Người bán vé số dạo 'sang chảnh' nhất Việt Nam
Ra đời năm 2001 tại Thượng Hải, CHANDO Himalaya đã tạo được dấu ấn tại thị trường quốc tế nhờ những bước đi tiên phong về công nghệ và thành phần tinh khiết từ tự nhiên. Sau 23 năm phát triển, thương hiệu đã có mặt tại 10 quốc gia, trong đó Việt Nam là thị trường thứ 10 với nhiều tiềm năng bứt phá. Tại thị trường Việt Nam, sản phẩm của CHANDO Himalaya nhanh chóng nhận được sự yêu thích của khách hàng nhờ công dụng vượt trội, đem lại hiệu quả khác biệt trên làn da của người tiêu dùng Việt. Theo thống kê, doanh số của CHANDO Himalaya tại Việt Nam tăng trưởng dương mỗi tháng trong quý gần nhất.Những sản phẩm làm nên "tên tuổi" của CHANDO Himalaya có thể kể đến: mặt nạ chiết xuất thảo mộc, Himalayan Essence, tinh chất trẻ hóa New Time Frozen… Không chỉ vậy, CHANDO Himalaya còn chủ động nghiên cứu tính chất và nhu cầu riêng biệt của làn da phụ nữ Việt để cho ra những sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam: kem chống nắng phổ rộng, kem nâng tông 5 trong 1, dòng sản phẩm làm sạch sâu.Trong bối cảnh ngành mỹ phẩm tại Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc, thương hiệu CHANDO Himalaya gia nhập thị trường như một tên tuổi đầy triển vọng. Đến với Việt Nam, CHANDO Himalaya định vị rõ sứ mệnh và giá trị mang lại cho cộng đồng - tôn vinh vẻ đẹp độc bản, hài hòa trong sự kết nối với thiên nhiên và bền vững với thời gian. Chính vì vậy, định hướng phát triển của CHANDO Himalaya được xây dựng dựng trên ba yếu tố: "thiên thời, địa lợi, nhân hòa".Thiên thời - xu hướng đổi mới thành phần, công nghệ của ngành mỹ phẩm toàn thế giới; sự thành công của chuyển đổi số giúp khách hàng tiếp cận được những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu hơn. Địa lợi - sự cộng hưởng của văn hóa phương Đông, thị hiếu thẩm mỹ của khách hàng và nhu cầu nâng cấp tiêu dùng nói chung. Điều này định hình rõ nét ngành mỹ phẩm, đồng thời tạo điều kiện cho CHANDO Himalaya thấu hiểu khách hàng nhiều hơn, từ đó nghiên cứu các dòng sản phẩm thực sự phù hợp.Nhân hòa - sự kết nối sâu rộng các kênh bán, giúp CHANDO Himalaya tạo được mạng lưới bán hàng và chăm sóc khách hàng chặt chẽ, cam kết đem đến trải nghiệm mua hàng tốt nhất.Có thể nói, với những thành tựu đã đạt được và định hướng phát triển dựa trên những yếu tố cốt lõi, CHANDO Himalaya hoàn toàn có tiềm năng để phát triển ở thị trường Việt Nam. Thông qua sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên, con người và tầm nhìn chiến lược, CHANDO Himalaya hứa hẹn sẽ góp phần tăng trưởng vững chắc cho ngành công nghiệp mỹ phẩm Việt Nam trong tương lai.Liên kết giải quyết nhân lực ngành sư phạm
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Đến miền Tây, 'hết nước chấm' với khô cá thát lát một nắng chiên giòn
Cùng đi với Tổng Bí thư Tô Lâm có Trưởng ban Nội Chính T.Ư Phan Đình Trạc, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng T.Ư Đảng; Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang; Phó thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc; Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; các lãnh đạo Văn phòng T.Ư Đảng; Văn phòng Tổng Bí thư và tỉnh Ninh Bình.Trước anh linh các bậc tiên đế, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác bày tỏ quyết tâm, cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, nguyện tiếp tục phát huy tinh thần cách mạng và truyền thống yêu nước của dân tộc, cùng đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nỗ lực phấn đấu chung sức, đồng lòng quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, tạo đà đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Cũng trong sáng 31.1, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác đã đến dâng hương tại Đền thờ Vua Lý Thái Tổ, Vua Trần Nhân Tông và các bậc tiên đế, tiền nhân tại khu vực Đàn Kính Thiên (xã Gia Sinh, H.Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình).Tiếp đó, tại TP.Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" xuân Ất Tỵ năm 2025.Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, cách đây hơn 65 năm, ngày 28.11.1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài Tết trồng cây, đăng trên Báo Nhân dân với bút danh Trần Lực, kêu gọi mọi người, mọi nhà, mọi đoàn thể, địa phương cùng tích cực thi đua trồng, chăm sóc cây xanh, phân tích ý nghĩa to lớn và lợi ích thiết thực của việc trồng cây, gây rừng. Người chỉ rõ: "Việc này ít tốn kém mà lợi ích nhiều", "đó cũng là cuộc thi đua dài hạn nhưng nhẹ nhàng mà tất cả mọi người từ các cụ phụ lão đến các cháu nhi đồng đều có thể hăng hái tham gia" và Người đề nghị tổ chức một ngày "Tết trồng cây" trong cả nước.Lời kêu gọi của Người nhanh chóng trở thành phong trào quần chúng sâu rộng, được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực bằng tinh thần tự giác, hành động cụ thể. Từ đó tới nay, mỗi độ xuân về, "Tết trồng cây" đã thực sự trở thành ngày hội của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Đây không chỉ là một hoạt động mang ý nghĩa truyền thống sâu sắc, mà còn là hành động cụ thể, thiết thực để thực hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế và triển khai chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, hướng tới một hành tinh xanh, vì sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.Tổng Bí thư nêu rõ, quy hoạch phát triển tỉnh Ninh Bình 2021 - 2030 xác định mục tiêu, tầm nhìn đến năm 2030 về cơ bản đạt tiêu chí, năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc T.Ư. Tổng Bí thư đề nghị tỉnh phải phấn đấu trở thành một hình mẫu tiêu biểu cho tăng trưởng xanh, hài hòa, bền vững, dựa vào kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo tồn di sản văn hóa, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, gắn với đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Các cấp, các ngành, mọi nhà, mọi người cần ý thức rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái; phải hình thành những phong trào sâu rộng với sự chung tay của cả cộng đồng. Mỗi hành động cụ thể như trồng cây xanh, tiết kiệm nước, bảo vệ rừng, lựa chọn mô hình kinh doanh dựa trên chuyển đổi xanh... đều góp phần xây dựng một Việt Nam xanh.Cùng với đó là hoàn thiện chiến lược chuyển đổi xanh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế trên nền tảng ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng, với truyền thống lịch sử lâu đời, với sự quyết tâm, đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả thiết thực, bảo vệ tốt môi trường sinh thái để thực hiện thành công chiến lược phát triển nhanh và bền vững khi bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.Sáng cùng ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác đã dự Lễ khánh thành tuyến đường Lê Duẩn và cầu sông Vân, TP.Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Ngày 20.1, tại hội nghị Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 2, khóa X, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã thông tin thêm về tình hình triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 về sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị.Theo ông Đỗ Văn Chiến, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Bộ Chính trị báo cáo T.Ư Đảng tổng kết sớm Nghị quyết 18 và có một số điều chỉnh phù hợp để thúc đẩy sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Ông Chiến cho hay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thống nhất rất cao trình T.Ư Đảng về nội dung này. Dự kiến T.Ư Đảng sẽ họp vào 23 - 24.1 tới.Về phương án sắp xếp các ban Đảng, ông Chiến thông tin, về cơ bản sẽ kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại T.Ư, chuyển giao một phần về Bộ Ngoại giao, một phần về Văn phòng T.Ư Đảng. Hợp nhất Ban Tuyên giáo T.Ư với Ban Dân vận T.Ư thành Ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư. Đổi tên Ban Kinh tế T.Ư thành Ban Nghiên cứu chính sách chiến lược của Đảng.Với Quốc hội, sẽ kết thúc hoạt động của Ủy ban Đối ngoại. Nhiệm vụ đối ngoại sẽ gắn với Ủy ban Quốc phòng, An ninh - Đối ngoại để làm nhiệm vụ quốc tế. Còn lại công tác đối ngoại về Bộ Ngoại giao.Cùng đó, sẽ thành lập Cục Lễ tân nhà nước. Các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nếu có sẽ do cục này thực hiện.Sáp nhập Ủy ban Kinh tế với Ủy ban Tài chính - Ngân sách, sáp nhập Ủy ban Xã hội với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, sáp nhập Ủy ban Pháp luật với Ủy ban Tư pháp.Ngoài ra, nâng 2 ban từ trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội lên trực thuộc Quốc hội gồm Ban Công tác đại biểu và Ban Dân nguyện. Với Ban Dân nguyện dự kiến đổi tên thành Ủy ban Dân nguyện và giám sát Quốc hội. Cạnh đó, kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.Với Chính phủ, theo ông Chiến, đến nay, phương án đã duyệt, trình với T.Ư là hợp nhất Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Tài chính, lấy tên là Bộ Tài chính.Hợp nhất Bộ Khoa học - Công nghệ với Bộ Thông tin - Truyền thông, lấy tên là Bộ Khoa học - Công nghệ. Chuyển một phần nhiệm vụ của Bộ Thông tin - Truyền thông về Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch.Hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Bộ Nội vụ, lấy tên là Bộ Nội vụ. Một phần nhiệm vụ của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội chuyển về Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Y tế.Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn hợp nhất với Bộ Tài nguyên - Môi trường. Dự kiến tên gọi sau hợp nhất là Bộ Nông nghiệp - Môi trường. Cùng đó, kết thúc hoạt động của tất cả các tổng cục, chỉ còn cục...Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội, ông Chiến nói sẽ kết thúc hoạt động Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng 10 đảng đoàn khác. Sẽ thành lập Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể T.Ư, dự kiến có 30 đầu mối.Ông Chiến nói thêm, điều này sẽ làm mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị, xã hội và 30 hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ sẽ theo mối quan hệ dọc. Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể T.Ư do Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm bí thư Đảng ủy.Đồng thời, thành lập Đảng ủy Quốc hội bao gồm các cơ quan thuộc Quốc hội, Viện KSND tối cao, TADN tối cao, dự kiến Chủ tịch Quốc hội làm bí thư Đảng ủy. Thành lập Đảng ủy Chính phủ với 200.000 đảng viên do Thủ tướng làm bí thư Đảng ủy.Thành lập Đảng ủy cơ quan Đảng, dự kiến do Thường trực Ban Bí thư làm bí thư Đảng ủy, một ủy viên Ban Bí thư Đảng làm phó bí thư Đảng ủy.Với địa phương, ông Chiến nói sẽ có 2 đảng ủy gồm đảng ủy cơ quan Đảng, đoàn thể và đảng ủy cơ quan chính quyền.Với cơ quan Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Chiến nhấn mạnh đã giảm từ 16 đầu mối xuống còn 8 đầu mối. Trong đó, đã sáp nhập nhiều đơn vị.
'AI đánh cắp cảm xúc' và hành động của truyền thông
Theo Thùy Linh chia sẻ: “Là vận động viên thi đấu cầu lông chuyên nghiệp, việc luyện tập thường xuyên và lịch thi đấu dày đặc khiến Thùy Linh gặp vấn đề đau nhức ở vai, cơ lưng và đầu gối, đây là những vị trí cơ thể hoạt động thường xuyên nên gây quá tải lên cơ thể”. Đối với người chơi thể thao, việc phục hồi trị liệu đau mỏi cơ đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nền tảng sức khỏe tốt nhất trước và sau mỗi trận thi đấu. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả và lành tính nhất hiện nay cho việc điều trị đau mỏi cơ khi chơi thể thao, theo đánh giá từ nhiều chuyên gia y học thể thao.