Các đội Đông Nam Á cần điều kiện gì để tạo kỳ tích tại U.23 châu Á?
Ngày 1.4, phía tây Bắc bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36 - 38 độ C, có nơi trên 38 độ C.Hành trình 8 năm xây dựng thương hiệu sữa Việt của Công ty Vinameco
Dọc theo quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Tiền Giang những ngày sau tết, người viết bắt gặp rất nhiều người lỉnh kỉnh hành lý, quà quê di chuyển trở lại thành phố để làm việc.
Điệu múa mặt nạ linh thiêng, độc đáo chỉ biểu diễn mỗi năm 2 lần ở Bhutan
Sáng 12.2, sau khi nghe các tờ trình tại phiên khai mạc kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án luật Sửa đổi, bổ sung một số điều luật Tổ chức Quốc hội và luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Góp ý dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại tổ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) nói, dự thảo luật như một "cuộc cách mạng" trong công tác xây dựng, ban hành văn bản pháp luật khi rút ngắn thời gian từ khi khởi thảo cho tới lúc thông qua từ 22 tháng xuống còn 10 tháng. "Thậm chí theo quy trình rút gọn chỉ còn 2 tháng", bà Hoa nói, cho rằng việc thay đổi này đáp ứng thực tiễn diễn biến nhanh hiện nay.Cũng đánh giá việc rút ngắn, linh hoạt việc soạn thảo, ban hành văn bản pháp luật là thay đổi lớn trong dự án luật sửa đổi lần này, song quyền Chủ tịch UBND Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chỉ ra, việc này cũng có "mặt mất" là rủi ro chất lượng văn bản pháp luật sẽ thấp."Khi ban hành ra sẽ lại có nhiều vướng mắc thực thi do quy định chưa hết các trường hợp hoặc ngôn từ chưa minh bạch. Chưa đánh giá kỹ tác động nên đưa ra quyết định cực đoan. Làm gấp nên người dân và doanh nghiệp không có thời gian chuẩn bị thích ứng, gây xáo trộn sản xuất, thương mại, đời sống", ông Đồng nêu các rủi ro có thể phải đối mặt khi rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản.Cùng đó, ông Hà Sỹ Đồng nhìn nhận, việc rút ngắn thời gian lấy ý kiến, tham vấn, đăng tải công khai cũng làm giảm cơ hội tham gia ý kiến, thậm chí không cho phép tham vấn ý kiến khi thực hiện theo thủ tục rút gọn. Ông Đồng đề nghị, việc đăng tải công khai các dự thảo và lấy ý kiến cần phải được làm kỹ để bổ khuyết cho những rủi ro của quy trình linh hoạt.Đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) thì tán thành khi dự thảo luật bổ sung quy định nâng cao chất lượng báo cáo đánh giá tác động chính sách. Tuy nhiên, ông đề nghị bổ sung yêu cầu cơ quan thẩm định phải đánh giá chất lượng của báo cáo đánh giá tác động chính sách, vì không thẩm định thì vẫn là hình thức.Thảo luận tại tổ TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị quán triệt tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", giao thẩm quyền nhiều hơn cho HĐND cấp tỉnh trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo ông Mãi, tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định cần được cụ thể hóa ngay ở khâu xây dựng thể chế. "Cần giao thêm thẩm quyền cho HĐND cấp tỉnh; mở rộng năng lực xây dựng chính sách cho chính quyền địa phương. Đây là việc hoàn toàn khả thi đối với những địa phương như Hà Nội, TPHCM", ông nói.Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi nhìn nhận, T.Ư không nên "ôm" quyền, đặc biệt là trong việc ban hành những văn bản, nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh thường xuyên trong thực tế.Ông phân tích, ngay cả kinh phí xây dựng pháp luật của địa phương, vốn không lớn, cũng được quy định là vừa thực hiện theo cơ chế khoán sản phẩm, vừa theo luật Đầu tư công, dẫn đến nhiều khó khăn, chậm trễ."Kinh phí xây dựng pháp luật không lớn nên làm theo quy định về chi thường xuyên thôi. Giờ vài trăm triệu cũng phải đấu thầu, khám sức khỏe cho cán bộ cũng đấu thầu. Một bệnh viện ở Bình Dương trúng thầu, thế là cán bộ TP.HCM rồng rắn lên Bình Dương để khám", ông Mãi phản ánh.Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM nói, kinh phí xây dựng, ban hành một nghị quyết của HĐND cấp tỉnh chỉ có 30 triệu đồng, mà thực hiện theo luật Đầu tư công thì phải trải qua rất nhiều quy trình thủ tục.Một nội dung khác cũng khiến bà Hạnh băn khoăn là dự thảo luật không quy định rõ việc HĐND ban hành nghị quyết về chính sách đặc thù. Trong 3 năm qua, TP.HCM ban hành 30 nghị quyết về chính sách đặc thù. Tuy nhiên, nay dự thảo hiện hành lại không quy định rõ là tới đây HĐND thành phố có được ban hành chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương hay không. "Tôi đọc hết hồ sơ chưa hiểu lý do vì sao không quy định HĐND ban hành nghị quyết về chính sách đặc thù, trong khi hình thức văn bản pháp quy này rất cần thiết", bà Hạnh phát biểu.
Sự thay đổi nằm ở các chính sách của Xiaomi đối với việc mở khóa bootloader nhằm nâng cao tính bảo mật và bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lạm dụng. Đây được xem như là miếng đánh của công ty đối với các mẫu smartphone xách tay có nguồn gốc từ thị trường Trung Quốc và đang bày bán tại nhiều cửa hàng Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với các phiên bản phân phối chính thức, hoặc bản quốc tế.Vậy quy định mới có ý nghĩa ra sao khiến người mua các mẫu smartphone Xiaomi nội địa phải cảm thấy lo lắng? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về chính sách mở khóa bootloader của Xiaomi. Về cơ bản, đây là chính sách cho phép người dùng thực hiện các thay đổi đối với phần mềm của thiết bị, chẳng hạn như root (chỉnh sửa thư mục tệp của hệ điều hành).Tính năng này thường được sử dụng bởi các lập trình viên hoặc người dùng có kinh nghiệm nhưng được khai thác để giúp người dùng mua smartphone Xiaomi với giá rẻ hơn nhiều so với mức giá mà họ phải trả cho các nhà phân phối Xiaomi chính hãng. Tuy nhiên, lý do mà Xiaomi đưa ra cho việc siết chặt bootloader nằm ở vấn đề "bảo mật".Với chính sách mới, người dùng giờ đây phải trả lời các câu hỏi về việc đủ điều kiện, đăng ký, liên kết tài khoản với thiết bị. Quan trọng hơn, quá trình thực hiện tất cả các bước này trên cùng một thiết bị. Điều đó giúp ngăn chặn các sửa đổi trái phép một cách hiệu quả hơn.Kết quả là kể từ bây giờ, sau khi nhận được ủy quyền mở khóa, người dùng chỉ có 14 ngày (tương đương 336 giờ) để hoàn tất quy trình liên kết và mở khóa. Nếu không thực hiện trong thời gian này, giấy phép sẽ bị vô hiệu và không thể cấp lại hoặc gia hạn.Hơn nữa, Xiaomi cũng đã đặt ra quy định mới, theo đó mỗi người dùng chỉ được mở khóa một thiết bị trong vòng 12 tháng. Điều này trái ngược với chính sách trước đây khi người dùng có thể mở khóa tối đa ba thiết bị trong cả thị trường Trung Quốc và toàn cầu.Đặc biệt, tất cả thao tác liên quan đến việc mở khóa bootloader phải được thực hiện bởi chủ tài khoản Xiaomi đã được xác minh. Nếu người dùng cố gắng sử dụng tài khoản của mình để mở khóa thiết bị không phải của họ có thể đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm đình chỉ tài khoản vĩnh viễn hoặc thậm chí là hành động pháp lý.Với những gì đã xảy ra, có lẽ đã đến lúc mọi người cần tránh xa việc mua các mẫu smartphone nội địa đến từ thương hiệu Xiaomi. Ngay cả khi giá bán của chúng rẻ hơn vài triệu đồng, sự phiền hà sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trở nên khó chịu rất nhiều.
Bắt khẩn cấp một Facebooker đưa tin thất thiệt ảnh hưởng TTCK
Sáng 30.12, giá xăng dầu giảm nhẹ, ghi nhận lúc 7 giờ 45 phút (theo giờ Việt Nam), cả loại dầu chuẩn đều giảm gần 0,2%. Theo đó, giá dầu Brent chuẩn toàn cầu giao dịch ngưỡng 73,67 USD/thùng, trong khi dầu WTI của Mỹ giao dịch ngưỡng 70,47 USD/thùng.Theo các nhà phân tích, thị trường có dấu hiệu ấm dần lên, được hỗ trợ bởi thông tin chính quyền Trung Quốc đồng ý phát hành 3.000 tỉ nhân dân tệ (tương đương 411 tỉ USD) trái phiếu kho bạc đặc biệt vào năm 2025. Đây sẽ là đợt phát hành cao nhất từ trước đến nay, cao gấp 3 lần so với đợt phát hành trái phiếu 1.000 tỉ nhân dân tệ trong năm 2024 - tín hiệu cho thấy nỗ lực phục hồi tăng trưởng kinh tế của quốc gia nhập khẩu dầu thô đứng đầu thế giới rất mạnh mẽ.Tuy vậy, đà tăng không đủ lớn, yếu tố chính hạn chế giá dầu trong tuần trước là sự tiếp tục mạnh lên của đồng USD, vượt mốc 108. Tuần này, thị trường tiếp tục đóng cửa nghỉ ngày đầu năm mới (1.1.2025), nhưng khối lượng giao dịch được dự đoán sẽ duy trì mức thấp cho đến hết tuần.Trong diễn biến khác, Reuters đưa thông tin các công ty năng lượng lớn của châu Âu đã tăng gấp đôi lượng dầu và khí đốt vào năm 2024 để tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn, giảm tốc độ - thậm chí đảo ngược - các cam kết về khí hậu. Chính sách này có thể sẽ tiếp tục thực hiện vào năm 2025. Cụ thể, các công ty năng lượng lớn của châu Âu đã đầu tư rất nhiều vào quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, nhưng nhận thấy hiệu suất thị phần của họ giảm so với đối thủ Mỹ Exxon và Chevron, vốn vẫn tập trung vào dầu và khí. Thế nên, những công ty như BP và Shell trong năm nay đã kéo chậm đáng kể kế hoạch chi hàng tỉ USD cho các dự án năng lượng gió và mặt trời, cũng như chuyển chi tiêu sang các dự án dầu và khí có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Hay như BP - vốn đặt mục tiêu tăng gấp 20 lần năng lượng tái tạo trong thập kỷ này lên 50 gigaWatt - mới đây, đã tuyên bố sẽ đưa gần như tất cả các dự án gió ngoài khơi của mình thành liên doanh với nhà máy điện Nhật Bản JERA; Shell từng cam kết trở thành công ty điện lực lớn nhất thế giới, phần lớn đã ngừng đầu tư vào các dự án gió ngoài khơi mới, rút khỏi thị trường điện ở châu Âu và Trung Quốc...Trong nước, diễn biến giá thế giới cập nhật đến sáng nay (ngày 30.12) cho thấy, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành giá ngày đầu năm mới có thể trái chiều theo hướng giá xăng tăng, giá dầu giảm nhẹ.Ngày 30.12, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu theo niêm yết của Petrolimex tại các thị trường vùng 1 như sau: xăng RON 95-V 21.040 đồng/lít, xăng RON 95-III, xăng E5 RON92 19.810 đồng/lít, dầu diesel 18.790 đồng/lít, dầu hỏa 18.700 đồng/lít, dầu mazut 15.970 đồng/kg.