Gặp mặt đầu năm các đơn vị thuộc cơ quan T.Ư Đoàn tại phía nam
Như Thanh Niên đã thông tin từ tháng 10.2024, hoạt động đạp pedalo (đạp vịt) ngắm cảnh, thư giãn trên thắng cảnh hồ Xuân Hương mang tính biểu tượng của du lịch Đà Lạt tồn tại suốt 30 năm qua, phải dừng hoạt động.Vì thế, từ Festival Hoa Đà Lạt 2024 đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho đến nay, du khách đến với phố núi Đà Lạt cảm thấy… hụt hẫng khi trên hồ Xuân Hương không còn dịch vụ đạp vịt để trải nghiệm. Hàng chục chiếc pedalo xếp hàng ngay ngắn, đậu dọc bến thuyền (đầu đường Đinh Tiên Hoàng) và ở ven hồ bên nhà hàng Thủy Tạ vẫn đang chờ được hoạt động trở lại.Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên, khi nào hoạt động đạp pedalo trên hồ Xuân Hương được hoạt động trở lại?Ngày 25.2, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Lạt, cho biết căn cứ Nghị định số 08/2025/NĐ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ, thì hoạt động pedalo trên hồ Xuân Hương chỉ được hoạt động trở lại khi đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn TP.Đà Lạt quản lý được phê duyệt. Hồ sơ cấp phép khai thác dịch vụ thủy lợi do đơn vị được lựa chọn cung cấp dịch vụ (sau khi đề án được duyệt), tổ chức lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (cấp tỉnh). Ông Sơn cho biết thêm, hiện nay cơ quan được giao trực tiếp quản lý các hồ đập trên địa bàn TP.Đà Lạt là Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi Đà Lạt. Đơn vị này đã xây dựng và hoàn thiện Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn TP.Đà Lạt quản lý (Tờ trình số 05/TTr-TTQLĐTKTCTTL ngày 19.2.2025). Do đó, UBND TP.Đà Lạt đang giao cho Phòng Kinh tế TP.Đà Lạt nghiên cứu các quy định và tình hình thực tế để thẩm định trình UBND TP.Đà Lạt xem xét phê duyệt theo quy định và thẩm quyền trong tháng 3.2025.Tương tự, tại hồ Tuyền Lâm (KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm), TP.Đà Lạt, từ đầu năm 2024, dịch vụ du thuyền và đạp pedalo cũng bị "cấm cửa". Du khách đến đây chỉ biết ngắm cảnh, chụp hình, viếng Chùa (Thiền viện Trúc Lâm) rồi về. Nhiều đoàn du khách muốn trải nghiệm du thuyền để khám phá cảnh đẹp hùng vĩ, thơ mộng của mây trời, non nước của KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm như trước cũng không thể thực hiện.Theo Ban quản lý KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm, vì chủ trương thay đổi cơ chế quản lý và khai thác mặt nước của chính quyền địa phương. Do đó, tháng 4.2024, Ban có thông báo yêu cầu chấm dứt hoạt động của HTX du thuyền vì tỉnh Lâm Đồng chưa có đề án và cơ chế về loại hình cho thuê mặt nước nên đành phải chờ làm đề án, đấu thầu thì mới có thể hoạt động du thuyền trên mặt hồ Tuyền Lâm trở lại.Xin nói thêm dịch vụ đạp pedalo trên hồ Xuân Hương và du thuyền trên hồ Tuyền Lâm được hình thành và tồn tại từ những năm 90 thế kỷ trước. Hơn 30 năm hoạt động chưa xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc nào. Thiết nghĩ để du lịch Đà Lạt hấp dẫn du khách, đa dạng các sản phẩm du lịch, các cấp chính quyền cần sớm tạo điều kiện để các dịch vụ phục vụ du khách như nói trên sớm hoạt động trở lại.Các bạn nhỏ cười rồi, chúng ta đi tiếp thôi!
Qua 26 mùa giải được tổ chức thành công liên tiếp, giải đấu đã ngày càng lớn mạnh và nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Nhà nước và người hâm mộ trên toàn quốc. Giải đấu cũng trở thành sự kiện thể thao thường niên và bổ ích dành cho các cầu thủ nhí lứa tuổi thiếu niên. Từ giải đấu này, nhiều tài năng bóng đá trẻ đã được phát hiện, bồi dưỡng, trưởng thành và đang có rất nhiều cống hiến nổi bật cho nền bóng đá nước nhà như Quang Hải, Duy Mạnh, Đình Trọng, Thành Chung, Văn Hậu, Văn Toàn, Văn Thanh, Đức Huy,...
Cua mặt trăng Phú Quý không ngon bằng cua Cà Mau?
Hội đua thuyền Rồng là hoạt động văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc, là nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam nói chung và là nét đẹp của người dân vùng biển Đồ Sơn nói riêng. Đây cũng là hoạt động thể dục thể thao phong trào, truyền thống, được UBND Q.Đồ Sơn tổ chức vào đầu xuân mới nhằm khích lệ, động viên đông đảo nhân dân tích cực rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại; hăng hái lao động sản xuất, vươn khơi, bám biển.
Hãng Yonhap đưa tin Văn phòng Điều tra quốc gia (NOI) đã triệu tập lãnh đạo các đội cảnh sát điều tra Seoul, tỉnh Gyeonggi và những đơn vị khác tại vùng thủ đô Hàn Quốc đến trụ sở NOI để họp bàn kế hoạch bắt Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.Ông Yoon Suk Yeol bị quốc hội luận tội và đình chỉ chức vụ vì ban bố thiết quân luật vào tháng 12.2024. Cảnh sát cũng điều tra ông với cáo buộc nổi loạn và lạm dụng quyền lực.Tòa án đã ra lệnh bắt tạm giam và cơ quan điều tra đã thực hiện lệnh bắt vào ngày 3.1 nhưng bị đội cảnh vệ ngăn chặn. Tòa án ngày 7.1 thông qua lệnh bắt mới sau khi lệnh ban đầu hết thời hạn. Ngày 9.1, NOI đã gửi thông báo đến các đội điều tra tại vùng thủ đô Seoul, yêu cầu họ chuẩn bị huy động khoảng 1.000 nhân sự cho lần bắt thứ hai.Ngày 10.1, Giám đốc Cơ quan An ninh tổng thống (PSS) Park Chong-jun đã nộp đơn từ chức và trình diện trước cảnh sát để cung cấp lời khai với cáo buộc cản trở các nhà điều tra thi hành lệnh bắt. Quyền Tổng thống Choi Sang-mok đã chấp nhận đơn từ chức của ông Park.Phát biểu trước các phóng viên trước khi gặp các nhà điều tra, ông Park cho rằng các cơ quan chính phủ không nên đối đầu với nhau. "Không nên đụng độ và đổ máu trong bất kỳ tình huống nào. Tôi cho rằng cuộc điều tra nên tiến hành theo cách phù hợp với địa vị của một tổng thống đương nhiệm", ông Park nói.Ông Yoon Suk Yeol đã không chấp hành lệnh triệu tập để lấy lời khai của Văn phòng Điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) vì cho rằng cơ quan này không có thẩm quyền. An ninh đã được tăng cường quanh nơi ở của ông khi đội cảnh vệ dựng nhiều xe buýt và hàng rào dây thép gai trước lối vào.Mặt khác, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đang xem xét việc luận tội ông Yoon. Nếu bị tuyên có tội, ông sẽ bị phế truất. Ngược lại, ông sẽ được phục chức. Các luật sư của ông Yoon nói rằng ông sẽ chấp nhận mọi phán quyết của Tòa án Hiến pháp.
Indonesia đặt mục tiêu đưa 100.000 lao động đến Nhật
Theo Đài Khí tượng thủy văn Nam bộ (Đài Nam bộ), hiện nay trên vùng biển khu vực này có gió đông bắc (gió chướng) mạnh cấp 4 - 5, sóng biển cao từ 1,5 - 2,5m, biển động nhẹ. Do gió chướng hoạt động mạnh khiến đợt triều cường đầu tháng 2 âm lịch đang lên nhanh. Mực nước tại hầu hết các trạm vùng hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện ở mức cao và tiếp tục lên. Đến sáng 28.2, mực nước tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn và trạm Nhà Bè trên (kênh Đông Điền) đều ở mức xấp xỉ báo động 2. Dự báo nước tiếp tục lên trong 2 - 3 ngày tới và có thể xấp xỉ thậm chí cao hơn báo động 3. Mức độ rủi ro thiên tai khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai ở cấp độ 2.Dù rủi ro thiên tai do triều cường chỉ ở cấp độ 2 nhưng rủi ro do xâm nhập mặn lên tới cấp độ 3. Dự báo mặn xâm nhập sâu theo đợt triều cường cao, khoảng cách chịu ảnh hưởng của ranh mặn 4‰ là 72 - 73 km, tính từ cửa sông. Xâm nhập mặn tuy ít nghiêm trọng hơn năm 2024 nhưng cao hơn so với trung bình nhiều năm, có khả năng gây thiếu nước ngọt, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.Tại vùng ĐBSCL, tình trạng xâm nhập mặn do triều cường cao cũng diễn ra tương tự. Thủy triều vùng hạ lưu các sông miền Tây Nam bộ đang lên nhanh. Độ mặn lớn nhất tại các trạm ở mức lớn hơn cùng kỳ năm 2024 và trung bình nhiều năm. Ranh mặn 4‰ xâm nhập cách cửa sông Tiền khoảng 48 - 57 km và sông Hậu khoảng 40 - 45 km. Thời gian chịu ảnh hưởng kéo dài đến khoảng ngày 10.3. Cảnh báo mức độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn trên các sông Nam bộ ở cấp độ 2.