$643
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Xosominhngoc Thứ 5. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Xosominhngoc Thứ 5.Bản Ghi nhớ (MOU) hợp tác về dịch chuyển chuyên gia, lao động có kỹ năng, lao động thời vụ Việt Nam đi làm việc tại Phần Lan giữa Bộ LĐ-TB-XH Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan đã ký kết vào sáng nay, 13.1 tại Hà Nội.Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung, quan hệ hai nước đang chuyển dần từ đối tác phát triển sang hợp tác cùng có lợi và mối quan hệ hữu nghị này ngày càng phát triển tốt đẹp với những chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai bên. Đặc biệt trong năm 2023 khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2023). Năm 2024, các hoạt động trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước như chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho (3.2024); Tổng Bí thư Tô Lâm gặp Tổng thống Phần Lan Alecxander Stubb tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (24.9.2024), đã góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác giữa hai nước.Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong những năm gần đây, mỗi năm Việt Nam đưa gần 160.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài (năm 2023 đưa 159.986 lao động, năm 2024 đưa gần 159.000 lao động) và hiện nay có khoảng 700.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở 40 nước và vùng lãnh thổ, với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Từ cuối năm 2023 đến nay, Bộ LĐ-TB-XH đã chấp thuận đăng ký của 3 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ Việt Nam có hợp đồng cung ứng 134 lao động đi làm việc tại Phần Lan. Đến nay đã có 55 lao động đi làm việc tại Phần Lan, với thu nhập ổn định từ 1.500 - 2.000 euro/tháng, điều kiện làm việc và phúc lợi xã hội khá tốt. Bản Ghi nhớ hợp tác giữa 2 nước có giá trị trong vòng 5 năm từ năm 2025 - 2030. Qua đó thiết lập quan hệ đối tác về di cư lao động giữa hai bên tham gia trong giới hạn thẩm quyền tương ứng của mỗi bên và theo luật pháp, thủ tục, nguồn lực hiện hành, tôn trọng các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Xosominhngoc Thứ 5. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Xosominhngoc Thứ 5.Hội đồng Anh và IDP vài ngày trước thông báo tất cả kỳ thi IELTS tại Việt Nam sẽ chuyển đổi sang hình thức thi trên máy tính từ sau 29.3, tức sẽ dừng thi IELTS trên giấy từ 30.3 trở đi. Chủ đề này nhanh chóng thu hút sự chú ý trên mạng xã hội và khiến không ít thí sinh lo lắng, e ngại. "Mình thấy cộng đồng mạng loạn hết cả lên nên cũng sốt ruột ghê", một bài đăng trên Threads có 264.000 lượt xem cho biết.Nguyễn Thúy An, học sinh một trường THPT tại Q.5, TP.HCM, chia sẻ với Thanh Niên rằng em vừa mới đăng ký thi IELTS trên giấy một ngày trước, sau khi biết tin hình thức này sẽ bị "khai tử" ở Việt Nam. "Trên trung tâm, em chỉ học cách làm bài thi trên giấy nên sợ thi máy không quen, dẫn đến việc điểm thấp. Lúc đầu em tính tháng 4 mới thi để tránh thi học kỳ trên trường, nhưng đành phải đẩy lịch sớm hơn", An bộc bạch.Trong khi đó, M.P, học viên cao học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cũng đã đăng ký thi IELTS trên giấy vào tối 7.1, chỉ vài tiếng sau khi có tin hủy tổ chức. P. kể, dù thường xuyên làm việc trên máy tính nhưng cô lại không quen với việc thi trên máy tính. "Tôi đã thử thi IELTS trên máy tính nhưng không hiệu quả. Việc cầm bút làm bài vẫn phù hợp với tôi hơn", P. cho hay.Trao đổi với Thanh Niên, lãnh đạo một số trung tâm tiếng Anh cho biết sau khi có tin sắp dừng thi IELTS trên giấy, nhiều học viên đã lập tức "chốt" thi hình thức này. Xu hướng này xuất phát từ đa dạng nguyên nhân, như thí sinh bị loạn thị; không quen đọc trên máy tính; kỹ năng dùng máy tính chưa thành thạo (nhất là các bạn học sinh THPT vốn quen thuộc với việc làm bài tập, bài thi và nháp trên giấy); bố cục bài thi có thể khiến các bạn mất tập trung..."Ít cơ hội tiếp cận với bài thi IELTS trên máy tính cũng là một nguyên nhân, do tới nay Hội đồng Khảo thí và Nhà xuất bản ĐH Cambridge chưa cung cấp nền tảng cho thí sinh trải nghiệm thường xuyên, mà các tài liệu hiện hành vẫn chỉ là những bộ sách giấy. Nhìn chung, thi máy dù có nhiều tiện lợi song có thể không phù hợp với một số bạn", thạc sĩ Phan Thị Song Sương, sáng lập Trung tâm Home English (Đà Nẵng), lý giải.Một số thí sinh cũng thắc mắc, liệu đề thi IELTS trên máy tính có khó hơn thi trên giấy? Trả lời vấn đề này, cả Hội đồng Anh lẫn IDP đều cho biết hai hình thức thi IELTS "tương đồng về định dạng bài thi, câu hỏi và cách thức chấm điểm", tức nội dung bài thi không thay đổi dù chọn thi trên giấy hay trên máy tính. Sự khác biệt duy nhất là cách thức làm bài thi, hai đơn vị nhấn mạnh.Vừa dự thi IELTS trên máy tính hồi tháng 12.2024, Hồ Anh Tuấn, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết để làm quen với hình thức này sau thời gian dài ôn luyện bằng tài liệu giấy, anh phải chuẩn bị trước một tháng để tập làm quen với các thao tác làm bài thi IELTS trên máy tính, như điền đáp án vào ô trống hoặc chọn phương án đúng."Có hai cách rèn luyện thao tác. Thứ nhất là qua các trang web luyện thi trực tuyến như 'IELTS Online Tests'; hai là chỉnh chế độ hai tab trong một màn hình, một bên là tab đề thi, một bên là tab trang trống để luyện kỹ năng ghi chú (note-taking) và gõ đáp án trong các kỹ năng nghe, đọc, viết", nam sinh đạt IELTS 8.0 khuyên và đồng thời lưu ý thí sinh nên dành ít nhất một tuần để làm quen thao tác trên máy.Ngoài ra, Tuấn cho biết thêm anh cũng gặp vài khó khăn trong quá trình thi IELTS trên máy tính, như có khoảnh khắc anh mất tập trung do phải đảo mắt nhìn hai phần của màn hình (một bên là đề, một bên là câu hỏi). "Ngoài ra khi đến bài thi viết, mình bị hoa mắt nên không đọc hiểu được đề thi viết, phải mất 5-7 phút định hình lại", anh nói. Đó cũng là lý do Tuấn khuyên thí sinh cho mắt tạm nghỉ 10 giây sau mỗi kỹ năng hoặc mỗi phần.Anh Lê Huỳnh Đức, Giám đốc Trung tâm IELTS Huỳnh Đức (TP.Đà Nẵng), chia sẻ trong lúc ôn IELTS, thí sinh nên sử dụng laptop hoặc iPad có bàn phím để thực hiện tất cả thao tác trên máy tính, như ghi chú thông tin, làm bài, luyện tập và tương tác với nhau..."Điều này giúp các bạn quen với định dạng này ngay từ đầu", anh nói. Ngoài ôn tập với các nguồn trực tuyến, thí sinh còn có thể dùng phần mềm giả lập bài thi IELTS trên máy tính của IDP và Hội đồng Anh để làm quen với giao diện, thao tác, áp lực thời gian, anh Đức lưu ý thêm.Cũng theo anh Đức, việc đọc đoạn văn dài trên màn hình có thể gây mỏi mắt và khó tập trung hơn, nhất là với những ai quen đọc tài liệu in. Ngoài ra, thí sinh quen dùng bút để gạch từ vựng cũng sẽ thấy khó khi thi máy. "Nhưng các trung tâm khảo thí đều trang bị màn hình lớn, độ phân giải cao, giúp giảm thiểu tình trạng mỏi mắt. Hơn nữa, giao diện thi IELTS trên máy cũng có chế độ ghi chú và highlight", anh Đức kể."Các bạn cũng cần tập gõ máy tính thường xuyên để cải thiện tốc độ, độ chính xác, nhất là với kỹ năng viết. Các bạn cũng nên tắt chế độ sửa lỗi chính tả tự động ở các ứng dụng gõ bàn phím để tập làm quen với môi trường như khi thi thật. Bên cạnh đó, hãy tìm hiểu kỹ về quy trình thi IELTS trên máy tính cùng các quy định, hướng dẫn khác", nam giáo viên khuyên. ️
Bên cạnh đó, năm nay có nhiều workshop được tổ chức: làm tranh thủy ấn, làm sổ thủ công, thu gom pin cũ, sách cũ, làm thú nhồi bông, đồ chơi từ vải, vớ cũ, gói quà theo phong cách Furoshiki... ️
Mỗi thứ bảy hằng tuần, chị Hương Lan sống tại TP.Kurume (tỉnh Fukuoka, Nhật Bản) đều đưa con gái đang học lớp 5 vượt hơn 50 km để đến TP.Fukuoka, nơi cô bé rất hào hứng tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa, ẩm thực và sinh hoạt với nhiều trẻ em Việt đồng hương, cũng như hòa nhập với trẻ em nhiều quốc tịch."Bạn nhỏ nhà tôi là con gái nên rất hứng thú với các hoạt động nấu ăn, làm bánh. Nhà ăn trẻ em còn có các bài học để cho con biết đến cội nguồn nơi cha ông các con sinh ra và lớn lên, như tìm hiểu về ngày 2.9 là ngày gì, bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam ra đời như thế nào và được đọc ở đâu, Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành, bao nhiêu dân tộc anh em...", chị Lan chia sẻ với Thanh Niên về mô hình sinh hoạt cộng đồng do Hiệp hội Cư dân quốc tế Fukuoka (FIRA) tổ chức.Chị Bùi Thị Thu Sang (35 tuổi), Chủ tịch FIRA, cho biết tổ chức này ra mắt trong chương trình Tết Quý Mão hôm 16.1.2023 tại TP.Fukuoka. "Nhu cầu được hỗ trợ về giáo dục con cái của các bậc cha mẹ người Việt tại Nhật ngày càng lớn, nhưng hầu hết phó mặc cho phụ huynh và một vài tình nguyện viên", chị chia sẻ với Thanh Niên về động lực để thành lập FIRA.Năm ngoái, FIRA được chính quyền TP.Fukuoka và Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ tổ chức "Nhà ăn và Không gian cho trẻ em quốc tế Fukuoka" vào 2 ngày cuối tuần, cung cấp nơi sinh hoạt miễn phí không chỉ cho trẻ em người Việt mà còn trẻ em mọi quốc tịch, cũng như miễn phí cho phụ huynh đi cùng."Tại đây, chúng tôi tổ chức hỗ trợ làm bài tập, dạy ngôn ngữ (tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Việt) và hoạt động trải nghiệm đa văn hóa cho trẻ em như nấu ăn, thủ công, múa hát, nghiên cứu chủ đề…", chị Sang kể và cho biết: "FIRA nhận được nhiều sự chú ý ở Nhật do là tổ chức của người nước ngoài thành lập vì người nước ngoài, nhưng có thể hoạt động thu hút sự hưởng ứng, hợp tác, tài trợ của nhiều cá nhân và tổ chức".Trong gần 2 năm hoạt động, Nhà ăn và Không gian cho trẻ em quốc tế Fukuoka đã tổ chức cho nhiều trẻ em trải nghiệm ẩm thực và văn hóa Việt, cũng như của các quốc gia khác theo chủ đề. Nhà ăn này đã giới thiệu và phục vụ rất nhiều món ăn Việt như cơm lam, gà nướng, các món đặc trưng của Hà Nội như bún chả, chè khúc bạch hoặc bánh gai, phở Nam Định, mì Quảng, cháo lươn, những món lễ hội như xôi vò, giò lụa, chè hoa cau, bánh chưng, bánh khúc, nem bùi, bánh phu thê, bánh chưng rán, thịt đông, dưa muối, cỗ tết, cỗ tất niên, cỗ rằm tháng giêng, các món chay.Chị Tống Hồng Thắm, một người Việt sống tại Fukuoka, chia sẻ rằng 2 con chị gồm bé trai 5 tuổi và bé gái 2 tuổi rất thích đến học tập và vui chơi cùng các bạn tại không gian của FIRA. "Mình thấy mô hình này rất bổ ích vì bé được học và vui chơi, hòa nhập môi trường quốc tế nhưng vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa Việt", chị cho biết. Tương tự, chị Đàm Thị Khánh Huyền thông tin: "Bé gái nhà mình 4 tuổi rất thích khi đến lớp học vì bé vừa được học chữ, học nhảy, vừa được chơi trò chơi cùng cô và các bạn rất vui. Mình thấy mô hình này rất có ý nghĩa".FIRA còn tổ chức những buổi hướng dẫn và hội thảo dành cho cha mẹ mới đến Fukuoka, về giáo dục cho con cái, chế độ an sinh xã hội, phòng chống thiên tai…; tổ chức những sự kiện giao lưu quốc tế, giới thiệu về những ngày lễ tết cổ truyền của Việt Nam. Ngoài ra, FIRA còn tham gia đối thoại, đề bạt các chính sách về nhập cư như tại hội nghị đại biểu các cộng đồng nước ngoài tại Fukuoka, đối thoại về giáo dục tiếng mẹ đẻ cho trẻ em có nguồn gốc nước ngoài tại Nhật."Nếu có điều kiện, FIRA sẽ tổ chức thêm hoạt động cho các gia đình có con nhỏ 1 - 2 tuổi, xây nhà trẻ, trường mầm non đa văn hóa tại Fukuoka", chị Bùi Thị Thu Sang chia sẻ. ️