tân, TP.HCM), cho biết vì đặc thù công việc thường xuyên ở ngoài trời, nên khi vô tình xem trên mạng xã hội, thấy quảng cáo về một loại viên uống chống nắng xuất xứ từ nước ngoài "giúp tạo hàng rào bảo vệ da, giảm sự tấn công của UV gây hại" nên đã nhanh chóng mua và sử dụng hàng ngày.Trên nhiều nền tảng thương mại, đã và đang xuất hiện nhiều bài đăng về những "viên uống chống nắng hiệu quả an toàn nhất hiện nay", "viên uống chống nắng nổi tiếng nhất trên thị trường bởi hiệu quả đỉnh cao khi sử dụng"… Trong đó nhấn mạnh ưu điểm là bảo vệ da và phòng ngừa ung thư rất hiệu quả, sản phẩm có khả năng chống nắng tốt khi kết hợp kèm theo kem chống nắng, có khả năng chống lão hóa hay cải thiện thâm không quá rõ rệt khi sử dụng.Huỳnh Lan Hạ (28 tuổi), làm việc tại 364 Cộng Hòa (Q.Tân Bình, TP.HCM), kể: "Tôi có mua viên uống chống nắng hơn 2 triệu đồng/hộp/60 viên. Dù giá thành cao, nhưng vì muốn chống say nắng, và muốn bảo vệ sức khỏe nên mua để dùng".Theo bác sĩ Nguyễn Huỳnh Phương, làm việc tại Phòng khám Bệnh viện ĐH Y dược 1 (Q.10, TP.HCM), nên cẩn trọng chứ không thể tùy tiện sử dụng các loại thuốc chống say nắng."Vì từng loại thuốc có thể gây tác dụng phụ. Chẳng hạn, sử dụng thuốc Corticoid trong thời gian dài với liều lượng cao thì để lại tác dụng phụ nghiêm trọng như: loãng xương, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, có thể bị loét dạ dày tá tràng… Còn khi uống thuốc Oresol, nếu không có liều dùng và cách dùng phù hợp, uống với nồng độ quá đặc cũng sẽ để lại hệ lụy với những tác dụng không mong muốn như: chóng mặt, tim đập nhanh, huyết áp tăng, khó thở…", bác sĩ Phương nói.Đối với những viên uống chống nắng được rao bán trên các nền tảng thương mại điện tử, bác sĩ Phương cũng khuyến cáo cẩn thận kẻo sử dụng phải hàng giả vì không ít sản phẩm nổi tiếng từng bị làm giả trên thị trường. Mỗi loại sản phẩm sẽ bao gồm nhiều thành phần, có thể gây dị ứng với người sử dụng."Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, để an toàn, cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa", bác sĩ Phương lưu ý.Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Phương chia sẻ một số cách có thể giúp chống say nắng, thay vì tìm đến các loại thuốc.Có thể là uống nhiều nước. Ngày thường uống ít nhất 2 lít nước/ngày, thì khi thời tiết oi bức hãy tập thói quen uống nước từ 3-4 lít/ngày. Sử dụng thêm những loại nước ép, ăn nhiều trái cây chứa vitamin A, Vitamin C và Vitamin E.Khi cảm thấy mệt, nên tìm bóng râm, nơi có máy điều hòa nhiệt độ. Cũng nên sử dụng trang phục làm bằng chất liệu thoáng khí như cotton, vải lanh. Những loại vải này sẽ không khiến cảm thấy bí bách và đổ mồ hôi nhiều hơn khi nóng. Ngoài ra, nên chọn những loại vải có màu sáng, vì sẽ hấp thụ ít ánh nắng mặt trời hơn so các gam màu tối.Ra đường khi nhiệt độ quá cao, cần phải có áo chống nắng, khẩu trang, kính râm. Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức, đặc biệt là dưới nhiệt độ cao.