An cư an tâm với The Rivana pháp lý đầy đủ
Tại lễ kỷ niệm, Bí thư Thành ủy Nha Trang Hồ Văn Mừng, qua bài diễn văn, đã ôn lại kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển TP.Nha Trang.M.U sắp chạm đến cột mốc vĩ đại
Đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ Nội vụ năm 2025 vừa được cơ quan này ban hành.Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Cao Huy, mục tiêu của Chương trình nhằm thực hiện kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp hữu hiệu trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính, tài sản, thời gian và nguồn nhân lực; tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, chuyển biến thực chất hơn trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở tất cả các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ.Chương trình đề ra các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong năm 2025, như siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý tài chính, ngân sách; thực hiện chi ngân sách nhà nước theo dự toán, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Cạnh đó, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước gắn với huy động các nguồn lực xã hội và sắp xếp, tinh gọn bộ máy.Bộ Nội vụ cũng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng tài sản công, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, tập trung vào sắp xếp, xử lý tài sản, đặc biệt là nhà, đất gắn với việc sắp xếp, tổ chức tinh gọn bộ máy. Hoàn thành sắp xếp tổ chức tinh gọn bộ máy theo đúng mục tiêu, yêu cầu gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình hợp nhất Bộ LĐ-TB-XH với Bộ Nội vụ.Bộ Nội vụ hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước bảo đảm khẩn trương để không bị gián đoạn hoặc bỏ sót công việc; thực hiện tinh giản biên chế gắn với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm; tiếp tục sắp xếp, đẩy mạnh tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập của bộ, ngành, địa phương.Về thể chế, chính sách liên quan đến tổ chức bộ máy hành chính, cơ chế vận hành, chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ tập trung sửa đổi, bổ sung các chính sách bảo đảm thực hiện mục tiêu hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp, tổ chức bộ máy. Tổ chức triển khai hiệu quả các chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.Đồng thời, Bộ Nội vụ tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc 51 địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua; khẩn trương sắp xếp, tổ chức, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, xử lý đối với tài sản công sau sắp xếp, bảo đảm sớm ổn định để tổ chức đại hội đảng các cấp năm 2025.Tiếp tục rà soát, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đối với những đơn vị hành chính chưa đủ tiêu chí về diện tích, dân số theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chủ động phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030...
Hoa kèn hồng khoe sắc khiến nhiều người xao xuyến
Ngày tết đến, chúng ta thường thấy người lớn lì xì cho trẻ nhỏ để chúc chăm ngoan, học giỏi. Mở rộng hơn, con cháu ngày nay cũng lì xì cho cha mẹ, ông bà để chúc sức khỏe, bình an. Bạn bè, đồng nghiệp lì xì nhau để chúc năm mới vạn sự như ý...Thượng tọa Thích Trí Chơn, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, lì xì xuất phát từ tiếng Trung Hoa 利事 (lợi sự), tức là chúc cho một năm mới với những điều lợi ích, may mắn.Tại Việt Nam, chúng ta hay tặng cho nhau một bao lì xì hình chữ nhật màu hồng hoặc màu đỏ, màu biểu tượng cho thành công, thắng lợi, hạnh phúc, an lành. Trong bao lì xì, đồng tiền lớn hay nhỏ không quan trọng.Thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ, lì xì từ lâu đã trở thành một phong tục, có ý nghĩa gián tiếp nhắc nhở mọi người hãy làm những thiện sự (việc tốt) để có những hoa trái thiện lành. từ những nhân thiện để chúng ta có hoa trái thiện lành.Như vậy, chỉ là lời chúc, lì xì còn là một cách chúng ta nương vào đó để nhắc nhở mình làm những việc có lợi cho chính mình, mọi người xung quanh, xã hội và cả môi trường.Theo Viện chủ tu viện Khánh An, bao lì xì thường có màu đỏ có thể giải thích là do xuất phát từ lửa. Về cơ bản, chúng ta hay nói ngọn hồng nhưng màu của lửa được cụ thể hóa lên màu đỏ - màu của lợi ích, màu của thắng lợi, vinh quang, chói sáng. Bên cạnh đó, trong văn hóa của nhiều nước châu Á, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, cát tường, thịnh vượng... nói chung là màu của những điều tốt đẹp. Vì vậy, ngày tết không thể thiếu màu đỏ, bao lì xì đa phần của màu đỏ cũng vì mang ý nghĩa chúc cho nhau những điều tốt đẹp như vậy. Ngoài ra, ngày tết người Việt còn có tục đi chùa hái lộc. Theo thượng tọa Thích Trí Chơn, lộc là một mầm nhú ở trên các cây xanh, thường mùa xuân thì nảy nở đâm chồi. Người Việt xưa có tục lên chùa hái lộc đầu năm, theo thông lệ đó, người ta đến chùa sẽ cầm về chiếc lá, cành hoa ở chùa về nhà mang tính biểu tượng như lộc, từ đó sinh sôi nảy nở cho ra hoa thơm trái ngọt. Tất cả đều chỉ mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, tục đi chùa hái lộc đầu năm đã không còn phù hợp trong lối sống hiện tại. Ngày nay, nhiều chùa ở Việt Nam được bao phủ bởi cây cối để cho góp phần cho không gian tươi xanh. "Nếu ai đi chùa đầu năm cũng hái lộc, bứt lá, bẻ cành, ngắt hoa thì sẽ rất phản cảm, mất đi hình ảnh đẹp, một môi trường nhiều người đến chiêm ngưỡng nên nếu có thể chúng ta chỉ cần quán nguyện lộc ở trong tâm thức của mình. Những hạt giống tươi tốt, đẹp, thơm trong trái tim mình cố gắng vun bồi, nuôi dưỡng thì có được lộc tốt nơi chính mình khi tiếp xúc Đức Phật hay hơn là mình bẻ cành, chiết lá mang về nó không còn phù hợp trong bối cảnh hôm nay", thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ.
Các tiểu thương, sau nhiều ngày buôn bán chật vật, buộc phải giảm giá sâu đến 50-75%, thậm chí chấp nhận "xả hàng" vào tối muộn với hy vọng vớt vát được chút vốn cuối cùng. Một số người may mắn tranh thủ giờ này để mua hoa giá rẻ, nhưng phía sau đó là nỗi buồn của những người bán, những người đã đổ công sức chăm sóc cả năm trời.Nhiều tiểu thương, vì không muốn bị ép giá, chọn cách chặt bỏ những cành đào, gom thành đống ngay trên vỉa hè, quyết không bán rẻ dù phải chịu lỗ. Với họ, việc chấp nhận bán phá giá không chỉ là một thất bại trong kinh doanh mà còn tạo tiền lệ xấu cho những năm sau. Những cây hoa có thể trồng lại được thì được mang về vườn, nhưng phần lớn bị bỏ lại hoặc đem về nhà để chưng cho qua tết.Hình ảnh các chậu đào, quất, và hoa tết bị bỏ lại ven đường đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, đằng sau sự "xả hàng" này là một gánh nặng lớn cho những người làm vệ sinh môi trường. Những cành hoa, chậu cảnh bị bỏ lại chất thành đống lớn, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn đòi hỏi nhiều công sức thu gom, xử lý trong những ngày sát tết. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, nhiều người dân chờ đến sát ngày để mua hoa giá rẻ, khiến tình hình buôn bán thêm phần ảm đạm. Những tiểu thương bám trụ đến chiều muộn, nhưng đến 5-6 giờ tối, phần lớn cũng phải thu dọn về nhà, mang theo những hy vọng mong manh về một năm sau tốt đẹp hơn.
Hành trình vươn tới thành công khởi nguồn từ khát vọng
Ngày 21.3, tin từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (Ban A), cho biết đơn vị đang tiếp tục thực hiện tịch thu số tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng gần 10 tỉ đồng của các nhà thầu trong liên danh thi công gói thầu số 4 dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông TP.Buôn Ma Thuột.Đây là hoạt động nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc khắc phục vi phạm, khuyết điểm theo một thông báo của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) T.Ư.Theo Ban A, đến nay cơ quan này đã thu hồi hơn 3,3 tỉ đồng của các đơn vị (đạt 33,5%), còn lại gần 6,6 tỉ đồng chưa thu hồi, gồm: Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Sài Gòn (hơn 4,7 tỉ đồng), Công ty TNHH MTV xây dựng 470 (gần 1,6 tỉ đồng), Công ty TNHH Phương Đông (294 triệu đồng).Ban A cũng cho biết trong năm 2024 đã có các văn bản gửi các ngân hàng (thực hiện bảo lãnh) đề nghị hoàn trả số tiền còn lại trên nhưng các ngân hàng vẫn chưa thực hiện.Mới đây, Ban A có văn bản đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk xem xét, chỉ đạo các đơn vị thực hiện thu hồi nộp ngân sách nhà nước theo quy định, sớm khắc phục theo thông báo của UBKT T.Ư trước ngày 31.3.Theo đó, đề nghị Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh Đắk Lắk đôn đốc, giám sát đối với các ngân hàng đã thực hiện bảo lãnh cho các đơn vị thi công theo đúng cam kết của các ngân hàng trước chủ đầu tư.Đồng thời, giao Ban A chủ động làm việc với các ngân hàng bảo lãnh hợp đồng và có văn bản yêu cầu đối với các ngân hàng thực hiện việc hoàn trả nộp ngân sách nhà nước số tiền gần 6,6 tỉ đồng của 3 nhà thầu trên.Trước đó, tại kỳ họp thứ 49 (tháng 10.2024), UBKT T.Ư đánh giá Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk nhiệm kỳ 2015 - 2020 (giai đoạn 2019 - 2020), Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh các nhiệm kỳ 2016 - 2021, 2021 - 2026 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông TP.Buôn Ma Thuột; trong thực hiện một số dự án điện năng lượng mặt trời, điện gió.UBKT T.Ư nhận định một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt của tỉnh Đắk Lắk vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.Cũng tại kỳ họp này, UBKT T.Ư quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phạm Văn Hạ (nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Ban A) và ông Bùi Văn Từ (Trưởng ban quản lý dự án các khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk); cảnh cáo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2016 - 2021; Đảng ủy Ban A các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025; khiển trách đối với Chủ tịch, một phó chủ tịch UBND tỉnh và nguyên giám đốc 2 sở Xây dựng và TN-MT tỉnh Đắk Lắk.