Các tính năng dùng được với phím âm lượng iPhone
Vào 6 năm trước, đội tuyển Việt Nam thời HLV Park Hang-seo đã cầm hòa 2-2 trước Malaysia tại sân Bukit Jalil, trước khi kết liễu đối thủ bằng bàn thắng duy nhất của Anh Đức đem chiến thắng 1-0 tại sân nhà Mỹ Đình, đăng quang vô địch AFF Cup 2008.Quay ngược thời gian về năm 2008, thầy trò HLV Henrique Calisto đã đem về chức vô địch Đông Nam Á đầu tiên cho Việt Nam, khi đánh bại Thái Lan 2-1 tại Rajamangala trước khi hòa 1-1 tại Mỹ Đình với cú đánh đầu đi vào lịch sử của Lê Công Vinh.Lần gần nhất chúng ta vào chung kết là 2 năm trước, khi đội tuyển Việt Nam hòa Thái Lan 1-1 tại Mỹ Đình và thúc thủ 0-1 trên sân Thammasat tại Bangkok, chấp nhận ngôi á quân AFF Cup 2022 và khép lại triều đại của HLV Park Hang-seo.Tiếp quản đội tuyển Việt Nam "chạm đáy" từ người tiền nhiệm Philippe Troussier, HLV Kim Sang-sik đang hâm nóng trở lại niềm tin và sự ủng hộ từ các CĐV, khi giúp đội bóng thoát cảnh rệu rã, tìm lại sự tự tin và đi một mạch tới trận chung kết sau khi đánh bại Singapore tổng tỷ số 5-1 sau 2 trận bán kết.Bước vào 2 trận chung kết AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam sẽ đá lượt đi trên sân nhà Việt Trì ngày 2.1.2025, trước khi bay sang Bangkok đá trận lượt về ngày 5.1.2025 trên sân Rajamangala.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanĐã có không ít độc giả gửi đến Báo Thanh Niên câu hỏi: đâu là khác biệt dẫn đến thứ tự đá chung kết lượt đi, lượt về của đội tuyển Việt Nam ở các giải đấu?Câu trả lời chính xác sẽ không phải phụ thuộc điểm số, thành tích của chúng ta ở vòng bảng như một số thông tin, mà đến từ kết quả bốc thăm chính thức của giải đấu được tổ chức ngày 21.5.2024 tại TP.Hà Nội.Kết quả bốc thăm đó, bên cạnh phân bảng đấu các đội, đồng thời cũng định ra ngay từ đầu những kịch bản phân nhánh cho vòng bán kết và chung kết của AFF Cup 2024. Việc xếp hạng các đội theo tiến trình của từng đội dựa trên 2 mùa giải gần nhất. Nếu kết quả bằng nhau, giải đấu gần đây nhất sẽ được ưu tiên. Cụ thể, đội tuyển Việt Nam và Thái Lan mặc định được chọn làm hạt giống số 1, kết quả bốc thăm đã đưa chúng ta vào bảng B còn người Thái vào bảng A.Điều này mặc nhiên dẫn đến kịch bản: Nếu chúng ta xếp nhất bảng B sẽ đá với đội nhì bảng A (Singapore) ở trận bán kết lượt đi trên sân nhà (được xác định là bán kết 1), trong khi đội nhất bảng A là Thái Lan sẽ gặp đội nhì bảng B là Philippines ở trận bán kết 2.Ngược lại nếu đội tuyển Việt Nam xếp nhì bảng B sẽ mặc định đá trận bán kết lượt đi trên sân nhà với đội nhất bảng A, nếu vượt qua vòng bán kết sẽ được đá trận chung kết lượt về trên sân nhà.Ngay từ trước thời điểm có kết quả bốc thăm, AFF cũng quy định đội thắng bán kết 1 (nay xác định là đội tuyển Việt Nam) sẽ đá trận chung kết lượt đi trên sân nhà, trước khi đá chung kết lượt về trên sân nhà đội thắng bán kết 2 (Thái Lan).Quay trở lại quá khứ, đội tuyển Việt Nam đã rơi vào bảng A ở AFF Cup 2018 đoạt ngôi nhất bảng, còn năm 2008 thầy trò HLV Henrique Calisto vào bán kết với ngôi nhì bảng B (đá với đội nhất bảng A là Singapore) đã cùng đá 2 trận chung kết lượt về trên sân nhà Mỹ Đình.Trong khi đó năm 2022 thầy trò HLV Park Hang-seo giành ngôi đầu bảng B giống đội bóng của HLV Kim Sang-sik vào lúc này, nên đá trận chung kết lượt đi trên sân nhà trước khi làm khách ở trận chung kết lượt về.Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnTài khoản game Liên Minh Huyền Thoại (LoL) của bạn giá bao nhiêu?
Công ty TNHH Cỏ May Sa Đéc (gọi tắt là Công ty Cỏ May Sa Đéc) thuộc chuỗi các công ty của Tập đoàn Cỏ May, do cố doanh nhân Phạm Văn Bên sáng lập và gầy dựng năm 1981. Sau khi doanh nhân Phạm Văn Bên qua đời, Cỏ May Sa Đéc được doanh nhân Phạm Minh Thiện (con trai út của ông) tiếp quản và phát triển ngày càng lớn mạnh.Công ty Cỏ May Sa Đéc hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, xuất khẩu và liên kết cung cấp con giống - nuôi trồng thủy sản, kinh doanh thực phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, bất động sản… Dù hoạt động trên lĩnh vực nào, công ty luôn quán triệt khẩu hiệu "Cỏ May - chất lượng thay lời nói" để cam kết mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm đạt chất lượng bằng chính sự trân trọng và trách nhiệm của mình đối với khách hàng và xã hội.Trong đó, lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản cá da trơn và cá có vảy (cá lóc, cá rô, cá điêu hồng…) của công ty được xem là chủ lực. Dòng thức ăn thủy sản Cỏ May Sa Đéc được đông đảo người chăn nuôi thủy sản công nhận, an tâm khi sử dụng. Vì vậy, công ty đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng thiết bị, máy móc hiện đại vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.Ông Bùi Minh Hiếu, Phó giám đốc Công ty Cỏ May Sa Đéc cho biết, trước đây, dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản của công ty chỉ đạt 6.000 tấn/tháng. Đến năm 2022, nhận thấy nhu cầu phát triển thị trường còn khá lớn, công ty đầu tư hơn 2 triệu USD nâng cấp dây chuyền sản xuất lên 10.000 tấn thức ăn/tháng. Nhờ có thị trường, thương hiệu uy tín và sản phẩm đảm bảo chất lượng nên công ty an tâm về đầu ra sản phẩm."Đến nay, qua thời gian nỗ lực phục hồi sau dịch Covid-19, Công ty Cỏ May Sa Đéc đạt năng suất sản phẩm hơn 100%. Đó là tiền đề để chúng tôi tiếp tục phát triển hơn trong thời gian tới", ông Hiếu cho biết.Theo lãnh đạo Công ty Cỏ May Sa Đéc, đơn vị luôn kế thừa, gìn giữ giá trị và nét văn hóa của cố doanh nhân Phạm Văn Bên. Trong đó, luôn giữ gìn và trân trọng sự đóng góp của người lao động vào sự phát triển của công ty. Cụ thể là người lao động làm việc tại công ty được hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm theo quy định, khám sức khỏe định kỳ, được công ty tổ chức cho đi du lịch hằng năm và nhận chế độ thưởng khá cao khi đạt sản lượng.Đặc biệt, con em người lao động của công ty được hỗ trợ học phí hằng năm từ lúc vào học mẫu giáo cho đến tốt nghiệp đại học, mức hỗ trợ từ 400.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/năm/em (tùy cấp học). Mỗi năm, công ty đều xem xét hỗ trợ cất từ 4 đến 6 căn nhà cho người lao động của công ty gặp khó khăn về nhà ở (mỗi căn hỗ trợ 40 triệu đồng). Nhờ vậy, đa số lao động đều gắn bó lâu dài với Công ty Cỏ May Sa Đéc.Anh Ngô Lê Quốc Tuấn, Quản đốc nhà máy Công ty Cỏ May Sa Đéc, cho biết: "Tôi gắn bó với Cỏ May từ năm 2006 đến nay. Công ty luôn chăm lo, hỗ trợ đời sống và luôn tạo môi trường tốt cho anh em công nhân viên phát triển. Không chỉ riêng tôi mà các anh em khác đều rất an tâm làm việc với công ty".Tương tự, anh Lê Nhi Tri, ca trưởng ca sản xuất Công ty Cỏ May Sa Đéc chia sẻ: "Đến nay, tôi đã gắn bó với công ty 17 năm. Thật sự, Cỏ May như một gia đình nên mọi người đều muốn làm việc và cống hiến cho công ty".Ngoài chăm lo cho người lao động, Công ty Cỏ May Sa Đéc còn đóng góp, hỗ trợ kinh phí cho nhiều chương trình an sinh - xã hội ở nhiều nơi. Điển hình, hằng tháng, công ty chi khoảng 2 tỉ đồng đài thọ toàn bộ chi phí hoạt động của khu ký túc xá Cỏ May 4 tầng, do Tập đoàn Cỏ May đầu tư xây tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM. Theo đó, toàn bộ 380 sinh viên nghèo, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước được xét vào ở ký túc xá Cỏ May sẽ được Công ty Cỏ May Sa Đéc lo ăn ở, học tập, đào tạo kỹ năng mềm tiếng Anh, âm nhạc, thể thao… hoàn toàn miễn phí để các em có môi trường thuận lợi nhất học tập, phát triển bản thân.Ông Bùi Minh Hiếu, Phó giám đốc Công ty Cỏ May Sa Đéc cho biết, việc phát triển thời gian qua đã giúp Công ty Cỏ May Sa Đéc mạnh dạn mở rộng, phát triển sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Công ty đã đầu tư Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản tại H.Mang Thít (Vĩnh Long) với công suất tối đa khoảng 12.000 tấn sản phẩm/tháng. Nhà máy sẽ hoạt động trong năm 2025. Thời gian tới, công ty sẽ tổ chức, sắp xếp lại các khâu hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn để đạt kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn, đóng góp nhiều hơn vào các hoạt động an sinh - xã hội trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp.Công ty TNHH Cỏ May Sa ĐécĐịa chỉ trụ sở: Khu C, Khu công nghiệp Sa Đéc, P.Tân Quy Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
10 ô tô bán ít nhất Việt Nam tháng 3.2024: Đa phần xe Nhật, Ciaz dẫn đầu
Khoảng 16 giờ, tại khu vực xung quanh đường hoa Nguyễn Huệ có rất đông người tìm đến vui chơi, chờ thời điểm khai mạc. Ở dọc 2 bên đường Nguyễn Huệ nhiều người đứng tập trung bên hàng rào, hướng nhìn vào bên trong. Ai cũng háo hức chờ được tham quan, chụp ảnh cùng với linh vật rắn dễ thương. Anh Nguyễn Công Bình (ngụ TP.Thủ Đức) cho biết đã có mặt ở bên ngoài đường hoa Nguyễn Huệ từ lúc 16 giờ để chờ mở cửa. Trước đó, anh đã cùng các con đi dạo xung quanh khu vực này và đến 18 giờ đứng ở hàng rào, khu vực gần cổng vào đường hoa Nguyễn Huệ để theo dõi lễ khai mạc sắp tới."Tôi nhận thấy linh vật rắn năm nay rất có hồn, đẹp, dễ thương đến từng chi tiết. Tôi chỉ mong chờ giờ mở cửa là dẫn con vào tham quan liền", anh Bình chia sẻ.
Nội dung đơn kháng cáo nêu, bà Võ Thị Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh) không đồng ý với việc tòa sơ thẩm tuyên bà Võ Thị Hồng Nhung (là em gái cố NSƯT Vũ Linh) được hưởng 15% tổng giá trị tài sản của cha bà để lại.Theo bà Loan, những tài sản gồm căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm; chiếc xe ô tô và 3.007 m2 đất tại Thủ Đức được cố NSƯT Vũ Linh tạo lập vào các năm 1991, 1995 và 1998, sau khi ông tách hộ khẩu ra ở riêng và không còn ở nhà tại đường Võ Di Nguy (phường 9, quận Gò Vấp) với ông Võ Thành Nhiêu, bà Nhung.Do đó, không có căn cứ cho rằng bà Nhung có công sức đóng góp vào khối tài sản của cố NSƯT Vũ Linh và được hưởng 15%.Cũng theo đơn kháng cáo, phía bà Loan cho rằng tòa sơ thẩm đã viện dẫn Án lệ số 05/2016/AL. Theo nội dung án lệ "trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế…".Trong khi đó, bà Nhung khởi kiện yêu cầu tòa bác hàng thừa kế thứ nhất và toàn bộ di sản thuộc hàng thừa kế thứ 2. Tòa đã xác định bà Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bà Nhung thuộc hàng thừa kế thứ hai và chỉ được hưởng khi không còn ai ở hàng thứ nhất.Cạnh đó, HĐXX áp dụng lẽ công bằng, thì phải xem xét đến việc bà Loan đã bị phân biệt đối xử khi phía nguyên đơn cho rằng bà là con nuôi, con không hợp pháp và tại phiên tòa sơ thẩm đã có những lời gay gắt về đời sống riêng tư của bà.Trường hợp tòa án giải quyết trên cơ sở nhân văn, tình cảm, lẽ ra phải hỏi ý kiến, phân tích để bà đồng ý và ghi nhận sự tự nguyện nếu bà muốn giúp đỡ bà Nhung thì bản án mới thấu tình, đạt lý.Theo bản án sơ thẩm tuyên ngày 7.1, bà Hồng Loan là con nuôi hợp pháp và là người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cố NSƯT Vũ Linh; bà Hồng Nhung được nhận 15% giá trị tài sản mà cố nghệ sĩ để lại...HĐXX xét thấy, bà Hồng Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Bà Nhung là hàng thừa kế thứ hai nên không được hưởng di sản khi hàng thừa kế thứ nhất còn sống. Tuy nhiên, trong khối tài sản của cố NSƯT Vũ Linh tạo lập phải tính đến công sức của bà Nhung.Từ năm 1973, cố NSƯT Vũ Linh là diễn viên sân khấu và đi lưu diễn khắp nơi. Bà Nhung đã phụng dưỡng, chăm sóc mẹ già, bà Hồng Loan, quán xuyến gia đình… để cố nghệ sĩ có thời gian tập trung lo sự nghiệp, đạt được nhiều thành tựu. Khi cố NSƯT Vũ Linh bệnh nặng và ở những ngày cuối đời, ông đã đưa bà Nhung và con gái của bà về sống chung.Thời điểm cố NSƯT Vũ Linh mất, bà Nhung và những người thân khác đã trực tiếp tổ chức, sắp xếp hậu sự cho ông. Dù số tiền dùng để lo ma chay có thể từ tiền phúng viếng, nhưng thời điểm đó không phải là vấn đề tài chính mà trên hết là tình yêu thương, là sự tôn kính của mọi người dành cho ông.HĐXX đã căn cứ Án lệ 05/2016/AL và lẽ công bằng theo Khoản 3, Điều 45 bộ luật Tố tụng dân sự để xét công sức và hoàn cảnh hiện nay của bà Nhung và tính bằng 15% tổng giá tài sản của cố NSƯT Vũ Linh là không trái pháp luật, là lẽ công bằng.
Ô tô bán tải đi '2 hàng', gây tai nạn với xe container trên quốc lộ
Trần Thu Hà (21 tuổi, ngụ P.9,TP.Đà Lạt, Lâm Đồng), phấn khởi cùng bố mẹ đến Ban chỉ huy Quân sự (CHQS) TP.Đà Lạt để làm các thủ tục nhập ngũ. Thượng tá Trần Hùng Sơn, Trưởng Ban CHQS TP.Đà Lạt, cho biết năm nay TP.Đà Lạt tuyển 190 quân, đặc biệt năm nay có duy nhất 1 nữ là Trần Thu Hà nộp đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự năm 2025. Lãnh đạo Ban CHQS TP.Đà Lạt rất vui và tạo điều kiện để chiến sĩ Thu Hà thực hiện ước mơ của mình. Hà được Ban CHQS TP.Đà Lạt bàn giao trực tiếp cho Học viện Lục quân để đưa về Quân khu 7 huấn luyện trong 3 tháng.Hà cho biết vừa học xong chương trình ĐH ngành văn thư hành chính ở Quảng Ngãi. Khi về lại Đà Lạt chờ nhận bằng tốt nghiệp Hà viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. "Em rất thích màu áo xanh bộ đội, nên em viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. Em mong ước trở thành quân nhân chuyên nghiệp vì em nghĩ ngành học mà em đã học cũng cần thiết trong môi trường quân đội và em sẽ cố gắng rèn luyện và phát huy hết khả năng để cống hiến cho đất nước", Hà chia sẻ.Bà Nguyễn Thị Lĩnh (mẹ của Hà - giáo viên Trường TH Thái Phiên,TP.ĐàLạt), cho biết Hà là chị cả trong gia đình, em Hà mới học lớp 7. Khi biết Hà muốn tham gia nghĩa vụ quân sự gia đình ủng hộ và động viên cháu nhập ngũ và đóng góp khả năng, nhiệt huyết của mình phục vụ đất nước. Bà Lĩnh cho biết thêm trong mấy tháng chờ đợi nhập ngũ, Hà đi làm tại một tiệm bánh có mức thu nhập ban đầu 7,5 triệu đồng/tháng; nhưng mấy ngày qua Hà chộn rộn chuẩn bị tư trang để sẵn sàng nhập ngũ.Thiếu tá Vũ Bảo Ngọc (Học viện Lục quân), cho biết thêm năm nay Học viện tuyển 160 chiến sĩ nam và 3 chiến sĩ nữ, trong đó Hà là chiến sĩ nữ duy nhất của TP.Đà Lạt. Ngày mai (13.2) xe Học viện sẽ chở Hà về Trường quân sự Quân khu 7 để được tham gia huấn luyện chiến sĩ mới. Sau đó Hà sẽ về Học viện Lục quân làm lính nghĩa vụ. Cũng theo thiếu tá Vũ Bảo Ngọc, nếu Hà và gia đình có nguyện vọng để Hà trở thành quân nhân chuyên nghiệp, sau khi hoàn thành nghĩa vụ sẽ qua đợt thi tuyển.Trong số các chiến sĩ mới của TP.Đà Lạt, có 146 người được giao cho các đơn vị quân đội gồm: Lữ tác chiến điện tử 98 (Bộ Tổng tham mưu), Sư đoàn Bộ binh 302, Trung đoàn 94 (Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng), có 44 chiến sĩ làm nghĩa vụ Công an.