Trường ĐH Sài Gòn dành ít nhất 70% chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2024
Theo UBND tỉnh Bình Định, Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam lần thứ 8 là cơ hội để các đoàn võ thuật trong nước và quốc tế gặp gỡ, giao lưu, trao đổi về công tác bảo tồn và phát huy võ cổ truyền Việt Nam nói chung và võ cổ truyền Bình Định nói riêng ở trong nước và trên thế giới. Qua đó, tiến đến xây dựng hồ sơ trình UNESCO ghi danh võ cổ truyền Bình Định là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.Ngao ngán cảnh ‘xe rau Đà Lạt’ vượt ẩu, chạy ngược chiều bất chấp trên quốc lộ
Sau hai lần tổ chức, giải chạy S-Race đã trở thành hoạt động thường niên và được yêu thích của hàng triệu học sinh, sinh viên cả nước, khuyến khích các em tham gia tập luyện thể thao, gắn kết gia đình, nhà trường, cộng đồng trong hoạt động phát triển thể chất của thế hệ trẻ Việt Nam.
Đăng tin sai sự thật trên mạng xã hội, 2 người bị xử phạt
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.
Ngày 2.3, đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết, đơn vị chức năng đã phân cấp đăng ký, cấp biển số xe cho công an các phường, thị trấn.Theo đó, đối với công an 17 phường thuộc các quận, TP.Thủ Đức (nơi trước đây công an quận, TP.Thủ Đức đặt trụ sở thực hiện nhiệm vụ đăng ký xe mô tô): được phân cấp đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe có kết cấu tương tự xe mô tô của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, cư trú tại địa phương và các phường thuộc quận, TP.Thủ Đức chưa được phân cấp đăng ký xe.Đối với công an 63 xã, thị trấn đã được phân cấp đăng ký xe mô tô thuộc các huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè: được phân cấp bổ sung đăng ký, cấp biển số xe ô tô, xe máy chuyên dùng của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, cư trú tại địa phương (thuộc thẩm quyền đăng ký của công an cấp huyện được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 79/2024/TT- BCA ngày 15/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng). Chi tiết bên dưới:Như vậy, ngoài việc thực hiện đăng ký phương tiện lần đầu toàn trình trên Cổng dịch vụ công quốc gia, người dân khi có nhu cầu thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký, quản lý phương tiện có thể trực tiếp đến công an cấp xã để được giải quyết.
Diện tích nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam quá khiêm tốn
Trong quá trình kiểm tra dự án đóng tàu ngầm nói trên, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã xem xét "một tàu ngầm tên lửa dẫn đường chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân" đang được đóng theo quyết định quốc phòng được công bố tại một đại hội đảng quan trọng vào năm 2021, theo KCNA.Cụm từ "một tàu ngầm tên lửa dẫn đường chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân" có thể hé lộ đó là một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng phóng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM), thường được gọi là tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSBN). Đây là lần đầu tiên Triều Tiên công khai tiết lộ về việc đóng một chiếc SSBN và hình dáng của con tàu, theo Hãng tin Yonhap.Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân là một trong những hệ thống vũ khí tinh vi mà ông Kim đã cam kết sẽ phát triển trong đại hội đảng. Những hệ thống vũ khí tinh vi đó còn có vệ tinh do thám và tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn.Khi kiểm tra dự án đóng tàu ngầm mới, nhà lãnh đạo Kim nhấn mạnh nhu cầu phát triển "tàu chiến áp đảo" như một biện pháp răn đe mạnh mẽ để kiềm chế "ngoại giao pháo hạm" của các thế lực thù địch. Theo KCNA, ông Kim "nói rằng CHDCND Triều Tiên sẽ không bao giờ đứng yên quan sát các hoạt động quân sự trên biển và dưới nước của kẻ thù đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền và lợi ích của CHDCND Triều Tiên bằng cách liên tục triển khai số lượng lớn các tài sản chiến lược".Ông Kim "khẳng định rằng khả năng phòng thủ trên biển của CHDCND Triều Tiên, hiện đang ở vị trí có trách nhiệm và chủ chốt trong việc bảo vệ hòa bình ở bán đảo Triều Tiên và khu vực, sẽ được thể hiện đầy đủ ở bất kỳ vùng biển cần thiết nào mà không bị giới hạn", theo KCNA. Ông Kim cũng đặt ra nhiệm vụ hiện đại hóa các tàu hải quân trên biển và dưới nước của Triều Tiên, bao gồm mục tiêu phát triển và sở hữu tàu chiến, theo KCNA.Vào tháng 9.2023, Bình Nhưỡng đã công bố tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật đầu tiên có khả năng thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân dưới nước. Vào thời điểm đó, ông Kim đã công bố kế hoạch chế tạo thêm nhiều tàu ngầm, trong đó có cả tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, theo Yonhap.