$416
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của công an đánh đàn. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ công an đánh đàn.Ngày 31.1 (mùng 3 tết), lãnh đạo UBND xã Hòa Thành, TP.Cà Mau (tỉnh Cà Mau) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ phóng hỏa đốt nhà làm 3 người bị thương.Thông tin ban đầu, khoảng 2 giờ 22 ngày 30.1 (mùng 2 tết), căn nhà của bà P.M.C (46 tuổi, ngụ ấp Cái Ngang, xã Hòa Thành, TP.Cà Mau) bất ngờ bốc cháy do bị tạt xăng và phóng hỏa từ bên ngoài.Lúc xảy ra cháy, trong nhà có 6 người, trong đó 3 người bị thương, gồm: bà L.K.A (72 tuổi, mẹ ruột bà C.) bị bỏng nặng, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau, sau đó chuyển lên Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ; P.V.D (chị ruột bà C.) bị bỏng tay và chân, hiện điều trị tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau và bà C. bị bỏng nhẹ ở chân.Vụ cháy làm hư hỏng nhiều tài sản trong nhà, ước thiệt hại khoảng 14 triệu đồng. Ngay sau khi nhận tin báo, Công an xã Hòa Thành phối hợp Công an TP.Cà Mau có mặt tại hiện trường, lập hồ sơ vụ việc và mời những người liên quan làm việc.Qua điều tra ban đầu, cơ quan công an xác định nghi phạm gây ra vụ phóng hỏa là ông P.T.S (45 tuổi, con trai ruột bà A.). Nguyên nhân vụ việc đang được tiếp tục điều tra, làm rõ. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của công an đánh đàn. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ công an đánh đàn.Sáng 25.2, Thành ủy, UBND, HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 – 27.2.2025) và đón nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp nhà nước của ngành y tế TP.HCM.Buổi lễ có sự tham gia của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Phước Lộc cùng các nguyên lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM. Buổi lễ còn có lãnh đạo, các y bác sĩ đã và đang làm việc tại các bệnh viện ở TP.HCM.Tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thế hệ thầy thuốc, đặc biệt là các giáo sư, bác sĩ cao niên đã có nhiều công lao, cống hiến cho ngành y tế thành phố và nước nhà.Theo ông Nguyễn Văn Nên, từ khi đất nước đẩy mạnh công cuộc đổi mới, ngành y tế TP.HCM đã vươn lên mạnh mẽ, xây dựng mạng lưới y tế hiện đại, trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn của cả nước. Đội ngũ nhân lực y tế phát triển vượt trội, làm chủ các kỹ thuật chuyên sâu, tiếp cận trình độ y tế tiên tiến thế giới. “Để có được những thành tựu to lớn này, chúng tôi ghi ơn sự cống hiến của biết bao thế hệ thầy thuốc. Đặc biệt là trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 cam go và khốc liệt. Khi đội ngũ y tế đã cùng toàn hệ thống chính trị và nhân dân thành phố kiên cường, dũng cảm vượt qua đại dịch bằng tinh thần đoàn kết và nỗ lực phi thường”, Bí thư Thành ủy TP.HCM phát biểu. Trong chiến lược phát triển của TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030, ông Nguyễn Văn Nên khẳng định việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân phải được đặt lên hàng đầu. Để thực hiện chiến lược này, ông đề nghị ngành y tế cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng y tế thông minh. Đồng thời, cải cách hành chính, phát triển cả các cơ sở chuyên sâu lẫn cơ sở y tế cơ bản, và chủ động ứng phó với các loại dịch bệnh.Tại buổi lễ, với những đóng góp to lớn của ngành y tế TP.HCM trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, Sở Y tế TP.HCM vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất. Ngoài ra, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cũng vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất, Bệnh viện Q.Bình Thạnh đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì… Dịp này, 4 lãnh đạo trong Ban giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhận Huân chương Lao động. PGS-BS Tăng Chí Thượng nhận Huân chương Lao động hạng nhì, PGS-BS Nguyễn Anh Dũng nhận Huân chương Lao động hạng nhì, TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu nhận Huân chương Lao động hạng ba, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam nhận Huân chương Lao động hạng ba, TS-BS Lê Trường Giang nhận Huân chương Lao động hạng ba.Tại buổi lễ cũng trao danh hiệu thầy thuốc nhân dân cho 6 bác sĩ, danh hiệu thầy thuốc ưu tú cho 94 bác sĩ. ️
Làng giải trí Đài Loan đang bàng hoàng trước tin Từ Hy Viên qua đời sau khi mắc bệnh cúm và viêm phổi. Giữa lúc những thông tin liên quan đến cái chết của nữ ca sĩ - diễn viên 7X chưa được tiết lộ cụ thể, những hình ảnh cuối cùng của cô thu hút sự quan tâm của truyền thông, công chúng.Theo trang Yahoo News (Đài Loan), lần cuối cùng Từ Hy Viên được nhìn thấy tại sự kiện đông người là vào ngày 25.1 vừa qua, khi cô cùng chồng dự bữa tiệc mừng của con gái nhà sản xuất Vương Vĩ Trung. Trong loạt ảnh được các khách mời chia sẻ trên mạng xã hội, sao phim Vườn sao băng xinh đẹp, rạng rỡ trong chiếc váy dài nữ tính, khoác vest đen thanh lịch. Cô quấn quýt bên chồng - DJ Koo, liên tục cười nói với những người bạn thân thiết và thoải mái chụp ảnh cùng dàn khách mời. Nhiều người hâm mộ xót xa bày tỏ họ không ngờ những khoảnh khắc chụp tại sự kiện này là lần cuối cùng họ được nhìn thấy ngôi sao sinh năm 1976. Trước đó, Từ Hy Viên cùng chồng và những người thân trong gia đình đã cùng tổ chức bữa tiệc ấm cúng vào tối 31.12.2024 để đón chào năm mới 2025. Khoảnh khắc tụ họp ấm cúng của cả nhà được DJ Koo đăng kèm dòng trạng thái: "Chúc mừng năm mới! Chúc mừng năm mới!". Trong ảnh, nữ diễn viên phim Bong bóng mùa hè trông vẫn tươi tắn và mỉm cười hạnh phúc bên những người thân yêu. Hình ảnh trên cũng được em gái của cô là Từ Hy Đệ chia sẻ. Tiểu S bộc bạch: "Năm 2025 sắp đến rồi. Biết ơn vì chúng ta vẫn được tụ họp bên nhau. Được rồi, các bạn muốn nhìn thấy Đại S lắm đúng không, tôi sẽ cho các bạn xem. Khuôn mặt của chị ấy vẫn rạng rỡ ngay cả khi không trang điểm… Chúng ta hãy cùng nhau trẻ trung trong năm rắn này nhé!". Đáng tiếc là không lâu sau đó, Hy Đệ đã phải xác nhận sự ra đi của chị gái... Trước khi qua đời, Từ Hy Viên sống kín tiếng bên DJ Koo và hai con. Cô hiếm cập nhật trang cá nhân, hầu như không xuất hiện công khai, dự sự kiện hay tham gia các hoạt động giải trí. Những năm qua, sức khỏe của nữ diễn viên không ổn định do từng sảy thai, mắc chứng trầm cảm, chán ăn đến mức có lúc chỉ còn 39 kg… Cuộc chiến ly hôn giữa cô và doanh nhân Uông Tiểu Phi từ năm 2021 cũng khiến nữ diễn viên 7X chịu nhiều mệt mỏi, áp lực. Năm 2024, DJ Koo từng tiết lộ sức khỏe của Từ Hy Viên khiến anh luôn ở bên chăm sóc. Trên trang cá nhân, nam nghệ sĩ người Hàn thỉnh thoảng chia sẻ một vài khoảnh khắc hạnh phúc bên vợ. Sau khi bà xã qua đời, anh chưa có động thái gì trên mạng xã hội. Một số phương tiện truyền thông Đài Loan tiết lộ gia đình đang sắp xếp để đưa Từ Hy Viên từ Nhật Bản về Đài Loan. Kế hoạch tang lễ của ngôi sao 7X cũng đang được gia đình bàn bạc. ️
Ở Hà Nội, có một thời hễ thấy trong nhà treo bộ tranh Hàng Trống là biết tết sắp đến. Nói về tranh dân gian Hàng Trống, có hai dòng gồm tranh thờ và tranh tết. Chỉ cần một bức vẽ treo trước bàn thờ gia tiên gọi là tranh Hương Chủ với nội dung đầy đủ mâm ngũ quả, ban thờ, cửa võng, bài vị… là đủ thấy tết đang về. Nhà khá giả hơn treo thêm hai bức chim công và cá chép (Lý ngư vọng nguyệt), gửi gắm qua đó khát vọng, ước mong về một cuộc sống an yên, sum vầy, sung túc, thịnh đạt. Bộ ba tranh này được định danh rõ là tranh tết, tranh dùng chơi tết - một thú vui, tập quán thú vị của người Hà Nội xưa.Tết về, cũng là lúc các mẹ, các bà, các chị tất bật với cỗ tết tất niên. Người xưa quan niệm dẫu cả năm khốn khó, vất vả nhưng khi tết về, mâm cỗ phải đủ đầy, sung túc. Cụ bà Nguyễn Thị Lâm, một tiểu thư Hà Nội của ngày xưa rồi về làm dâu Bát Tràng, vẫn nhớ như in những ngày cận tết: "Me tôi kỹ lắm, gần đến 30 tết là chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu để làm mâm cỗ gồm bốn bát nấu và sáu đĩa, món nào cũng cầu kỳ. Lấy ví dụ nấu bát canh bóng phải có đủ 12 nguyên liệu, bóng phải chế biến sao cho mềm mà lại giòn. Nước canh phải lấy từ nước mưa đã lắng hằng năm, đem luộc gà và chỉ dùng nước luộc lần hai của gà, làm thế nước mới trong để thấy rõ cái đẹp của 12 nguyên liệu. Để ngọt nước, me tôi dùng tôm Thanh Hóa vì tôm khô ở đây vẫn để râu, sẽ làm nước ngọt hơn. Mâm cỗ tết, chuẩn bị sẵn sàng cho đủ nguyên liệu là mất một ngày, nấu thêm một ngày là bày tất niên mời các cụ về hưởng, thắp hương xong thì con cháu quây quần và thưởng thức cùng nhau".Hình ảnh những chiếc xe đạp ngày cuối năm chở những bó mùi già để bán cho mọi người về nấu nước tắm trước ngày 30 tết thực sự quen thuộc. Dưới cái lạnh se của đất trời, nồi mùi già đặt bên bếp lửa tỏa ngát vào không gian, thơm dịu, khiến đầu óc thư thái, nhẹ nhàng. Các cụ ngày xưa thật có lý khi vào cuối năm lại nấu lá mùi già làm nước tắm, bởi vận dụng dược tính của mùi già chữa cảm mạo, giải tỏa căng thẳng, cộng thêm quan niệm gột rửa điềm gở năm cũ, chuẩn bị tinh thần, cơ thể tươi vui đón một năm mới an lành. Hương mùi già ngát bay trong chiều cuối năm mãi là một ký ức đẹp.Màu tết, cũng có nhiều gợi nhớ khi thấy trên ban thờ sắc vàng của cam canh - bưởi diễn, ấy là lúc tết về. Bưởi được chọn từng quả căng mọng, sáng da, và để giữ cho sắc thắm tươi lâu, hương tỏa dịu, bưởi được đem lau qua cùng rượu trắng. Việc này chắc chắn từng quen thuộc với bao người. Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung, một người nặng lòng cùng tình yêu Hà Nội qua phong vị ẩm thực, chia sẻ hồi ức: "Mùi tết, nhiều kỷ niệm đẹp lắm. Ngày xưa cỗ tết, chỉ mùi gà luộc thôi đã thấy ngây ngất rồi, gà ngày xưa các cụ nuôi dành cho tết, được chăm chút kỹ. Mùi của bưởi diễn, mùi của hoa lan, mùi hương bài, cùng những cầu kỳ, tinh tế trong cách chơi hoa như thủy tiên. Hoa nở chậm thì tưới nước ấm, hoa nở vội phải bôi lòng trắng trứng gà để kềm lại cho đúng giao thừa… Tết về, nó làm tôi ốm vì phải làm việc liên tục, từ rửa lá dong, đến vo gạo, đãi đỗ, làm cơm… nhưng luôn khiến tâm hồn tôi xao xuyến, bâng khuâng giữa thời khắc cũ - mới để nhìn lại mình".Kỷ niệm, hồi ức, hương vị, lối trang trí, hiện vật, không gian…, những người hoài cổ, là kiến trúc sư, nhà báo, nhà sưu tầm, chuyên gia ẩm thực… đã hợp nhau lại, cùng tái hiện một không gian tết xưa tại Không gian sáng tạo 282 Factory (Long Biên, Hà Nội), đem về những kỷ niệm tết mà nhiều người từng trải qua trong đời.Một cuộc chơi với tết khơi miền hoài niệm, để lại một kỷ niệm đẹp, họa sĩ Vũ Hòa trở về từ Pháp, nói lên cảm nhận: "Hiếm có những dịp mọi người tạo ra không khí tết bằng bài trí hiện vật cổ theo nguyên bản và các hoạt động mang lại ký ức Hà Nội xưa, có thành thị, nông thôn, có mâm cỗ, tranh thờ, rồi ra cả sinh hoạt phố chợ với hàng hoa, hát xẩm, tò he, thư pháp… Tôi là người Hà Nội, và lâu lắm rồi mới có lại cảm xúc tết gần gũi, thân quen đến thế". ️