Mang vỏ chai nhựa đi... may quần áo, một công đôi tiện ích
Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 18 của Chính phủ về sắp xếp, tinh gọn bộ máy vừa có văn bản gửi các bộ, ngành về việc bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Theo đó, căn cứ ý kiến của Bộ Chính trị và kết luận của Ban Chỉ đạo của Chính phủ, điều chỉnh một số chức năng, nhiệm vụ giữa Bộ Công an và một số bộ, ngành liên quan:Chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Công an.Chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.Chuyển nhiệm vụ về sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ từ Bộ GTVT sang Bộ Công an. Chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn, an ninh thông tin mạng từ Bộ TT-TT sang Bộ Công an.Về nhiệm vụ quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh, giao Bộ Công an chủ trì xây dựng, thu thập, cập nhật, khai thác, chia sẻ thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh. Về nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không, giao Bộ Công an chủ trì bảo đảm an ninh hàng không tại sân bay và trong máy bay. Về nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia tại khu vực biên giới, cửa khẩu, giao Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thống nhất nhiệm vụ chủ trì, phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng. Ngoài ra, chuyển Tổng công ty Viễn thông Mobifone về Bộ Công an quản lý (tố chức đảng chuyển về trực thuộc Đảng ủy Công an T.Ư).Trước đó, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký công văn của Ban Chỉ đạo hướng dẫn về việc bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Theo đó, chuyển các nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy từ Sở LĐ-TB-XH; chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp từ Sở Tư pháp sang Công an tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư.Chuyển nhiệm vụ về sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ từ Sở GTVT; chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn, an ninh thông tin mạng từ Sở TT-TT sang Công an tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư.Lewandowski từ chối ở lại Bayern Munich, quyết tâm gia nhập Barcelona
Sáng mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong tiết thời se lạnh, Đà Nẵng đón những vị khách đầu tiên của năm mới theo cách không thể ấm áp hơn. Hơn 800 du khách Mỹ trên du thuyền Crystal Symphony vừa đặt chân lên bến cảng đã được chào đón bằng những màn múa lân rộn ràng và những món quà nhỏ mang đậm hồn Việt: nón lá, hoa tươi và cả những lời chúc năm mới may mắn. Lãnh đạo Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến du lịch, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu Cảng Đà Nẵng cùng tặng hoa, nón lá truyền thống cùng quà lưu niệm cho du khách xông đất.Tàu Crystal Symphony xuất phát từ Singapore ngày 18.1, đã đi qua các nước Thái Lan, Campuchia trước khi đến Việt Nam. Tại TP.Đà Nẵng, du khách tham quan những điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà), Bảo tàng điêu khắc Chăm, bãi biển Mỹ Khê, tham quan đường hoa, vườn hoa xuân cùng các hoạt động vui chơi giải trí, tái hiện tết cổ truyền,…Và năm 2025 hứa hẹn còn bùng nổ hơn nữa, khi dự kiến Cảng Tiên Sa sẽ đón 77 lượt tàu, với hơn 121.000 hành khách quốc tế, riêng quý I đã có hơn 41.000 khách. Một năm mới đã mở ra với những tín hiệu đầy lạc quan cho du lịch Đà Nẵng.Những vị khách đầu tiên của năm đã đến với những nụ cười mãn nguyện, và chắc chắn họ sẽ còn quay lại. Bởi Đà Nẵng, với sông Hàn, những cây cầu và bầu không khí thân thiện, luôn có cách khiến người ta muốn trải nghiệm thêm. Lãnh đạo Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến du lịch, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu Cảng Đà Nẵng cùng tặng hoa, nón lá truyền thống cùng quà lưu niệm cho du khách xông đất.Theo Sở Du lịch, tàu Crystal Symphony xuất phát từ Singapore ngày 18.1, đã đi qua các nước Thái Lan, Campuchia trước khi đến Việt Nam. Tại TP.Đà Nẵng, du khách tham quan những điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà), Bảo tàng điêu khắc Chăm, bãi biển Mỹ Khê, tham quan đường hoa, vườn hoa xuân cùng các hoạt động vui chơi giải trí, tái hiện tết cổ truyền…
Căng mình bảo vệ rừng vì trong 3 năm có đến 42 nhân viên nghỉ việc
Chiều 3.3, thừa ủy quyền của Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng, đại diện lãnh đạo Phòng An ninh đối ngoại Công an thành phố tổ chức trao quyết định công nhận đơn vị điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 cho Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng. Tại buổi trao thưởng, thượng tá Đặng Công Vinh, Phó trưởng phòng An ninh đối ngoại, trao quyết định của ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, về việc công nhận Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng là đơn vị điển hình phong trào.Trong đó, Đội trật tự du lịch biển đóng vai trò nòng cốt, có nhiều thành tích ấn tượng, phối hợp hiệu quả với lực lượng địa phương, nhất là công an, biên phòng, góp phần xây dựng thương hiệu biển Đà Nẵng bình yên, an toàn, thân thiện, hiếu khách.Theo Phòng An ninh đối ngoại, năm 2024, Đội trật tự du lịch biển chủ động bố trí lực lượng phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc các phường ven biển, trong đó có tổ tuần tra thực hiện mô hình "đảm bảo an ninh trật tự du lịch biển".Đội trật tự đã phát hiện, phối hợp Công an P.Phước Mỹ xử lý 9 vụ trộm cắp/9 nghi phạm. Tập thể đội cùng 3 cá nhân Nguyễn Hồng Vân, Phan Thanh Trinh, Lê Thị Ý Linh được Giám đốc Sở Du lịch tặng giấy khen; anh Phan Thanh Trinh còn được UBND P.Phước Mỹ tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.7 thành viên trong đội được Ban quản lý biểu dương về thành tích mật phục bắt nghi phạm trộm cắp ở bãi biển.Năm 2024, thành viên Đội quản lý trật tự du lịch còn được Ban quản lý biểu dương 41 lần tìm lại tài sản giá trị cho du khách bỏ quên, đánh rơi (điện thoại, ví tiền, túi xách, đồng hồ Rolex…); hỗ trợ tìm kiếm 251 trường hợp trẻ đi lạc, bàn giao cho gia đình.Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cùng với P.Thanh Bình (Q.Hải Châu) là 2 đơn vị được TP.Đà Nẵng công nhận điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 trên toàn địa bàn TP.Đà Nẵng.
Tổ hợp Trang trại và Nhà máy chế biến thịt bò Tam Đảo có tổng mức đầu tư là 1.670 tỉ đồng, được triển khai đầu tư bởi Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (Vilico). Đây là liên doanh hợp tác giữa Vinamilk (đại diện là công ty con Vilico) và Tập đoàn đa ngành Sojitz của Nhật Bản.Đây là kết quả đầu tiên hiện thực hóa Biên bản ghi nhớ có giá trị 500 triệu USD giữa Vinamilk - Vilico - Sojitz và tỉnh Vĩnh Phúc, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản năm 2021 (tại Nhật Bản).Dự án khởi công năm 2023 và hoàn thành toàn bộ đầu tư xây dựng chỉ hơn một năm sau. Trong đó, Nhà máy chế biến thịt bò Tam Đảo đã chính thức đi vào hoạt động sản xuất từ quý 4/2024. Tính đến thời điểm hiện nay, đây là tổ hợp khép kín quy trình chăn nuôi và chế biến thịt bò cao cấp đầu tiên và có quy mô lớn bậc nhất tại Việt Nam.Trong chuyến thăm, Thủ tướng hoan nghênh hai doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn, thách thức để hiện thực hóa biên bản ghi nhớ trong thời điểm đại dịch Covid-19, thể hiện tinh thần "đã nói là làm, đã hứa, đã làm là ra sản phẩm cụ thể". Thủ tướng cũng nhấn mạnh: "Tôi rất vui khi đây là một dự án 500 triệu đô la đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm. Rất khó để kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, do hiệu quả mang lại không như công nghiệp, nhưng có ý nghĩa riêng". Dự án cũng được đánh giá có ý nghĩa trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là trong việc chăm lo sức khỏe, thể chất, đời sống cho người dân Việt Nam, với việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng, thực phẩm bảo đảm ngon - sạch, chăn nuôi chế biến đúng quy trình có tính khoa học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Tổ hợp được triển khai trên tổng diện tích 75,6 ha tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc), gồm 2 phân khu chính: trang trại chăn nuôi bò thịt có quy mô lên tới 10.000 con và nhà máy chế biến thịt bò với công suất lên tới 30.000 con/năm, tương đương sản lượng 10.000 tấn thịt/năm. Báo cáo với Thủ tướng, ông Mizushima Kozo, Tổng giám đốc của Sojitz Việt Nam, chia sẻ: "Dự án sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường, định hình tương lai của ngành sản xuất thịt bò, góp phần tạo ra những thay đổi tích cực trong thói quen tiêu dùng thịt bò tại Việt Nam". Trực tiếp thị sát các khu vực sản xuất, gặp gỡ ban giám đốc và người lao động tại nhà máy, Thủ tướng đã nghe báo cáo về công nghệ chế biến, quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn cao của thế giới. Cụ thể, dây chuyền giết mổ, chế biến tự động với công nghệ mới nhất từ châu Âu và Nhật Bản, toàn bộ quy trình được thực hiện trong môi trường kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tối đa.Hệ thống băng chuyền và đóng gói thông minh giảm thiểu tiếp xúc tay người, giữ nguyên nhiệt độ và độ tươi ngon của thịt. Thịt bò được xử lý và bảo quản ở nhiệt độ 0-4 độ C trong suốt quá trình sản xuất và phân phối, giúp duy trì chất lượng, dinh dưỡng và hương vị, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe từ các thị trường lớn như Nhật Bản, Châu Âu. Bên cạnh đó, nhà máy còn đáp ứng được các tiêu chuẩn cao về sản xuất xanh, giảm phát thải hướng đến phát triển bền vững.Về tiến độ, ông Harumoto Yoichi, Tổng giám đốc Công ty JVL cho biết: "Dự án nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Vinamilk, Vilico và Sojitz với tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm trong chăn nuôi, sản xuất và quản trị vận hành". Hạng mục Trang trại chăn nuôi bò thịt cũng đã hoàn thành và dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 5/2025. Với kinh nghiệm từ Vinamilk, trang trại bò thịt sẽ được vận hành theo các tiêu chuẩn cao như Global S.L.P, từ đó hoàn thiện quy trình khép kín "3 trong 1" từ chăn nuôi, sản xuất và phân phối.Đại diện Công ty JVL cho biết sắp tới, công ty sẽ giới thiệu thương hiệu "Thịt bò tươi ủ mát NIKU-ICHI" với nhiều dòng sản phẩm độc đáo, cao cấp. Bên cạnh đó, JVL cũng đã thành công đưa ra thị trường các sản phẩm chế biến như xúc xích, bò viên, các sản phẩm thịt bò tẩm ướp sẵn,… gia tăng sự tiện lợi."Các sản phẩm thịt bò tươi ủ mát của JVL đã bắt đầu gia tăng nhận diện trên thị trường, trở thành nguồn cung ứng chất lượng cho các nhà hàng và có mặt tại các chuỗi siêu thị lớn trên cả nước... Trong thời gian tới, khi cả tổ hợp đi vào hoạt động, độ phủ thị trường sẽ được tăng cường mạnh mẽ" - ông Harumoto, Tổng giám đốc JVL, cho biết thêm.Với thế mạnh đến từ Vinamilk, Vilico và Sojitz, dự án được kỳ vọng không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước mà cả hướng tới xuất khẩu thịt bò "made in Vietnam" chất lượng cao đến nhiều quốc gia.
Giá vé máy bay cao vì đâu?
Sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm (số ra ngày 4, 5.9) của Báo Thanh Niên, mở rộng điều tra, ngày 3.1 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ở Q.Gò Vấp, là chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng); đồng thời ra quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ở Q.11, là bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) về tội hành hạ người khác.Theo điều tra, trong quá trình chăm sóc các cháu hằng ngày tại Mái ấm Hoa Hồng, bị can Hương và Nhanh đã có những hành vi đe dọa, đối xử tàn ác, đánh tất cả 30 cháu bé tại phòng 102 và lặp đi lặp lại nhiều lần.Vụ việc xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng được phanh phui ngày 4.9, sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm (số ra ngày 4, 5.9) của Báo Thanh Niên.Ngay sau khi tiếp nhận tin báo về sự việc xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng vào ngày 4.9, Ban giám đốc Công an TP.HCM đã chỉ đạo Công an Q.12, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp các đơn vị khẩn trương xác minh, điều tra xử lý.Ngày 3.1, tin từ Công an Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan vụ việc nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghen để điều tra hành vi "cố ý gây thương tích", "làm nhục người khác" và "gây rối trật tự công cộng". Khoảng 0 giờ 30 ngày 1.1, chị N.N.N (30 tuổi, nhân viên một ngân hàng có chi nhánh tại TP.Cần Thơ) sau khi dự tiệc tất niên của cơ quan thì bắt xe taxi về nhà ở P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều. Tới nơi, chị N. phát hiện bỏ quên chìa khóa nhà, chìa khóa ô tô ở cơ quan nên gọi điện thoại cho anh N.M.T (làm chung ngân hàng) nhờ lấy giúp. Khi anh T. mang chìa khóa đến cho N. thì được chị này tiếp tục nhờ đưa sang bờ hồ Xáng Thổi, đường Huỳnh Cương lấy đồ đạc cá nhân.Khi đến đường Huỳnh Cương, N. bước xuống từ ô tô của anh T. thì bị vợ anh T. là chị H.N.B.T (41 tuổi) nhìn thấy. Hai bên xảy ra lời qua tiếng lại, H.N.B.T lao vào đánh N. liên tiếp vào đầu, mắt gây thương tích; đồng thời còn xé áo, quần của nữ nhân viên ngân hàng. Ngoài ra, N.T.N.Q, em gái của T. còn dùng mũ bảo hiểm đánh vào người N.Sau đó, chị N. đến Công an P.Thới Bình trình báo vụ việc. Bước đầu, tại cơ quan công an, H.N.B.T và N.T.N.Q thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.