$639
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của goo88.com. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ goo88.com."Bà ấy vừa là một người phụ nữ mạnh mẽ nhưng đồng thời cũng đầy mềm mỏng. Melania Trump thực sự giỏi cân bằng cuộc sống với chồng", nhiếp ảnh gia chuyên chụp đệ nhất phu nhân Mỹ - Régine Mahaux - chia sẻ với tạp chí Hello! trong một cuộc phỏng vấn được công bố đầu tuần này.Mahaux thừa nhận rằng đôi khi bà tự hỏi làm sao Melania Trump (54 tuổi) "luôn can đảm để tiếp tục cuộc hôn nhân"."Họ đã trải qua rất nhiều biến cố. Bà luôn yêu ông ấy và ông ấy cũng yêu bà", Mahaux nhìn nhận.Nữ nhiếp ảnh gia người Bỉ khẳng định Melania có thể tự lo liệu mọi việc. Cựu người mẫu này không gặp vấn đề gì khi tránh xa sự chú ý, tập trung vào hạnh phúc với chồng – Donald Trump (78 tuổi) và con trai Barron (18 tuổi)."Bà ấy luôn ở đúng vị trí, luôn ở phía sau chồng mình. Ông Trump chọn ánh sáng trong khi bà lại không cần. Bà là người số 2 rất giỏi", Mahaux nói và cho biết thêm rằng: "Luôn luôn là chồng trước và tôi thích điều đó. Melania có những giá trị thuộc về gia đình đầy mạnh mẽ, là một người vợ tốt".Melania Trump được cho là đang ở một vị thế rất khác so với nhiệm kỳ đầu tiên của chồng tại Nhà Trắng cách đây 8 năm."Bà ấy luôn hành động, nhưng giờ đây tự do hơn để đưa ra tuyên bố. Melania là một người khác so với 8 năm trước và luôn trung thực với chính mình. Lần này, có cảm giác như thêm nguồn năng lượng khác với những người mới mà Tổng thống đã chọn bên mình", Mahaux nhìn nhận.Melania còn có tiếng là cực kỳ tử tế với đội ngũ nhân viên tận tụy của mình. "Khi mới bắt đầu làm việc cùng bà Trump, tôi đang chuẩn bị quần áo để thử và thấy bà ấy lặng lẽ xếp giày vào vali. Ngay lập tức tôi nói rằng bà ấy không thể làm điều đó và đó là nhiệm vụ của tôi nhưng bà trả lời: 'Tôi luôn tự đóng gói đồ đạc để biết chắc những gì có trong hành lý của mình'", nhà tạo mẫu Hervé Pierre kể với báo giới.Nhà tạo mẫu tiếp tục: "Bà ấy cũng tự pha cà phê. Vì vậy, nếu ai đó hình dung về một người phụ nữ được bao quanh bởi những người hầu thì đã sai rồi"."Bà ấy coi trọng việc lắng nghe và học hỏi từ người khác khi một chủ đề nào đó mà bà chưa biết đến", nhà thiết kế nội thất Tham Kannalikham cho biết. "Melania luôn hiểu được sức mạnh của việc lắng nghe – một đặc điểm thường bị bỏ qua nhưng lại rất quan trọng của một nhà lãnh đạo mạnh mẽ", Kannalikham nhận định.Melania thừa nhận rằng bà không phải lúc nào cũng có cùng quan điểm với mọi việc chồng bà làm khi tại nhiệm. "Tôi không phải lúc nào cũng đồng ý với những gì chồng tôi nói hoặc làm. Điều đó không sao cả. Tôi cho anh ấy lời khuyên, đôi khi anh ấy lắng nghe, đôi khi thì không. Nhưng tôi đang đứng trên đôi chân của mình, rất độc lập. Tôi có suy nghĩ riêng của mình", bà nói với kênh Fox News vào tháng 1.2025. Đệ nhất phu nhân Mỹ chia sẻ: "Ưu tiên hàng đầu của tôi là tròn trách nhiệm một người mẹ, một đệ nhất phu nhân, một người vợ và khi chồng tôi nhậm chức vào ngày 20.1, tôi sẽ phụng sự đất nước".Melania Trump kết hôn với ông Donald Trump vào năm 2005. Hai người kỷ niệm 20 năm ngày cưới vào ngày 22.1. Cả hai chia sẻ thời gian sống giữa Washington DC, Mar-a-Lago (Florida) và Trump Tower ở thành phố New York, nơi con trai họ đang là sinh viên năm nhất tại Đại học New York. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của goo88.com. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ goo88.com.Các nhà khoa học người Đức đã tìm ra phương pháp điều trị có thể ngăn ngừa ngay từ đầu các dấu hiệu lão hóa phổ biến như nếp nhăn và tóc bạc, có thể cách mạng hóa các phương pháp điều trị chống lão hóa, theo chuyên trang khoa học ScitechDaily.Các nhà nghiên cứu cho biết một số loại hoóc môn có tác dụng "đáng kinh ngạc và bất ngờ" đối với da và tóc, mở ra những hướng điều trị mới tiềm năng.Để hiểu rõ hơn về vai trò của hoóc môn trong việc kiểm soát quá trình lão hóa da, các nhà khoa học từ Đại học Munster (Đức) đã nghiên cứu các hoóc môn mà họ tin là "chìa khóa" trong việc kiểm soát quá trình lão hóa da, bao gồm yếu tố tăng trưởng giống insulin 1, estrogen, retinoid và melatonin.Đặc biệt, melatonin là loại hoóc môn tự nhiên giúp điều hòa giấc ngủ, đã cho thấy triển vọng đặc biệt.Melatonin đặc biệt thú vị như một chất chống lão hóa da tiềm năng vì nó là một phân tử nhỏ được dung nạp tốt, là chất chống oxy hóa, cũng như chất điều hòa quá trình trao đổi chất của ty thể. Hóa ra ngoài tác dụng giúp ngủ ngon, hoóc môn này cũng có thể có các đặc tính chống lão hóa quan trọng. Vì khi melatonin đi vào máu, tác dụng chống oxy hóa của nó giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn hại, về cơ bản là chống lại quá trình lão hóa, theo ScitechDaily.Ngoài ra, một số hoóc môn được nghiên cứu - bao gồm cả hoóc môn chịu trách nhiệm về sắc tố, có tác dụng sinh học đáng kinh ngạc và bất ngờ đối với chức năng của da và quá trình lão hóa của tóc. Tác giả chính, giáo sư - tiến sĩ Markus Bohm, Trưởng khoa Da liễu tổng quát, Bệnh viện Đại học Munster, cho biết: Nghiên cứu của chúng tôi nêu bật các yếu tố chính của hoóc môn điều phối các con đường lão hóa da như sự thoái hóa của mô liên kết (dẫn đến nếp nhăn), sự sống sót của tế bào gốc và mất sắc tố (dẫn đến tóc bạc).Một số hoóc môn mà chúng tôi nghiên cứu có đặc tính chống lão hóa. Nghiên cứu sâu hơn về các hoóc môn này có thể mang lại cơ hội phát triển các liệu pháp mới để điều trị và ngăn ngừa lão hóa da, tóc bạc. ️
Theo Đài NBC News, lễ nhậm chức của các tổng thống tại Mỹ là một sự kiện trọng đại và hầu hết chi phí đều từ nguồn đóng góp cá nhân, còn ngân sách chi trả cho công tác an ninh.Trong khi khó ước tính chính xác chi phí của một buổi lễ nhậm chức, thông tin công khai về những khoản tài trợ cá nhân đã đủ để thể hiện quy mô của sự kiện. Lễ nhậm chức nhiệm kỳ 2 của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào hôm nay 20.1 có chi phí cao nhất trong lịch sử Mỹ. Đội ngũ của ông đã nhận đóng góp hơn 200 triệu USD cho sự kiện này. Nổi bật trong số những bên đóng góp cho lễ tuyên thệ của ông Trump, ở mức 1 triệu USD có Boeing, Google, Hyundai, Microsoft, Amazon, Uber, Ford, Toyota Motor Bắc Mỹ, General Motors, Meta, Delta Airlines và nhiều cá nhân, tổ chức khác.Để so sánh, Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đã gây quỹ 62 triệu USD từ các tỉ phú và những tập đoàn như Lockheed Martin và Boeing cho lễ nhậm chức năm 2021. Sự kiện diễn ra với quy mô đám đông giới hạn do đại dịch Covid-19 và vụ người biểu tình xông vào Điện Capitol 2 tuần trước đó. Tại lễ nhậm chức nhiệm kỳ 1 vào năm 2017, ông Trump cũng lập kỷ lục về chi phí vào thời điểm đó với ước tính 106 triệu USD, trong đó khoản quyên góp lớn nhất là 5 triệu USD thuộc về ông trùm casino Sheldon Adelson.Vào năm 2013, lễ nhậm chức nhiệm kỳ 2 của ông Barack Obama nhận được khoảng 43 triệu USD, còn lễ nhậm chức nhiệm kỳ 1 của ông vào năm 2009 nhận được khoảng 53 triệu USD. Trước đó, cựu Tổng thống George W. Bush nhận đóng góp 40 triệu USD cho lần nhậm chức thứ 1 vào năm 2001 và 42,3 triệu USD cho lần nhậm chức thứ 2 vào năm 2005. Về phần mình, cựu Tổng thống Bill Clinton nhận khoảng 33 triệu USD cho lễ nhậm chức lần 2 vào năm 1997. Lễ nhậm chức lần 1 của ông vào năm 1993 đã nhận đóng góp hơn 2,5 triệu USD, bên cạnh 17 triệu USD tiền vay không lãi suất, được trả lại bằng tiền thu được từ việc bán đồ lưu niệm và doanh thu truyền hình. ️
Năm 2024, Ukraine thực hiện chiến lược lớn nhằm giải quyết thách thức thiếu hụt binh sĩ bằng cách thành lập các lữ đoàn mới thay vì tăng cường các lữ đoàn sẵn có. Tuy nhiên, giới chuyên gia đánh giá chiến lược không mang lại hiệu quả và đã bị phá sản, theo trang Business Insider ngày 6.1.Nhà nghiên cứu cấp cao Michael Kofman thuộc chương trình Nga và Á-Âu tại viện nghiên cứu chính sách mang tên Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế (Mỹ) cho rằng chiến lược trên của Ukraine là "một trong những quyết định quản lý lực lượng khó hiểu nhất từng được triển khai"."Việc mở rộng lực lượng bằng cách lập các lữ đoàn mới, trong khi cực kỳ cần thêm binh sĩ để bù đắp những mất mát trong các đội hình giàu kinh nghiệm đã triển khai trên tiền tuyến, rõ ràng đã phải có những đánh đổi", ông Kofman viết trên mạng xã hội.Ông Kofman nhận định rằng vì thiếu kinh nghiệm, các đơn vị mới nhìn chung chiến đấu không hiệu quả cả trong vai trò tấn công lẫn phòng thủ. Và theo ông, đó là điều đã xảy ra trong năm 2023. Hậu quả là chiến lược bị sụp đổ phần nào khi cấp chỉ huy cuối cùng lại tách các tiểu đoàn từ những lữ đoàn mới để bổ sung cho các đơn vị cũ.Hồi tháng 5.2024, giới lãnh đạo Ukraine công bố ý định lập 10 lữ đoàn, mỗi đơn vị gồm hàng ngàn binh sĩ, với hy vọng đạt được khả năng luân phiên chiến đấu trên tiền tuyến. Giải thích cho ý định này, một phát ngôn viên quân đội Ukraine hồi tháng 11.2024 nói rằng không còn lựa chọn nào khác để đối phó với đối phương áp đảo hơn, trên một chiến tuyến dài 1.300 km.Một số lữ đoàn mới được huấn luyện tại phương Tây, trong đó có lữ đoàn cơ giới 155. Tuy nhiên, màn ra mắt của lữ đoàn 155 vào cuối năm 2024 đã gây ra cuộc khủng hoảng khi xuất hiện thông tin cho thấy tỷ lệ đào ngũ cao. Hơn nữa, đơn vị này còn thường bị rút bớt quân để bổ sung cho các lữ đoàn khác. Hậu quả là lữ đoàn 155 phải vá víu đội hình, một số binh sĩ chuyên về điều khiển thiết bị gây nhiễu máy bay không người lái (UAV) bị chuyển sang vai trò bộ binh.Trung tá Bohdan Krotevych, tham mưu trưởng Lữ đoàn Azov, bình luận: "Có lẽ thật ngu ngốc khi lập các lữ đoàn mới và trang bị công nghệ mới cho họ trong khi các đơn vị cũ lại thiếu nhân lực".Ông Kofman nói rằng vấn đề của Lữ đoàn 155 là vụ việc nghiêm trọng nhất trong công tác quản lý lực lượng của Ukraine. Việc chia nhỏ các đơn vị mới đã dẫn đến sự rời rạc trong nỗ lực phòng thủ."Những đổi mới công nghệ, áp dụng chiến thuật và tích hợp tốt hơn là không đủ để bù đắp cho thất bại của việc xử lý các vấn đề nền tảng... Quân đội Ukraine cần giải quyết các vấn đề nhân lực, huấn luyện và quản lý lực lượng để duy trì cuộc chiến", ông Kofman nhận xét. ️