Trao giải cuộc thi DigiTrans Smart City năm 2023
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã bổ nhiệm ông Lê Văn Thành, Chánh văn phòng Bộ NN-PTNT, giữ chức Chánh văn phòng Bộ Nông nghiệp và Môi trường; bổ nhiệm 8 cán bộ giữ chức Phó chánh văn phòng bộ. Bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp (Bộ NN-PTNT), giữ chức Chánh văn phòng Đảng ủy bộ và bổ nhiệm 2 Phó chánh văn phòng Đảng ủy.Về lãnh đạo 30 đơn vị trực thuộc bộ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã bổ nhiệm ông Phạm Tân Tuyến giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; ông Lê Vũ Tuấn Anh, giữ chức Chánh thanh tra bộ; ông Đặng Ngọc Điệp giữ chức Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính; ông Phạm Đức Luận giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai; ông Hoàng Ngọc Lâm giữ chức Cục trưởng Cục Đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam.Bổ nhiệm ông Trần Tuấn Ngọc giữ chức Cục Viễn thám quốc gia; ông Nguyễn Văn Long giữ chức Vụ trưởng Vụ KH-CN; ông Trần Đình Luân giữ chức Cục trưởng Cục Thủy sản và kiểm ngư; ông Dương Tất Thắng giữ chức Cục trưởng Cục Chăn nuôi và thú y; ông Nguyễn Trường Giang giữ chức Chánh văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia; ông Trần Bình Trọng giữ chức Cục trưởng Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam; ông Lê Phú Hà giữ chức Cục trưởng Cục Chuyển đổi số; ông Ngô Hồng Phong giữ chức Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường; ông Trần Công Thắng giữ chức Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách nông nghiệp và môi trường.Bổ nhiệm ông Lê Quốc Thanh giữ chức Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia; ông Nguyễn Thượng Hiền là Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn; ông Tăng Thế Cường là Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu; ông Hoàng Văn Thức là Cục trưởng Cục Môi trường; ông Trần Quang Bảo là Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và kiểm lâm; ông Nguyễn Văn Tài là Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; ông Đào Trung Chính giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý đất đai; ông Châu Trần Vĩnh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước; ông Nguyễn Đỗ Tuấn Anh giữ chức Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; ông Huỳnh Tấn Đạt giữ chức Cục trưởng Cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật; ông Phan Tuấn Hùng giữ chức Vụ trưởng Vụ Pháp chế; ông Lê Đức Thịnh giữ chức Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn; ông Nguyễn Đức Toàn giữ chức Cục trưởng Cục Biển và hải đảo Việt Nam; ông Nguyễn Ngọc Thạch giữ chức Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường; ông Đào Xuân Hưng giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường.Tại buổi lễ, đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, thực hiện chủ trương và kế hoạch của Ban Chỉ đạo T.Ư và Ban Chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 18, đến nay, bộ đã sắp xếp và tổ chức lại 55 tổ chức, đơn vị thành 30 đơn vị. Trong đó, có 26 tổ chức hành chính giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 4 đơn vị sự nghiệp trực tiếp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường gồm Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và 10 thứ trưởng đã được Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm, gồm các ông, bà: Trần Quý Kiên, Lê Công Thành, Lê Minh Ngân, Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Hoàng Hiệp, Trần Thanh Nam, Nguyễn Quốc Trị, Phùng Đức Tiến, Hoàng Trung và Võ Văn Hưng.Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang là bộ có nhiều thứ trưởng nhất sau khi thực hiện hợp nhất, tinh gọn bộ máy thực hiện Nghị quyết 18.Tối nay, người Việt có thể ngắm mưa sao băng từ sao chổi Halley cổ đại
Tập 117 Mái ấm gia đình Việt vừa lên sóng với sự dẫn dắt của MC Thanh Thảo, cùng sự góp mặt của vận động viên Châu Tuyết Vân, ca sĩ Anh Thi và ca sĩ Phạm Đình Thái Ngân. Trong chương trình, dàn khách mời cùng hợp sức hỗ trợ những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn gồm Dương Công Bảo Khánh (11 tuổi), Nguyễn Thị Tuyết Nhung (11 tuổi) và Ngô Anh Phương (10 tuổi). Trong vòng 2 phút của phần thi phụ, Châu Tuyết Vân cùng các đồng đội phải vượt qua thử thách vận chuyển, lót gạch men. Màn hóa thân thành “thợ hồ” khi vừa chuyển gạch, vừa xây đường của 3 khách mời cùng sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả bất chấp mưa to khiến cho không khí buổi ghi hình thêm phần sôi động. Ở phần thi chính, 3 nghệ sĩ khách mời lần lượt phối hợp với các em nhỏ để vượt qua thử thách ném bóng liên hoàn. Theo đó, người chơi lấy bóng ở vạch xuất phát, chui qua các khung tròn làm từ ống nhựa và nhảy qua các chướng ngại vật để đến được vị trí ném bóng. Dù gặp khó khăn trong quá trình làm nhiệm vụ song các khách mời đã nỗ lực với mong muốn mang lại tiền thưởng giá trị cho các em nhỏ. Trải qua các vòng thi, gia đình em Ngô Anh Phương nhận về giải thưởng 15 triệu đồng. Gia đình em Nguyễn Thị Tuyết Nhung về nhì, nhận được 20 triệu đồng. Còn gia đình em Dương Công Bảo Khánh tiếp tục bước vào vòng đặc biệt, giành được 3 bảng logo với tiền thưởng 60 triệu đồng từ Tập đoàn Hoa Sen.MC Thanh Thảo tặng bé Anh Phương 10 triệu đồng và hỗ trợ học phí đến hết lớp 12 cho bé Tuyết Nhung. Trong khi đó, vận động viên Châu Tuyết Vân cũng tặng gia đình bé Anh Phương 10 triệu đồng và tặng gia đình bé Tuyết Nhung thêm 5 triệu đồng. Ca sĩ Anh Thi trích 10 triệu đồng tiền túi để tặng cho hai mẹ con bé Bảo Khánh. Cộng đồng người hâm mộ của ca sĩ Phạm Đình Thái Ngân dành tặng mỗi gia đình 3 triệu đồng. Như vậy, với sự hỗ trợ của vận động viên Châu Tuyết Vân, ca sĩ Anh Thi và ca sĩ Phạm Đình Thái Ngân cùng sự cố gắng hết mình của ba gia đình đã mang về tổng giải thưởng 95 triệu đồng, hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
70.555 chủ rừng hưởng lợi từ bán tín chỉ carbon
Tây nguyên có nắng nóng cục bộ còn Nam bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt.
Honor X9c có khả năng kháng nước và bụi đạt chuẩn IP65M ("M" là viết tắt của khả năng bảo vệ 360° khỏi tia nước). Đặc biệt, máy còn được nâng cấp độ cảm ứng để người dùng có thể dễ dàng chụp ảnh, trả lời tin nhắn, thao tác trên máy linh hoạt ngay cả khi tay bị ẩm ướt.Honor X9c còn gây ấn tượng khi là smartphone đầu tiên trang bị pin Silicon-carbon dung lượng lớn 6.600 mAh. Chỉ với một lần sạc, người dùng có thể trải nghiệm đến 48,4 giờ nghe nhạc liên tục hoặc 25,8 giờ xem video trực tuyến. Kèm với đó là công nghệ sạc nhanh Honor SuperCharge 66W cho phép nạp đầy năng lượng chỉ trong thời gian ngắn, kết hợp cùng hệ thống AI (trí tuệ nhân tạo) điều chỉnh theo thói quen sạc. Về thiết kế, Honor X9c được trang bị màn hình cong AMOLED 6,78 inch, với độ phân giải chuẩn 1,5K, tốc độ làm tươi 120 Hz cùng độ sáng tối đa lên đến 4.000 nit, mang đến trải nghiệm hiển thị sắc nét, chi tiết. Với cam kết luôn phát triển sản phẩm đặt người dùng làm trung tâm, màn hình Honor được hỗ trợ một loạt tính năng tiên tiến nhằm bảo vệ thị giác như công nghệ khử nháy sáng tần số cao PWM Dimming 3.840 Hz trên HONOR X9c, kèm chế độ hiển thị ban đêm sinh học mang lại cảm giác thoải mái ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài. Đối với mẫu máy X9c smart, sản phẩm được trang bị màn hình lớn LCD 6,8 inch, tốc độ làm tươi 120 Hz và độ sáng đạt 850 nit và độ phân giải 2.412 x 1.080 mang đến khả năng hiển thị mọi hình ảnh, video rõ ràng. Cả Honor X9c và Honor X9c smart đều được trang bị hệ thống camera chính 108 MP đi kèm cảm biến lớn 1/1,67 inch và khẩu độ f/1.75 giúp mang đến những bức ảnh sắc nét. Đặc biệt, camera của X9c series có khả năng chụp ảnh với mức zoom 10x và riêng Honor X9c còn có thêm công nghệ chống rung quang học (OIS) đảm bảo những bức ảnh luôn rõ nét dù trong điều kiện rung lắc hay ánh sáng yếu.Ngoài ra, cả hai sản phẩm đều có thiết kế siêu mỏng nhẹ, với Honor X9c có kích thước 7,98 mm và nhẹ 189 g, còn với Honor X9c smart có kích thước 7,88 m và 193 g. Cả hai đều chạy trên hệ điều hành MagicOS 8.0 trên nền tảng Android 14 và có dung lượng lưu trữ là 12 GB - 256 GB. Điểm khác biệt là Honor X9c có bộ vi xử lý Qualcomm Snapdragon 6 Gen 1 và với Honor X9c smart là bộ vi xử lý MediaTek Dimensity 7025-Ultra.Tại thị trường Việt Nam, Honor X9c sẽ được mở bán đặc biệt tại hệ thống FPT Shop với giá bán chính thức là 9,49 triệu đồng kèm bộ quà tặng hấp dẫn là Honor Band 9 và tai nghe Honor Choice Earbuds X7e. Trong khi đó, phiên bản Honor X9c smart sẽ được bán đặc quyền tại hệ thống Thế Giới Di Động với giá bán chính thức là 7,99 triệu đồng và tặng kèm theo Honor Band 9 và Honor Choice Earbuds X5.
Kiên Giang: Tuyên án 3 bác sĩ trong vụ làm giả gần 1.700 giấy khám sức khỏe
Sáng 26.2, tại Malaysia diễn ra Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM hẹp) dưới sự chủ trì của ngài Dato’ Seri Mohamed Khaled bin Nordin, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tham dự.Hội nghị ADMM hẹp đã thông qua tuyên bố chung chuyên đề của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các nước ASEAN về hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo trong kênh quốc phòng.Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia Dato’ Seri Mohamed Khaled bin Nordin, nhấn mạnh trong thời đại thách thức an ninh ngày càng trở nên phức tạp và vượt qua biên giới quốc gia, sự đoàn kết của ASEAN và hợp tác khu vực vững chắc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. ASEAN đang đối mặt với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống mà không một quốc gia nào có thể tự giải quyết. Do đó, việc tăng cường năng lực tập thể để ứng phó hiệu quả và chủ động với những thách thức này là điều tất yếu. Đồng thời, các chiến lược an ninh của ASEAN phải mang tính bền vững, tận dụng các phương pháp hợp tác quốc phòng dài hạn và có tầm nhìn xa để duy trì sự ổn định khu vực cho các thế hệ tương lai. Với vai trò là nước Chủ tịch ADMM năm 2025, Malaysia cam kết thúc đẩy 6 ưu tiên, bao gồm: trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng trong quốc phòng, an ninh hàng hải, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, hợp tác công nghiệp quốc phòng, ứng phó các mối đe dọa an ninh từ các tác nhân phi quốc gia, rủi ro sinh học.Phát biểu tại hội nghị, đại tướng Nguyễn Tân Cương cho rằng, ADMM hẹp và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) cùng các cơ chế hợp tác quốc phòng do ASEAN dẫn dắt tiếp tục khẳng định vai trò là các diễn đàn tham vấn về chính sách quốc phòng; là cơ chế để thúc đẩy hợp tác thực chất về quốc phòng, nâng cao khả năng ứng phó với các thách thức an ninh khu vực.Trên cơ sở đó, ông đề xuất một số định hướng đối với ADMM và ADMM+ trong việc tiếp tục duy trì, củng cố đoàn kết, thống nhất trong đa dạng, kiên trì các chuẩn mực ứng xử và lập trường nguyên tắc của ASEAN trong các vấn đề quốc tế, khu vực. Đặc biệt, giải quyết mọi vướng mắc, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, lợi ích chính đáng của các quốc gia; không đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) năm 1982, thực thi nghiêm túc các cam kết quốc tế, khu vực như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); ủng hộ việc thiết lập các cam kết pháp lý rõ ràng, thực chất, hiệu quả hơn như Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). "Không ngừng củng cố đoàn kết, sự chân thành, lòng tin, đề cao nguyên tắc đồng thuận, trên cơ sở tôn trọng sự khác biệt giữa các quốc gia thành viên ADMM cũng như ADMM+, để ADMM và ADMM+ luôn là cầu nối, là điểm đến của đối thoại và hợp tác cho các bên", đại tướng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh.Việt Nam ủng hộ việc tiếp tục triển khai chương trình quan sát viên các nhóm chuyên gia ADMM+ theo lộ trình và hình thức phù hợp. Đối với các cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN+1, cần nghiên cứu việc tăng số lượng các cuộc gặp lên từ 2 đến 3 cuộc để đáp ứng tối đa mong muốn của các nước đối tác.