$755
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của tỷ lệ thủy. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ tỷ lệ thủy.Tết Nguyên đán Ất Tỵ, khán giả yêu thích hài kịch sẽ có dịp đón xem Gala cười 2025 với chủ đề Bật tiếng cười lên, phát sóng vào tối mùng 2 (30.1) trên VTV3. Một trong những điểm nhấn đặc biệt của chương trình năm nay là màn kết hợp giữa NSND Hồng Vân và nghệ sĩ Hoàng Sơn - hai danh hài cùng tuổi, từng gắn bó trên nhiều sân khấu hài kịch phía nam.Với duyên sân khấu dày dặn, Hồng Vân và Hoàng Sơn không chỉ mang lại những tràng cười sảng khoái mà còn truyền tải những thông điệp ý nghĩa qua từng tiểu phẩm. Cả hai đều là những gương mặt gạo cội của làng hài Việt Nam, có khả năng biến hóa linh hoạt và tung hứng ăn ý. Chính vì vậy, sự tái hợp lần này hứa hẹn đem đến một màn trình diễn ấn tượng, khiến khán giả cười nghiêng ngả trong những ngày đầu năm mới.Không chỉ có bộ đôi Hồng Vân - Hoàng Sơn, vợ chồng nghệ sĩ Hứa Minh Đạt - Lâm Vỹ Dạ cũng sẽ góp mặt, mang đến những màn biểu diễn hài hước duyên dáng. Ngoài ra, chương trình còn quy tụ dàn diễn viên hài như Chiến Thắng, Việt Bắc, Bá Anh, Lâm Đức Anh, Thanh Dương, Thương Cin…, cùng sự góp mặt của các ca sĩ Quốc Thiên, Hà Myo, Quách Mai Thy, tạo nên bầu không khí rộn ràng và đầy màu sắc.Điểm mới của Gala cười 2025 là có một chủ đề xuyên suốt, kết nối các tiểu phẩm thành một câu chuyện có ý nghĩa. Thay vì chỉ đơn thuần mang tính giải trí, chương trình tập trung khai thác những vấn đề đời sống, chuyển hóa thành những câu chuyện hài hước nhưng sâu sắc. Trong đó có 3 tiểu phẩm chính gồm: Lời nói từ trái tim như câu chuyện về sự thấu hiểu và sẻ chia trong gia đình; Tình chị duyên em là câu chuyện về tình cảm đôi lứa; Giấc mộng chung cư phản ánh những vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc.Thông qua những tình huống hài hước, Gala cười 2025 không chỉ mang lại tiếng cười mà còn truyền tải thông điệp tích cực về tình yêu thương, sự gắn kết giữa con người với nhau. Trong nhịp sống hằng ngày bận rộn, tiếng cười trở thành thứ quý giá giúp con người xua tan mệt mỏi, tìm lại niềm vui giản dị bên gia đình và bạn bè. Gala cười 2025 mong muốn khơi dậy những khoảnh khắc đó, để mỗi nụ cười không chỉ là một phản xạ hài hước mà còn là sự kết nối đầy ý nghĩa. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của tỷ lệ thủy. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ tỷ lệ thủy.Hồ sơ thẩm định đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) vừa được công bố. Trong đó, Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) đề xuất nghiên cứu điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế và người phụ thuộc cho phù hợp với diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và các chỉ số kinh tế vĩ mô những năm gần đây, góp phần giảm gánh nặng thuế cho người nộp thuế.Ngoài ra, cân nhắc nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh để đảm bảo linh hoạt, chủ động điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá, quy định về giảm trừ gia cảnh hiện nay quá lạc hậu, cần điều chỉnh càng sớm càng tốt. Phải thay đổi tư duy làm thuế, làm sao để người dân có mức sống cao hơn mức sống trung bình của xã hội mới phải đóng thuế."Trước đây, quy định về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh chủ yếu căn cứ biến động của CPI, trong xây dựng dự án luật lần này, Bộ Tài chính bổ sung thêm yếu tố các chỉ số kinh tế vĩ mô. Phải làm rõ các chỉ số kinh tế đó là gì, cần dựa vào mức sống bình quân của người dân ở các thành phố lớn để tính toán cho phù hợp", ông Thịnh nói.Ông Nguyễn Văn Được, Tổng giám đốc Công ty kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín, cho rằng mức giảm trừ gia cảnh vẫn nên tính toán dựa trên CPI là chính, cộng thêm một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô khác, mấu chốt là phản ánh đúng bản chất đời sống cũng như thu nhập của người nộp thuế.Phải tính toán lại theo CPI hiện nay, cộng với chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác để cho ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể là khoảng 15 - 18 triệu đồng/tháng.Nhấn mạnh điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh là tất yếu, chuyên gia thuế TS Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích nếu nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với CPI và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác, Bộ Tài chính phải tính toán thật kỹ lưỡng.Trong "rổ" CPI có nhiều mặt hàng, cần tính toán căn cứ dựa trên sự biến động giá của những mặt hàng thiết yếu chứ không phải CPI nói chung, đặc biệt là những mặt hàng như lương thực, thực phẩm, điện, nước, xăng dầu, nhà ở, giáo dục, y tế… Mức giảm trừ gia cảnh phù hợp hiện nay, theo ông Tú là 18 - 20 triệu đồng/tháng.Một số chuyên gia kinh tế, luật sư khi trao đổi với PV Thanh Niên cho rằng, thay vì căn cứ chủ yếu vào biến động của CPI, nên lựa chọn cách tính toán, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh căn cứ vào biến động của lương tối thiểu vùng.Ông Tú bày tỏ: "Khi đã tính toán ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể quy ra mức lương tối thiểu vùng. Ví dụ, lương tối thiểu vùng nói chung hiện gần 5 triệu đồng, như vậy mức giảm trừ gia cảnh sẽ bằng khoảng 4 lần lương tối thiểu vùng. Sau đó, mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh theo kiểu nước lên thuyền lên. Bộ Tài chính chỉ thông báo mức giảm trừ gia cảnh sau điều chỉnh".Trong trường hợp giao Chính phủ quyết định việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, ông Tú cho rằng nên xem xét điều chỉnh hằng năm, căn cứ chủ yếu vào chỉ số giá của các mặt hàng thiết yếu.Đánh giá việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo lương tối thiểu vùng không phù hợp, ông Được nhấn mạnh: "Luật phải có tính chất chung, ổn định, mang tính dự liệu ít nhất 3 - 5 năm. Nếu năm nào cũng thả nổi, chính sách sẽ rất rối rắm; khai thuế, tính thuế hàng năm đơn giản nhưng đối chiếu, hậu kiểm rất phức tạp". Đồng tình cao với đề xuất nghiên cứu giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh, theo ông Được, sau khi tính toán đưa ra mức giảm trừ gia cảnh mới phù hợp, có thể quy định khi CPI biến động đủ ngưỡng nhất định nào đó, ví dụ như biến động khoảng 5% thì Chính phủ có quyền điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tương ứng. Tất nhiên, sự điều chỉnh này phải có độ trễ nhưng độ trễ ngắn hơn, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và nhân dân.Cho rằng mức giảm trừ gia cảnh nên được nâng lên khoảng 16 - 18 triệu đồng/tháng, ông Thịnh lại bày tỏ: "Căn cứ các yếu tố tác động, Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh 1 - 2 năm 1 lần là hợp lý".Tại bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu góp ý về xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), nhiều bộ, ngành, địa phương cùng kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh.Bộ Quốc phòng đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 17,3 triệu đồng/tháng và cho người phụ thuộc lên 6,9 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế lên 18 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc 8 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh hiện hành theo hướng phù hợp với điều kiện sinh hoạt thực tiễn từng vùng, miền vì lương tối thiểu được chia theo 4 vùng... ️
Mới đây, một người dùng mạng xã hội đã đăng tải đoạn clip khiến nhiều người bất ngờ vì vạch kẻ màu vàng xuất hiện trên đường 1 chiều ở TP.HCM, cụ thể là tuyến đường Phú Giáo (P.14, Q.5). Để khẳng định chắc chắn đây là đường một chiều, chủ tài khoản quay thêm bảng cấm đi ngược chiều được cắm ở đầu đường.Vạch kẻ đường "bất nhất" với biển báo hiệu khiến nhiều người tranh luận: "Làm tôi hoang mang quá", "Đi theo biển báo thôi", "Hôm qua em suýt đi vô, tưởng đường 2 chiều. Hên nhớ lại biển cấm quẹo phải mới thấy biển ngược chiều"...Tài khoản Thanh Phan nêu ý kiến, thứ tự hiệu lực là: Người điều khiển giao thông, biển tạm thời, biển cố định, vạch kẻ đường. Do đó, tài khoản này cho rằng người tham gia giao thông nên đi theo biển báo hiệu trên đường. Trong khi đó, nickname Juci thở dài: "Đã đường một chiều còn kẻ vạch vàng ở giữa...".Theo tìm hiểu, đây là tuyến đường do Q.5 quản lý. Tuy nhiên, Trung tâm quản lý đường bộ trong quá trình kiểm tra các tuyến mà đơn vị này phụ trách đã phát hiện và báo với quận. Sáng sớm hôm nay 20.1, tổ thi công đã đến sơn lại các vạch kẻ màu vàng thành vạch kẻ màu trắng.Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, vạch kẻ màu vàng đứt nét là để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau ở những đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa. Khi có vạch kẻ màu vàng trên đường, xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía. Vạch màu trắng đứt nét dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện chuyển làn đường qua vạch. ️
Khi kết thúc hành trình tại mũi Sa Vĩ, hầu hết xe VF e34 trong đoàn hơn 100 chiếc đều còn mức pin khoảng 15-20%, và vẫn còn khả năng di chuyển đến trung tâm thành phố Móng Cái để nghỉ ngơi ở khách sạn, nơi có nhiều trạm sạc của trung tâm Vincom. Như vậy, trong điều kiện vận hành lên dốc nhiều, VF e34 tiêu thụ pin nhiều hơn một chút.️