Làn sóng ô tô Trung Quốc mới liệu có 'làm nên chuyện' tại Việt Nam?
Đội tuyển Thái Lan đã bại trận trước Việt Nam ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2024. Các học trò ông Masatada Ishii thủng lưới phút thứ 8 sau pha làm bàn của Tuấn Hải, sau đó ghi liền 2 bàn nhờ công của Benjamin Davies và Supachok Sarachat. Nhưng, nỗ lực kiên cường đã giúp đội tuyển Việt Nam có màn lội ngược dòng đầy cảm xúc. Hai bàn thắng của Tuấn Hải và Hai Long đã đưa thầy trò HLV Kim Sang-sik trở lại ngai vàng Đông Nam Á sau 6 năm chờ đợi. Khi được hỏi về bàn thắng gây tranh cãi của Supachok Sarachat vào lưới Việt Nam (nâng tỷ số lên 2-1), xuất phát từ pha bóng thiếu fair-play của Thái Lan khi Supachok lựa chọn dứt điểm ngay thay vì trả bóng sau pha va chạm, ông Ishii trả lời ngắn gọn: "Bàn thắng đó đẹp mà!? Với tôi là như vậy". Sau khi Supachok có tình huống ghi bàn kém fair-play, trọng tài Ko Hyung-jin đã đề nghị đội Thái Lan để Việt Nam ghi bàn trả lại để thể hiện tinh thần thượng võ. Nhưng Thái Lan của ông Ishii đã nói không. Sau trận, HLV Ishii chia sẻ nỗi buồn khi đội tuyển Thái Lan không còn ở trên ngai vàng AFF Cup: "Đội tuyển Việt Nam đã chơi tốt hơn và xứng đáng vô địch. Thái Lan đã mắc lỗi trong những phút đầu trận, và những khoảnh khắc đó đã thay đổi trận đấu. Chúng tôi không được phép lặp lại sai lầm này.Thái Lan đang chuyển giao lực lượng, với nhiều cầu thủ đến từ thế hệ trẻ. Họ không thể vô địch, nhưng dẫu sao ngôi á quân cũng là kết quả không tồi với các cầu thủ, vì đó là hành trang cho tương lai". Trước câu hỏi của phóng viên Thái Lan về nguy cơ bị sa thải sau AFF Cup, ông Ishii khẳng định "chỉ tập trung vào công việc của mình". Nói về vòng loại Asian Cup 2027 sẽ khởi tranh vào tháng 3, ông Ishii chia sẻ ngắn gọn: "Chúng tôi đang chờ đợi đến đợt tập trung đội tuyển tiếp theo. Thái Lan sẽ chơi vòng loại Asian Cup 2027 và thật tốt khi đây là giải đấu trong khuôn khổ FIFA Days. Do đó, tôi có thể gọi các cầu thủ đang chơi ở Thai League 1 và Thai League 2 lên đội tuyển quốc gia. Dù không thể vô địch AFF Cup, nhưng các cầu thủ đã nỗ lực cùng nhau và thể hiện được tín hiệu tích cực. Thái Lan sẽ trở lại dễ dàng với nguồn lực mà chúng tôi đã có.Cảm ơn các cầu thủ vì đã nỗ lực, cảm ơn CĐV vì đã luôn ủng hộ đội bóng. Chúng tôi sẽ nỗ lực trở lại, hoàn thiện mỗi ngày và sẽ trở thành tập thể tốt hơn nữa". Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnBao nhiêu du học sinh Việt Nam đang học tại Nhật Bản?
Sáng 1.2 (tức mùng 4 Tết), CLB Đà Nẵng bổ nhiệm ông Lê Đức Tuấn ngồi ghế HLV trưởng. Dù V-League chưa qua nửa chặng đường, nhưng đội bóng sông Hàn đã thay "tướng" đến 3 lần.Đầu mùa, CLB Đà Nẵng được dẫn dắt bởi HLV Đào Quang Hùng và giám đốc kỹ thuật (GĐKT) Trương Việt Hoàng. Sau 3 tháng bết bát, cả ông Đào Quang Hùng và cộng sự Trương Việt Hoàng đều rời đi, nhường chỗ cho bộ đôi mới: Cristiano Roland và Phan Thanh Hùng.Tuy nhiên cách dụng binh của đội Đà Nẵng tạo ra cảm giác khó hiểu. Ở các trận gặp SLNA và Hải Phòng, ông Phan Thanh Hùng được đăng ký chức danh HLV trưởng (như vậy tự hiểu là ông Roland làm GĐKT). Nhưng đến trận gặp CLB TP.HCM, HLV trưởng là ông Roland. Để rồi, cựu HLV U.17 Việt Nam cũng chỉ làm 1 trận rồi rời đi, nhường ghế nóng lại cho ông Lê Đức Tuấn.Tức là chỉ trong 2 tháng, ghế HLV trưởng ở CLB Đà Nẵng có tới 4 người từng ngồi. Thay "tướng" nhiều như vậy, nhưng đội Đà Nẵng vẫn chưa biết thắng. Vỏn vẹn 4 điểm sau 11 trận cùng vị trí cuối bảng là thành tích khó chấp nhận với đội bóng trước kia từng làm mưa làm gió ở V-League (vô địch năm 2009 và 2012). Người mới nhất nhảy vào "con tàu" CLB Đà Nẵng là HLV Lê Đức Tuấn, thực tế cũng non kinh nghiệm. Ông Tuấn từng huấn luyện trẻ Hà Nội, được đôn lên trợ lý rồi sau đó là HLV trưởng CLB Hà Nội. Dù có đà thăng tiến nhanh chóng chỉ trong 3 năm, nhưng HLV Lê Đức Tuấn có rất ít trải nghiệm thực chiến ở V-League. Trong thời gian ngắn ngủi ông Tuấn nắm quyền, đội Hà Nội bất ngờ bị Đồng Tháp loại khỏi Cúp quốc gia, đồng thời lần đầu thua HAGL trên sân nhà sau 12 năm. Tất nhiên, không thể quy toàn bộ trách nhiệm cho ông Lê Đức Tuấn. Nhưng với vốn huấn luyện cực mỏng, không đơn giản để "tướng" trẻ vực dậy được tập thể rệu rã, thiếu sức sống tại sân Hòa Xuân hiện tại. Mùa 2023, khi đứng trước lằn ranh xuống hạng, đội Đà Nẵng cũng cầu viện một HLV trẻ của CLB Hà Nội, đó là HLV Phạm Minh Đức. Tuy nhiên, ông Đức không cứu được đội bóng sông Hàn. Còn với CLB Hà Nội, sau khi chia tay ông Lê Đức Tuấn, đội bổ nhiệm ông Hoàng Văn Phúc. Cựu HLV Quảng Nam từng ngồi ghế tạm quyền 2 trận ở CLB Hà Nội năm 2021 mà không để lại bất cứ dấu ấn chuyên môn nào. Vòng xoay HLV của V-League dễ tạo ra cảm giác luẩn quẩn, khi các HLV cứ chuyển qua chuyển lại các đội quen thuộc. Quả thực có chuyện "thay tướng đổi vận" ở một số đội, nhưng sự thay đổi thường rất ngắn ngủi. Đơn cử SLNA trụ hạng ngoạn mục ở mùa trước sau khi bổ nhiệm ông Phạm Anh Tuấn ngồi ghế HLV trưởng thay Phan Như Thuật. Và đến mùa này, khi ông Tuấn "hết phép", Phan Như Thuật lại trở lại ghế chỉ đạo. Đi loanh quanh, rồi lại về đúng lựa chọn lúc đầu. Bóng đá Việt Nam từng có cầu thủ xuất ngoại, nhưng chưa bao giờ có chuyện... HLV xuất ngoại. Các chiến lược gia Việt chỉ huấn luyện quanh quẩn trong nước, người này nghỉ thì người kia thay. Đến giờ, số HLV Việt Nam có bằng Pro chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều người huấn luyện bằng kinh nghiệm là chính, khi bước ra sân chơi quốc tế thì phải lui về ngồi ghế GĐKT để nhường chỗ cho người có bằng cấp nhận chức danh HLV trưởng (để đáp ứng yêu cầu của AFC). Đã có những đội bóng sử dụng thầy ngoại và thành công, như CLB Thanh Hóa với HLV Velizar Popov (đoạt 3 cúp trong 2 năm), hay trước đây đội bóng xứ Thanh cũng có mùa giải 2017 thăng hoa cùng "bố già" Ljupko Petrovic. Dù vậy, phần lớn HLV ngoại ở V-League ra đi "không kèn không trống", với lý do được một chuyên gia chia sẻ với Báo Thanh Niên rằng họ không hiểu văn hóa bóng đá ở V-League. Văn hóa ấy là gì, chỉ người trong cuộc mới hiểu. Tuy nhiên, khi những cầu thủ dù đã thành danh ở V-League, đến khi lên tuyển vẫn phải... học lại những kỹ năng chiến thuật rất cơ bản như mở thân người đỡ bóng, di chuyển đồng bộ hay ném biên, có lẽ khâu huấn luyện ở một số đội V-League nên bị đặt dấu hỏi.Mà vòng luẩn quẩn thay HLV của nhiều đội hay chuyện nhập nhèm vai trò giữa GĐKT và HLV trưởng đã hé lộ một phần câu trả lời. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Doanh nhân Hồ Quang Mẫn tiết lộ bí quyết sống khỏe
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 1 yêu cầu chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. Theo chỉ thị, Quy hoạch điện VIII còn một số bất cập, các dự án nguồn điện còn gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách nên giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến phát triển nguồn điện chỉ đạt 56,7% so với kế hoạch, tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện.Để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% và hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030, đòi hỏi điện năng tăng trưởng gấp 1,5 lần, dự kiến bình quân hàng năm từ 12% đến trên 16% (tương ứng mỗi năm cần bổ sung từ 8.000 - 10.000 MW).Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công thương chỉ đạo lựa chọn nhà đầu tư dự án LNG Nghi Sơn, LNG Quỳnh Lập, LNG Cà Ná… hoàn thành trong quý 2/2025; đẩy nhanh tiến độ đầu tư để hoàn thành chậm nhất trong quý 3/2028.Với các dự án nguồn điện dự kiến hoàn thành và vận hành vào năm 2025 như Thủy điện Nậm Củm 4, Hòa Bình MR, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4, Vũng Áng II, Quảng Trạch I, đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành sớm hơn từ 3 - 6 tháng... Đặc biệt, tập trung chỉ đạo triển khai, hoàn thành công tác đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm.Đồng thời, cần xây dựng các dự án truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các nhà máy điện như Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4; khẩn trương triển khai thi công đưa công trình đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào vận hành trong năm 2025 để giải tỏa công suất nguồn thủy điện phía bắc và phục vụ nhập khẩu điện từ Trung Quốc nếu cần.Thi công hoàn thành dự án đường dây 500 kV Monsoon - Thạch Mỹ trong tháng 1.2025. Nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án đường dây truyền tải từ các công trình thủy điện của Lào về các tỉnh phía bắc, tăng cường nhập khẩu điện từ Lào trong năm 2025. Để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh khai thác than tăng 20 - 25% so với năm 2024. Tạo thuận lợi tối đa để người dân, doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời mái nhà.
Nụ hôn bạc tỷ là phim điện ảnh đầu tay của Thu Trang trong vai trò đạo diễn. Chuyện phim xoay quanh Kiều (Thu Trang đóng) và Vân (Đoàn Thiên Ân) - hai chị em được thừa hưởng lò bánh mì Minh Phụng từ người mẹ quá cố (Oanh Kiều). Trong khi Kiều có tính dễ tin người, thường bị bạn trai (Huy Khánh) lợi dụng tiền bạc; Vân độc lập, tự tin, ôm mộng đi Pháp du học. Biến cố xảy ra khi Kiều chịu món nợ hơn 1 tỉ đồng thay bạn trai, dẫn đến việc hai chị em có thể bị xã hội đen cướp mất căn nhà chứa nhiều kỷ niệm của họ. Vì thương Kiều, Vân chấp nhận kế sách của bà chị, quyết tâm "cua" đại gia để đổi đời. Định mệnh khiến họ chạm mặt đôi bạn nhà giàu Quang (Lê Xuân Tiền) và Tú Henry (Ma Ran Đô). Hai chàng trai trẻ đều đem lòng yêu Vân, sẵn sàng chi bạo để chiếm được trái tim người đẹp. Vân quyết định "mập mờ" với cả hai, và từ đó nhiều câu chuyện dở khóc dở cười xảy ra. Khi vào vai Bảy Loan trong Công tử Bạc Liêu, đóng cặp với Song Luân, Đoàn Thiên Ân không có nhiều đất diễn. Do kịch bản bị cắt sửa nhiều, cô có ít thoại, thời lượng xuất hiện hạn chế. Nhiều khán giả cũng như người hâm mộ Đoàn Thiên Ân đã thấy tiếc nuối, dù phải công nhận nàng hậu có sự đầu tư chỉn chu trong phim đầu tay.Đến Nụ hôn bạc tỷ, đạo diễn Thu Trang nâng tầm khả năng diễn xuất của Đoàn Thiên Ân khi trao cho cô nhiều thời lượng xuất hiện, cùng loạt thoại dài và khó. Trút bỏ vẻ ngoài lộng lẫy thường thấy trên thảm đỏ, nàng hậu trở thành cô bán bánh mì tần tảo, có phần cọc cằn, thẳng tính. So với chuỗi thoại của Thu Trang chủ yếu thể hiện sự bị động, Đoàn Thiên Ân được thử thách bởi những câu thoại dài, cùng loạt biểu cảm đa dạng, thách thức khả năng sáng tạo trong diễn xuất của cô.Về phần tương tác với các bạn diễn, Đoàn Thiên Ân thể hiện khá duyên. Với Thu Trang, cô có những phân đoạn nhấn nhá hợp lý, thể hiện được cảm xúc vừa giận vừa thương với bà chị "quá báo". Ngược lại, Thu Trang có sự tiết chế, chuyên nghiệp, do Kiều không phải là vai quá tầm với nữ đạo diễn. Cùng nhau, họ gửi trao nhiều miếng hài, cũng như khoảnh khắc cảm động cho Nụ hôn bạc tỷ. Điểm đáng khen là mâu thuẫn xuất hiện giữa hai chị em Kiều - Vân rải rác suốt phim, không tỏ ra ồn ào, hay lấy kịch tính để câu dẫn khán giả. Trong một cảnh cao trào khi người em không còn chịu nổi sự lụy tình dẫn đến tán gia bại sản của cô chị, Thu Trang - Đoàn Thiên Ân phối hợp ăn ý, mang đến cảm xúc tiếc nuối đủ để lay động khán giả. Cũng vì tập trung vào thông điệp tình chị em, "phản ứng tình cảm" của Vân dành cho Quang - Tú chỉ ở mức vừa vặn, dễ thương. Lúc này, kịch bản chỉ mới thể hiện được bề nổi, không đủ thời lượng xoáy sâu vào hành trình Vân từ lợi dụng, dần thấu hiểu và đem lòng nể phục hai vị công tử nhà giàu. Lê Xuân Tiền và Ma Ran Đô gây ấn tượng nhờ ngoại hình tươi trẻ, hấp dẫn, song chưa có cơ hội thoát khỏi vùng an toàn. Tiến Luật, Võ Tấn Phát vào vai gây cười, không có nhiều sức nặng. Nụ hôn bạc tỷ chủ yếu đề cao giá trị gia đình và tình thân, vốn là thế mạnh của đạo diễn Thu Trang. Chia sẻ với truyền thông, Thu Trang nói phim của cô có sự khác biệt so với hai tác phẩm ra rạp cùng thời điểm là Bộ tứ báo thủ (đạo diễn Trấn Thành) và Yêu nhầm bạn thân (đạo diễn Diệp Thế Vinh) khi đánh mạnh vào tình chị em thay vì tình yêu đôi lứa. Khán giả, đặc biệt là những ai có câu chuyện giống với Kiều - Vân, có thể tìm được sự đồng cảm. Việc gia đình luôn có những thành viên trái tính trái nết, thường bất hòa, nhưng khi cần luôn sẵn sàng chở che nhau là hình ảnh dễ thấy trong nhiều gia đình Việt. Trải qua bao biến cố, nhân vật chính ban đầu tìm mọi cách để giữ lấy ngôi nhà chứa nhiều kỷ niệm tuổi thơ, nhưng rồi nhận ra "nhà là nơi trái tim thuộc về", từ đó có những quyết định táo bạo, nhân văn hơn. Phim cũng gửi gắm thông điệp "không có gì là miễn phí". Việc phụ nữ đẹp tìm cách quyến rũ đại gia không thiếu ngoài đời thực. Tuy nhiên khi lên phim, Thu Trang không cố tô hồng câu chuyện này, mà cài cắm những giá trị nhân - quả mà các nhân vật sẽ phải gánh chịu ở hồi kết. Có phần kịch bản được xây dựng chỉn chu, dễ xem, song Nụ hôn bạc tỷ còn đọng lại một số hạn chế. Thời lượng phim điện ảnh có hạn, nhà làm phim lại ôm đồm nhiều giá trị, khiến diễn biến tâm lý giữa các nhân vật bị đẩy nhanh. Việc Vân nhận ra Quang không chỉ là cậu ấm, Tú không chỉ là tay chơi, bị thể hiện sơ sài, chủ yếu qua thoại và một số tiểu tiết.Các nhân vật trong phim cũng không đối diện với thử thách thực sự khắc nghiệt, khi Vân ngã chiều nào cũng sẽ có trai giàu vung tiền đỡ. Hay nhân vật phản diện Phi Cháo Lòng (Hoàng Phi) chưa tạo được áp lực, khi lối diễn vẫn rất sân khấu, chủ yếu gây cười là chính. Ra rạp dịp tết 2025, Thu Trang vào thế khó khi cạnh tranh với hai phim đều do Trấn Thành đầu tư. Với kịch bản nhẹ nhàng, chỉn chu, chắc chắn tác phẩm vẫn có chỗ đứng trong lòng khán giả. Tuy nhiên, cũng vì chủ đề an toàn, việc phim thành hay bại tại đường đua phòng vé đầu năm vẫn là ẩn số.
Sốt rần rần với hiện tượng mây thấu kính, dải ngân hà... tại núi Bà Đen
Thay vào đó, tờ Business Insider nhận định ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đang chuyển mình sang thuật ngữ "xe điện thông minh" (EIV). Thông tin về sự chuyển đổi này cũng được Chủ tịch Pan Jian của CATL - nhà sản xuất pin lớn nhất và là nhà cung cấp chính cho Tesla - nhấn mạnh tại một diễn đàn kinh tế ở Thụy Sĩ.Ông Pan cho biết, việc thay đổi thuật ngữ từ "EV" sang "EIV" không chỉ là một xu hướng mà còn là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành ô tô tại Trung Quốc. Ông nhấn mạnh rằng sự kết hợp giữa "E" (điện) và "I" (thông minh) đã giúp các thương hiệu như BYD vươn lên mạnh mẽ. Theo ông, những tính năng mới mà EIV mang lại không thể có trên các mẫu xe truyền thống sử dụng động cơ đốt trong.Zoe Zhang, nhà phân tích tại Rho Motion, cũng đồng tình với quan điểm của Pan Jian. Ông cho rằng thuật ngữ EIV ngày càng trở nên phổ biến ở Trung Quốc nhằm phản ánh nhu cầu của các thương hiệu trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt. Ông nhấn mạnh việc tích hợp các chức năng thông minh vào xe điện dễ dàng hơn so với xe động cơ đốt truyền thống nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ chip. Điều này đã dẫn đến sự chuyển mình của các thương hiệu như Xiaomi và Huawei sang lĩnh vực xe điện.Trong số các thương hiệu ô tô nổi bật của Trung Quốc, BYD đã ghi dấu ấn khi lần đầu tiên vượt qua Tesla về số lượng ô tô sản xuất. Bên cạnh đó, Xiaomi cũng gây ấn tượng với mẫu SU7, chiếc ô tô đầu tiên của hãng với doanh số bán ra nhiều hơn cả Tesla Model 3 tại thị trường Trung Quốc. Huawei cũng không đứng ngoài cuộc khi công bố một robot sạc xe ô tô điện tự động, điều này cho thấy sự đổi mới không ngừng trong ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc.