$935
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xổ số 90. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xổ số 90.Vài ngày trước, tài khoản TikTok "vinhthichanngon" đăng tải clip cảnh một phụ nữ vừa ôm con vừa bán cà phê tạo nên chú ý từ cộng đồng. Người trong clip đó là chị Nguyễn Thị Như Thùy (35 tuổi), kinh doanh cà phê mang đi ở Q.Tân Phú, TP.HCM.Theo mô tả từ clip, quầy cà phê nhỏ của chị Thùy nằm trên đường Lê Trọng Tấn, Q.Tân Phú. Mỗi sáng, chị đều dọn hàng ra bán cùng con trai nhỏ của mình. Chị ngồi tại quầy, vừa trông con vừa bán cà phê cho khách. Đôi lúc chị lại ôm con vào lòng dỗ dành. Khi con trai ngủ, chị cho con nằm dưới quầy, lót bằng tấm bạt, phía trên là nơi pha chế cà phê để bán cho khách.Ngay sau clip được đăng tải đã nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng theo dõi mạng xã hội. Nhiều người để lại bình luận với lời cảm thông, động viên, chia sẻ với nỗi vất vả mưu sinh của chị Thùy. Đồng thời một số người cũng chia sẻ về hoàn cảnh tương tự mà mình đang gặp phải.Trao đổi với PV Thanh Niên, Hồ Khách Vĩnh (28 tuổi), chủ tài khoản TikTok "vinhthichanngon", chính là người đã quay clip chị Thùy và đăng tải lên trang cá nhân.Anh Vĩnh cho hay đã biết chị Thùy cách đây khoảng 1 tháng, nhưng đến gần đây mới có thể liên hệ và gặp được. Tiếp đó, anh đến tìm hiểu hoàn cảnh chị Thùy rồi đăng lên mạng xã hội."Tôi thấy hoàn cảnh của chị khá khó khăn, khởi nghiệp ở tuổi 35, không có tiền cho con đi học nên phải mang con theo khi bán hàng. Một ngày chị bán được vài ly, không đủ tiền trang trải cuộc sống nên tôi có hỏi chị ước mơ gì. Chị nói chỉ mơ bán được một ngày 100 - 200 ly cà phê. Thế là tôi quay và đăng lên để mọi người biết đến để ủng hộ", anh Vĩnh nói.Khi clip được quan tâm, ngày hôm sau, anh Vĩnh trở lại nơi kinh doanh của chị Thùy, nhận thấy có nhiều sự đổi thay so với thời điểm trước. Khách hàng kéo đến nườm nượp, không lúc nào chị ngơi nghỉ. Chị Thùy nhanh chóng bán hết cà phê trong thời gian ngắn.Không giấu niềm vui, chị Thùy nói rằng đây là điều bất ngờ và không thể nghĩ đến được. Chị Thùy cho biết quê hương ở TP.Huế. Do làm ăn thất bại nên chị và chồng rời quê, vào TP.HCM tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, cách đây khoảng một năm rưỡi, chị và chồng chia tay. Chị ra riêng, thuê phòng trọ ở và một mình nuôi con. Không tiền, không việc làm, chị liều mình vay nợ 5 triệu đồng để mở quầy bán cà phê tạm trên vỉa hè thời điểm trước Tết Ất Tỵ.Tuy nhiên, việc buôn bán không mấy thuận lợi. Mỗi ngày chị chỉ bán được từ 15 - 20 ly cà phê nên không đủ trang trải cuộc sống cũng như cho con đi học. Do đó, chị Thùy vừa ôm con vừa bán như trong clip đăng tải. Mỗi sáng, chị Thùy dậy thật sớm, bán từ 5 giờ 30 - 10 giờ 30 rồi về nhà. Buổi chiều, chị bán qua mạng rồi mang giao cho khách khi cần. Những loại nước đều do một tay chị pha chế, đồng thời những vật dụng chị đều chất đầy xe máy tự chở ra và về phòng trọ.Cách đây vài ngày, việc buôn bán của chị thay đổi chóng mặt sau khi xuất hiện trên mạng xã hội. Hàng dài người xếp hàng mua nước của chị những ngày qua tăng lên đáng kể. "Người đến mua cà phê đông lắm, tăng gấp 10 - 20 lần luôn. Tôi thật sự rất bất ngờ và mừng lắm, xoay xở không kịp luôn. Hôm nay tôi bán được 250 ly nước", chị Thùy bày tỏ.Con trai chị Thùy cũng được một người phụ nữ giúp đỡ, hỗ trợ học phí. Từ đó, việc buôn bán của chị trôi chảy và thuận lợi hơn nhiều."Trước kia, ước mơ của tôi chỉ là mỗi ngày bán được 50 - 70 ly cà phê, đủ để đóng tiền trọ, nuôi con là được. Giờ tôi bán hơn 200 ly rồi, bao nhiêu đó đủ tiền nuôi con rồi. Tôi cũng không mong gì thêm", chị Thùy nói và cảm ơn những người ủng hộ và giúp đỡ trong lúc khó khăn nhất. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xổ số 90. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xổ số 90.Anh trai Lisa, Beto Lopez, nói với phòng viên Anderson Cooper của CNN hôm 15.2: "Thật không may, chúng ta gặp những tình huống bi thảm như thế này xảy ra quá thường xuyên và rất nhiều khi một số cá nhân bị lạc lối và phạm tội. Lisa đã làm rất nhiều cho cộng đồng này và thành phố Kansas, quyên tiền cho nhiều sự kiện, tổ chức từ thiện. Đó là điều mà chúng tôi mãi tự hào".️
Trong khi hội bài chòi ở nhiều nơi có anh hiệu, chị hiệu (người hô thai) ở độ tuổi trưởng thành, anh hiệu, chị hiệu ở làng du lịch Gò Cỏ có cả người lớn và trẻ em.Em nhỏ trong vai anh hiệu, chị hiệu ngân nga những câu hát vui tươi: Uơ... uơ... chín chòi lẳng lặng mà nghe đây/Tay tôi rút xả là cái ông ầm/Hay đi sụp hầm là anh tứ cẳng/Một dề trăng trắng là chị bạch huê/Ăn cận nằm kề là anh chín gối/Ba chìm bảy nổi là chị sáu ghe/Lập bạn lập bè là anh ngủ dụm... Hay bươi hay mổ là anh ba gà/Có ngạnh có ngà là anh tứ tượng...Người chơi chăm chú lắng nghe rồi gõ mõ báo hiệu khi nghe hô đến thẻ bài mình đang nắm trong tay. Đôi khi, anh hiệu, chị hiệu là nữ và nữ giả nam với màn trình diễn đối đáp vô cùng sinh động.Giọng nam: Nếu em là gái chưa chồng/Cho anh kề cận má hồng một phen.Giọng nữ: Hỡi anh! Em thưa lại rằng/Em đã là gái có chồng một con.Giọng nam: Gái một con trông mòn con mắt/Thuốc đã ngon thì nửa điếu càng ngon.Giọng nữ: Bởi em duyên phận má hồng/Anh đừng trêu ghẹo kẻo chồng em ghen.Khán giả vỗ tay rần rần. "Tôi đã xem bài chòi ở nhiều nơi nhưng bài chòi ở đây có nét đặc trưng, rất hấp dẫn...", chị Nguyễn Thị Hoa (ở TP.Quảng Ngãi) tâm sự. Thuở trước, làng du lịch cộng đồng Gò Cỏ có tên là xóm Cỏ, nằm cạnh biển khơi bốn mùa lộng gió. Những ngôi nhà nhỏ ẩn hiện giữa cây lá, khung cảnh hoang sơ và thơ mộng.Bao đời, người dân cần mẫn mưu sinh với ước mơ cuộc sống no ấm, nhà nhà yên vui. Đàn ông sớm chiều chèo thuyền ra biển đánh lưới. Phụ nữ tay thoăn thoắt đan, vá lưới với hy vọng thuyền về bến tôm cá đầy khoang. Trên những thửa ruộng nhỏ cạnh chân núi, vạt đất bên sườn đồi, nhiều người cần mẫn vun trồng. Người dân nơi đây ngân nga những ca từ mộc mạc dặn dò con cháu và giới thiệu về quê hương của mình: Ngó lên núi đá vẫn còn/Tình sâu nghĩa nặng cho con ghi lòng/Con ơi hãy nhớ lời ông/Ông cha ngã xuống con ngược dòng bơi lên/Bây giờ núi đá vững bền/Làng xưa, xóm Cỏ vươn lên với đời...Và lời ca tha thiết yêu thương, nhắn nhủ những người con tha hương trở về quê cũ: Trở về quê cũ ai ơi/Chung tay xây dựng cho đời đẹp xinh/Quê mình bờ đá vẫn còn như xưa...Nhiều bậc cao niên trong làng Gò Cỏ nhớ về những năm sau giải phóng quê hương. Tầm tháng 9 âm lịch đến cuối tháng chạp, nhiều người tụ họp luyện tập bài chòi để biểu diễn văn nghệ mừng năm mới. Làng xóm rộn ràng, lời ca ngân vang thu hút người dân đến xem trong đêm lạnh.Sang năm mới, mọi người dâng nén hương thơm lên bàn thờ gia tiên, đi thăm hỏi bà con láng giềng rồi cùng nhau dựng sân khấu để biểu diễn văn nghệ trên bãi biển lộng gió.Đêm xuân, những chiếc đèn dầu treo trên cột quanh sân khấu tỏa ánh sáng vàng xua đi tăm tối. Rặng dương liễu vi vu như lời tự tình với gió từ khơi xa thổi vào bờ. Điệu bài chòi ngân nga hòa cùng sóng rì rầm vỗ vào bờ cát. Bao người hướng mắt về sân khấu đắm say cùng lời ca lẫn trong tiếng nhạc. Những câu hát với lối đối đáp dí dỏm khiến cho khán giả cười ngả nghiêng, vỗ tay cổ vũ."Hồi đó chúng tôi diễn đến 3 đêm liền, dân làng và người ở nơi khác đến xem rất đông. Nhiều người mong đến tối để ôm chiếu trải ra bãi biển ngồi xem, vui lắm. Tiền bà con ủng hộ trả cho chủ dàn nhạc, còn ít nhiều lo chuyện xóm làng chứ chúng tôi không lấy công gì cả...", bà Huỳnh Thị Thương (ở làng Gò Cỏ) hồi tưởng.Bà Thương được mọi người gọi là "tuyên truyền viên của làng". Bà cặm cụi sáng tác bài chòi kêu gọi người dân thay đổi phương thức sản xuất, xây dựng nếp sống mới... nơi làng quê. Bà viết những ca từ mộc mạc khuyến khích người dân gia nhập Hợp tác xã du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ: Rồi đây khu du lịch nó đứng đầu/Khách đi qua lại ngày sau ta vững bền/Ông già bà lão đứng lên/Xây dựng cuộc sống vững bền cho các con...Du khách đến đây hào hứng với câu ca gọi mời: Đi về Gò Cỏ mà chơi/Nghe tiếng chim hót líu lo trên đường/Khách đi giữa đất quê hương/Thấm tình nặng nghĩa mến thương cho đồng bào... "Năm 2024 có khoảng 7.000 lượt khách đến đây tham quan. Nhiều người vô cùng thích thú khi được thưởng thức bài chòi do người dân trong làng biểu diễn. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm nay, làng Gò Cỏ sẽ là điểm đến hấp dẫn để người dân và du khách vui chơi, giải trí trong những ngày đầu xuân", chị Trần Thị Thu Thủy, Giám đốc Hợp tác xã du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ cho biết.Hội bài chòi, hát hố làng Gò Cỏ thành lập năm 2020 với 23 thành viên. Các thành viên được mời biểu diễn vào dịp lễ, tết, sự kiện quan trọng hay phục vụ du khách đến tham quan."Hội có 3 thành viên nam, còn lại là phụ nữ và trẻ em, cả cụ bà 94 tuổi vẫn tham gia. Cháu nội tôi mười một tuổi cũng vô Hội và thường tham gia biểu diễn. Chúng tôi mong muốn giữ gìn và giới thiệu làn điệu bài chòi với du khách gần xa. Tiền bồi dưỡng chẳng đáng là bao nhưng mọi người vui lắm...", bà Bùi Thị Sen, Chủ tịch Hội bài chòi, hát hố làng Gò Cỏ, tâm sự. ️
Ngày 2.1.2025, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa chỉ đạo Sở Y tế tỉnh này khẩn trương thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức thuộc các đơn vị trong ngành, đồng thời báo cáo kết quả lên UBND tỉnh Cà Mau trong tháng 2.2025.Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng chỉ đạo nêu rõ cần tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm túc đối với tập thể, cá nhân có sai phạm trong việc chi trả phụ cấp ưu đãi nghề cho các đối tượng không đúng quy định.Đối với những trường hợp đủ điều kiện được hưởng phụ cấp nhưng chưa nhận, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu rà soát từng trường hợp cụ thể, tổng hợp và đề xuất các cơ quan chức năng giải quyết đúng quy định, bảo đảm quyền lợi người lao động, tránh bỏ sót. Đồng thời, kiểm điểm và rút kinh nghiệm đối với tập thể, cá nhân chậm trễ trong việc đề xuất và giải quyết chính sách phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định. Trước đó, như Thanh Niên thông tin, qua rà soát, Sở Y tế Cà Mau xác định có 122 viên chức thực hiện nhiệm vụ đúng theo vị trí việc làm, đồng thời tham gia thêm (kiệm nhiệm) công tác chuyên môn y tế, đủ điều kiện được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 40% (và bổ sung thêm 60% trong năm có dịch Covid-19). Trong đó có 21 trường hợp bị cắt giảm ưu đãi nghề từ 40% xuống còn 20%. Từ kết quả trên, Sở Y tế Cà Mau đề xuất UBND tỉnh Cà Mau chi trả bổ sung trợ cấp ưu đãi nghề cho 21 viên chức đã bị cắt giảm, tổng số tiền dự kiến chi trả bổ sung gần 2 tỉ đồng. Trong đó, hơn 235 triệu đồng bổ sung cho phần 20% ưu đãi nghề đã bị cắt giảm và 1,7 tỉ đồng phần phụ cấp bổ sung 60% trong giai đoạn dịch Covid-19 cho nhân viên y tế.Tuy nhiên, hiện nhiều viên chức trên cho rằng việc cắt giảm cơ học như trên chưa phù hợp, vì họ được giao phụ trách, hoặc làm các vị trí ở bộ phận hành chính, kế toán, tổng hợp nhưng vẫn kiêm nhiệm các công việc chuyên môn về y tế ở tuyến cơ sở. ️