Cần có bộ tiêu chuẩn kiểm định riêng cho đào tạo y khoa
Theo đó, Bộ GD-ĐT đã triển khai đến Sở GD-ĐT TP.HCM kế hoạch kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm học thêm tại TP.Đoàn kiểm tra của Bộ sẽ tiến hành kiểm tra một ngày trong thời gian từ ngày 3 đến 20.3 (Bộ GD-ĐT sẽ thông báo trực tiếp tới Sở GD-ĐT ngày kiểm tra cụ thể); kiểm tra trực tiếp tại Sở GD-ĐT, một số phòng GD-ĐT, một số cơ sở giáo dục phổ thông.Bộ sẽ kiểm tra công tác chỉ đạo, quản lý của Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT và việc triển khai thực hiện tại các cơ sở giáo dục về việc triển khai thực hiện Thông tư số 29 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lý hoạt động dạy thêm học thêm theo thẩm quyền trách nhiệm.Trong kế hoạch, Bộ kiểm tra thực tế tại trường THCS và THPT sau đó sẽ làm việc với Sở GD-ĐT cùng các quận, huyện.Cũng trong công văn triển khai kế hoạch kiểm tra về dạy thêm, học thêm, Bộ yêu cầu Sở GD-ĐT báo cáo số lượng các cơ sở dạy thêm đã được cấp phép; Thuận lợi, khó khăn, các giải pháp sở đã thực hiện để quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trước khi Thông tư 29 được ban hành. Từ khi Thông tư 29 được ban hành và có hiệu lực thì số lượng tổ chức/cá nhân mới đăng ký kinh doanh ra sao? Thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện Thông tư 29.Đồng thời báo cáo công tác phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND TP ban hành quy định về dạy thêm, học thêm; Việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm cho các nhà trường, các tổ chức và cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn.Trên cơ sở báo cáo, Sở GD-ĐT cần đưa ra đánh giá chung về ưu điểm, thuận lợi, hạn chế, khó khăn và nguyên nhân khi triển khai thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm. Từ đó Sở GD-ĐT nêu đề xuất kiến nghị Chính phủ, Bộ và UBND TP (nếu có).Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, thông tin Sở GD-ĐT đã thành lập 5 đoàn kiểm tra về việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm học thêm. Theo đó, 5 đoàn kiểm tra sẽ thực hiện kiểm tra các trường công lập bậc THCS, THPT, cơ sở dạy thêm ở 22 quận, huyện về công tác quản lý dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.Đồng thời, theo ông Minh, các đoàn kiểm tra này sẽ thực hiện việc kiểm tra các trung tâm kỹ năng sống có thực hiện đúng nội dung được cấp phép hay không?Bên cạnh việc kiểm tra các cơ sở thực hiện quy định dạy thêm, học thêm, mong muốn của Sở GD-ĐT TP.HCM nhằm kịp thời phát hiện, xử lý và đề xuất những giải pháp phù hợp đối với các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Thông tư 29.Chủ nhân MV có cảnh bốc đầu xe: "Cảm thấy đã sai, xin lỗi mọi người!"
UBND TP.HCM vừa gửi HĐND TP.HCM tờ trình quy định về chế độ hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và sắp xếp đơn vị hành chính; người phụ trách công tác Đảng tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và trường hợp không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ.Như vậy, cán bộ, công chức ở TP.HCM sẽ được nhận 2 khoản hỗ trợ gồm theo Nghị định 178/2024 của Chính phủ và hỗ trợ thêm theo quy định của HĐND TP.HCM.Về mức hỗ trợ thêm với trường hợp cán bộ, công chức nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo quy định được chia theo 3 mức, tương ứng với thời gian công tác.Cụ thể, người còn dưới 2 năm công tác được trợ cấp 2 khoản: thêm 12 tháng tiền lương hiện hưởng; thêm 6 tháng cho 20 năm đầu công tác, từ năm 21 trở đi nhận thêm nửa tháng lương.Người còn từ 2 – 5 năm công tác nhận trợ cấp thêm 3 khoản: thêm 12 tháng tiền lương; thêm 6 tháng lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi; trợ cấp thêm 6 tháng lương cho 20 năm đầu công tác, năm thứ 21 trở đi nhận nửa tháng lương.Trường hợp còn từ 5 – 10 năm công tác, nhận 3 khoản: thêm 12 tháng tiền lương; thêm 5 tháng lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi; trợ cấp thêm 6 tháng lương cho 20 năm đầu công tác, năm thứ 21 trở đi nhận nửa tháng lương.Lý giải việc chia mức hỗ trợ thêm theo 3 khung, UBND TP.HCM cho biết nhằm cụ thể mức hỗ trợ để các đối tượng chịu tác động nắm thông tin về các chính sách, chủ động chọn lựa phương án khi triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy. Riêng trường hợp còn dưới 2 năm công tác vượt trội hơn quy định chung nhằm động viên họ, tránh so sánh với những trường hợp còn lại.Đối với trường hợp là người quản lý doanh nghiệp nhà nước, cán bộ chuyên trách công tác đảng ở doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, UBND TP.HCM đề xuất hỗ trợ thêm 3 tháng tiền lương tối thiểu vùng cho mỗi năm công tác. Mức hỗ trợ thêm dựa trên khả năng cân đối của doanh nghiệp, kinh phí lấy từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu hợp pháp khác.Đối với chế độ hỗ trợ thêm khác phát sinh từ thực tiễn, UBND TP.HCM đề xuất cán bộ kéo dài thời gian công tác được hỗ trợ thêm trợ cấp hưu trí một lần bằng 30 tháng lương.Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý khi thôi giữ chức vụ hoặc giữ chức vụ thấp hơn được hưởng chế độ thêm bằng 2 lần mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ cho đến hết nhiệm kỳ hoặc hết thời gian bổ nhiệm.TP.HCM hỗ trợ thêm một lần bằng 10 tháng tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử tăng cường công tác cấp xã trong 3 năm. Trường hợp được cử tăng cường đến làm việc tại cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện được hỗ trợ thêm một lần 5 tháng lương.Đối với trường hợp đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi theo điều 3 Nghị định 177/2024 của Chính phủ, TP.HCM đề xuất trợ cấp thêm 6 tháng lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi; 6 tháng lương cho 20 năm đầu công tác, năm thứ 21 trở đi nhận nửa tháng lương.Theo tính toán của UBND TP.HCM, số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nhận hỗ trợ thêm khi tinh gọn bộ máy khoảng 7.159 người.Về kinh phí, TP.HCM ước chi trả theo chế độ nghỉ hưu sớm tại điều 7 Nghị định 178/2024 của Chính phủ là 1,575 tỉ đồng/người, hỗ trợ thêm 1,105 tỉ đồng, tổng cộng 2,681 tỉ đồng. Tính chung toàn TP.HCM, tổng kinh phí hỗ trợ gần 17.000 tỉ đồng.
Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 17 cá nhân thuộc Bộ CHQS tỉnh Tây Ninh
Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý phụ khoa phổ biến
Tờ The Jakarta Post ngày 4.1 dẫn lời Bộ trưởng Điều phối chính trị và An ninh Indonesia Budi Gunawan cho hay các cơ quan thực thi pháp luật đã tịch thu 6.700 tỉ rupiah (10.515 tỉ đồng) tiền mặt từ các nghi phạm tham nhũng chỉ trong 3 tháng đầu nhiệm kỳ của chính quyền Tổng thống Prabowo Subianto. Thông tin được đưa ra trong cuộc họp báo do ông Budi đồng tổ chức với Tổng chưởng lý ST Burhanuddin hôm 2.1. Bộ trưởng Budi cho biết rằng không có đủ chỗ để các công tố viên trưng bày bằng chứng, nên số tiền mặt được cất giữ trong một két sắt do Văn phòng Tổng chưởng lý (AGO) quản lý."Ban đầu, chúng tôi dự định đặt chúng trong căn phòng này, nhưng sau khi tiến hành một số phép đo, chúng tôi thấy vẫn chưa đủ. Tôi có thể nói với các bạn là nó nhiều đến thế", ông Budi phát biểu trong buổi họp báo.Trong chiến dịch tranh cử trước khi nhậm chức tổng thống hôm 20.10.2024, ông Prabowo đã tuyên bố sẽ triệt phá nạn tham nhũng và lên kế hoạch đưa ra những cách mới để xóa bỏ tham nhũng. Các nhà hoạt động chống tham nhũng cho rằng chiến dịch chống tham nhũng của Indonesia đã chậm lại trong 10 năm qua.Tháng trước, Tổng thống Prabowo cho hay ông có thể ân xá những người phạm tội tham nhũng nếu họ trả lại những thứ đã tham nhũng. Phát biểu trước hàng trăm sinh viên tại Cairo trong chuyến thăm Ai Cập hôm 18.12, ông Prabowo cho biết sẽ áp dụng một kế hoạch để tịch thu những tài sản tham nhũng trong vài tháng tới.Tuy nhiên, phát biểu sau đó vào dịp Giáng sinh, ông Prabowo bác bỏ thông tin sẽ ân xá cho các tội phạm tham nhũng, khi nói rằng ông chỉ muốn họ "ăn năn" và trả lại số tiền đã lấy để chuộc tội.
Trong tháng 9 chỉ mới có 1 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Công ty cổ phần thép Vicasa - VNSteel (mã chứng khoán VCA) thông báo nhận đơn từ nhiệm của ông Nguyễn Xuân Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Thép Vicasa nhiệm kỳ 2023 - 2028 vì nghỉ hưu theo chế độ. Song song đó, doanh nghiệp này còn nhận đơn từ nhiệm chức vụ Trưởng Ban kiểm soát của ông Nguyễn Phước Hải vì lý do sức khỏe suy giảm. Hai đơn từ nhiệm này sẽ được trình cổ đông tại Đại hội thường niên dự kiến tổ chức ngày 9.4. Năm vừa qua, công ty đạt doanh thu gần 1.362 tỉ đồng, giảm 21% so với năm 2023 do sản lượng tiêu thụ giảm 17,9% và giá bán cũng giảm 4,84% so với cùng kỳ. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 86%, chỉ còn hơn 1 tỉ đồng.Hay một doanh nghiệp khác là Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (mã chứng khoán BMP) cũng vừa công bố miễn nhiệm vị trí Tổng giám đốc với ông Chaowalit Treejak theo đơn từ nhiệm vì lý do sức khỏe. Ngày bắt đầu có hiệu lực từ 1.6. Ông Chaowalit Treejak sinh năm 1966, quốc tịch Thái Lan và làm việc tại Nhựa Bình Minh từ năm 2021 với vị trí Phó tổng giám đốc, sau đó làm Tổng giám đốc từ tháng 8.2022 đến nay. Thay vào đó, công ty bổ nhiệm ông Niwat Athiwattananont (quốc tịch Thái Lan) giữ chức Tổng giám đốc Nhựa Bình Minh kể từ ngày 1.6.2025 - 31.5.2030. Ông Niwat hiện đang là Giám đốc nghiên cứu và Công nghệ chất của Công ty SCG Chemicals Public Company Limited (Thái Lan). Tại Công ty cổ phần Vimeco (mã chứng khoán VMC), ông Dương Văn Mậu cũng nộp đơn từ nhiệm Chủ tịch HĐQT để thực hiện một số nhiệm vụ công tác theo phân công của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex). Bên cạnh đó, ông Nguyễn Khắc Hải cũng xin từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT để thực hiện công tác khác của Vinaconex. Riêng ông Nguyễn Tiến Khánh cũng có đơn từ nhiệm vị trí thành viên Ban kiểm soát Vimeco vì lý do cá nhân. Đáng chú ý, Chủ tịch HĐQT và thành viên HĐQT xin từ nhiệm sau khi Vinaconex đã bán thành công toàn bộ 12,1 triệu cổ phiếu VMC, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu tại Vimeco từ 51,41% (tương ứng 13,4 triệu cổ phiếu) xuống còn 5% (tương ứng 1,3 triệu cổ phiếu) và không còn là công ty mẹ của Vimeco.Gây chú ý nhất với các nhà đầu tư trong những ngày vừa qua là toàn bộ 5 thành viên HĐQT của Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (mã chứng khoán RDP) đồng loạt xin từ nhiệm. Trong đó có ông Hồ Đức Lam - Chủ tịch HĐQT. Đây là doanh nghiệp được thành lập từ những năm 1960, nổi tiếng với thương hiệu Nhựa Rạng Đông nhưng liên tục rơi vào tình trạng thua lỗ. Hiện tại toàn bộ hệ thống công ty gần như dừng hoạt động, nhân viên nghỉ việc gần hết và cổ phiếu RDP cũng bị ngừng giao dịch. Đầu tháng 1 vừa qua, Rạng Đông còn bị công ty con là Công ty cổ phần Rạng Đông Films nộp đơn yêu cầu phá sản.Một loạt lãnh đạo của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng 40 (mã chứng khoán L40) cũng nộp đơn xin từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân bao gồm Chủ tịch HĐQT Lê Đình Hiển; hai thành viên HĐQT là ông Trần Bắc Việt và ông Hà Huy Khánh cùng Tổng giám đốc Nguyễn Văn Sơn...