Nghệ An: Cháy rừng dữ dội trong đêm, sẵn sàng sơ tán dân
Mấy ngày gần đây, thông tin về việc một công ty than tại Quảng Ninh mua 5 tấn cá song để tặng công nhân ăn tết khiến cư dân mạng xôn xao.Cách đây vài ngày, Công ty Tuyển than Hòn Gai (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) tổ chức phát cá song cho người lao động. Mỗi con cá song tươi nặng khoảng 4 kg được doanh nghiệp mua từ bè nuôi ngoài vịnh Hạ Long rồi vận chuyển vào phát cho công nhân.Đại diện Công ty Tuyển than Hòn Gai cho biết, hoạt động này diễn ra từ nhiều năm nay và được người lao động trong đơn vị hưởng ứng.Anh Nguyễn Hoàng Long (công nhân Công ty Tuyển than Hòn Gai) cho biết: "Ngoài thưởng tết gần 20 triệu đồng, tháng lương thứ 13, cùng các khoản khác, chúng tôi rất vui khi được đơn vị quan tâm, tặng cho cá song để về quê ăn tết. Đây cũng là phần nào hương vị biển Quảng Ninh để mọi người ở nhà cùng biết đến".Để phục vụ người lao động nhận cá thuận lợi, Công ty Tuyển than Hòn Gai cũng bố trí các trạm cân ở bờ để mọi người có thể tự cân. Theo quy định, những ai nhận cá dưới 4 kg sẽ được đổi lại con lớn hơn. Tại đây, cũng có dịch vụ mổ cá thuê sạch sẽ với giá 50.000 đồng/con.Cá song là loại hải sản nổi tiếng tại Quảng Ninh được nuôi bán tự nhiên ở vùng biển Hạ Long, Vân Đồn, Cẩm Phả (vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh). Hiện nay, tại một số chợ truyền thống ở Quảng Ninh, loại cá này có giá khoảng 250.000 đồng - 600.000 đồng/kg tùy loại.Kích hoạt 'cỗ máy in tiền' cho du lịch
Hồ sơ thẩm định đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) vừa được công bố. Trong đó, Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) đề xuất nghiên cứu điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế và người phụ thuộc cho phù hợp với diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và các chỉ số kinh tế vĩ mô những năm gần đây, góp phần giảm gánh nặng thuế cho người nộp thuế.Ngoài ra, cân nhắc nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh để đảm bảo linh hoạt, chủ động điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá, quy định về giảm trừ gia cảnh hiện nay quá lạc hậu, cần điều chỉnh càng sớm càng tốt. Phải thay đổi tư duy làm thuế, làm sao để người dân có mức sống cao hơn mức sống trung bình của xã hội mới phải đóng thuế."Trước đây, quy định về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh chủ yếu căn cứ biến động của CPI, trong xây dựng dự án luật lần này, Bộ Tài chính bổ sung thêm yếu tố các chỉ số kinh tế vĩ mô. Phải làm rõ các chỉ số kinh tế đó là gì, cần dựa vào mức sống bình quân của người dân ở các thành phố lớn để tính toán cho phù hợp", ông Thịnh nói.Ông Nguyễn Văn Được, Tổng giám đốc Công ty kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín, cho rằng mức giảm trừ gia cảnh vẫn nên tính toán dựa trên CPI là chính, cộng thêm một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô khác, mấu chốt là phản ánh đúng bản chất đời sống cũng như thu nhập của người nộp thuế.Phải tính toán lại theo CPI hiện nay, cộng với chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác để cho ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể là khoảng 15 - 18 triệu đồng/tháng.Nhấn mạnh điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh là tất yếu, chuyên gia thuế TS Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích nếu nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với CPI và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác, Bộ Tài chính phải tính toán thật kỹ lưỡng.Trong "rổ" CPI có nhiều mặt hàng, cần tính toán căn cứ dựa trên sự biến động giá của những mặt hàng thiết yếu chứ không phải CPI nói chung, đặc biệt là những mặt hàng như lương thực, thực phẩm, điện, nước, xăng dầu, nhà ở, giáo dục, y tế… Mức giảm trừ gia cảnh phù hợp hiện nay, theo ông Tú là 18 - 20 triệu đồng/tháng.Một số chuyên gia kinh tế, luật sư khi trao đổi với PV Thanh Niên cho rằng, thay vì căn cứ chủ yếu vào biến động của CPI, nên lựa chọn cách tính toán, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh căn cứ vào biến động của lương tối thiểu vùng.Ông Tú bày tỏ: "Khi đã tính toán ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể quy ra mức lương tối thiểu vùng. Ví dụ, lương tối thiểu vùng nói chung hiện gần 5 triệu đồng, như vậy mức giảm trừ gia cảnh sẽ bằng khoảng 4 lần lương tối thiểu vùng. Sau đó, mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh theo kiểu nước lên thuyền lên. Bộ Tài chính chỉ thông báo mức giảm trừ gia cảnh sau điều chỉnh".Trong trường hợp giao Chính phủ quyết định việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, ông Tú cho rằng nên xem xét điều chỉnh hằng năm, căn cứ chủ yếu vào chỉ số giá của các mặt hàng thiết yếu.Đánh giá việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo lương tối thiểu vùng không phù hợp, ông Được nhấn mạnh: "Luật phải có tính chất chung, ổn định, mang tính dự liệu ít nhất 3 - 5 năm. Nếu năm nào cũng thả nổi, chính sách sẽ rất rối rắm; khai thuế, tính thuế hàng năm đơn giản nhưng đối chiếu, hậu kiểm rất phức tạp". Đồng tình cao với đề xuất nghiên cứu giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh, theo ông Được, sau khi tính toán đưa ra mức giảm trừ gia cảnh mới phù hợp, có thể quy định khi CPI biến động đủ ngưỡng nhất định nào đó, ví dụ như biến động khoảng 5% thì Chính phủ có quyền điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tương ứng. Tất nhiên, sự điều chỉnh này phải có độ trễ nhưng độ trễ ngắn hơn, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và nhân dân.Cho rằng mức giảm trừ gia cảnh nên được nâng lên khoảng 16 - 18 triệu đồng/tháng, ông Thịnh lại bày tỏ: "Căn cứ các yếu tố tác động, Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh 1 - 2 năm 1 lần là hợp lý".Tại bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu góp ý về xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), nhiều bộ, ngành, địa phương cùng kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh.Bộ Quốc phòng đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 17,3 triệu đồng/tháng và cho người phụ thuộc lên 6,9 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế lên 18 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc 8 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh hiện hành theo hướng phù hợp với điều kiện sinh hoạt thực tiễn từng vùng, miền vì lương tối thiểu được chia theo 4 vùng...
Mực nước đập thủy điện lớn nhất Mekong thấp kỷ lục, ĐBSCL hạn mặn thêm gay gắt
Ghi nhận của PV Thanh Niên, trong các ngày 25 - 26.1 cho thấy, đã cận tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nhưng không khí mua sắm tại chợ hải sản Hạ Long (TP.Hạ Long, Quảng Ninh) rất trầm lắng, khiến ai cũng ngỡ ngàng.Theo các tiểu thương, khoảng 1 tháng nay nhu cầu mua hải sản của người dân bắt đầu tăng nhưng không quá khác biệt so với ngày thường.Chị Nguyễn Thị Hiền (46 tuổi, tiểu thương tại chợ Hạ Long) cho biết: "Tôi đã chuẩn bị nguồn hàng hải sản tươi sống khá dồi dào, với khoảng 200 triệu đồng tiền hàng. Thế nhưng cả ngày chỉ vài lượt người tới hỏi mua. Trong khi vẫn phải trả nhiều khoản chi phí, đặc biệt là giữ cho hải sản phải tươi sống từng ngày".Cũng theo chị Hiền, những mặt hàng có giá trị cao trên 2 triệu đồng năm nay rất khó bán.Lý giải về điều này, một số tiểu thương cho rằng Quảng Ninh năm qua hứng chịu cơn bão số 3 (Yagi), tình hình kinh tế khó khăn cũng khiến người dân thắt chặt chi tiêu.Bão số 3 cũng khiến ngành nuôi trồng thủy sản của Quảng Ninh năm qua chịu thiệt hại nặng nề, dẫn tới một số mặt hàng có giá khá cao như tôm he, cá song, cá vược…Một trong những mặt hàng khó bán nhất những ngày qua là sá sùng. Tiểu thương phải bày ra tại chợ và dùng mạng xã hội để bán nhưng không ai dám mua những hải sản đắt như vàng ròng này.Năm nay sá sùng chính hiệu Vân Đồn dao động từ 5 - 10 triệu đồng/kg loại ngon. Mực khô Vân Đồn, Cô Tô dao động từ 1,5 - 2 triệu đồng/kg.Anh Nguyễn Hoàng Trung (38 tuổi, trú tại P.Hồng Hải, TP.Hạ Long) chia sẻ: "Năm nay các đơn vị thưởng tết không cao. Việc mua sắm vẫn phải làm, nhưng mua các mặt hàng có giá trị lớn như tôm, cua, ghẹ là phải đắn đo, không biết năm tới thế nào nên ai cũng chắt chiu chi tiêu".Nhiều người cũng cho rằng kênh bán hàng truyền thống đang sụt giảm là điều tất yếu Các đại lý hải sản tại các huyện Vân Đồn, Cô Tô đều bán hàng online, giao tận nơi mà vẫn đảm bảo chất lượng có thể là nguyên nhân khiến chợ Hạ Long vắng khách.Khảo sát của PV trong các ngày từ 24 - 16.1 cho thấy, giá hải sản tại chợ Hạ Long năm nay tăng nhẹ. Giá cá song từ 250.000 - 600.000 đồng/kg tùy loại; mực ống 250.000 - 400.000 đồng/kg, tôm he từ 500.000 - 600.000 đồng/kg, tu hài 150.000 đồng/kg, ghẹ 600.000 - 800.000 đồng/kg…
Ngày 11.2, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến thường kỳ tháng 2 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND thành phố.Tại phiên họp, UBND TP.Hà Nội đã xem xét thông qua tờ trình của UBND thành phố trình HĐND thành phố đối với 3 dự án nhóm A, gồm: dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa); cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu; cầu Trần Hưng Đạo.Dự kiến ngày 25.2 tới, HĐND TP.Hà Nội sẽ họp kỳ họp chuyên đề để thông qua các nội dung thuộc thẩm quyền. Trong đó, sẽ xem xét thông qua tờ trình của UBND TP.Hà Nội về chủ trương đầu tư, xây dựng 3 dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi bắc qua sông Hồng.Trước đó, sáng 14.1, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng vùng đồng bằng sông Hồng và công bố quy hoạch Hà Nội, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết sẽ cố gắng khởi công sớm nhất các cây cầu qua sông Hồng như cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi vào tháng 5.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đến 30.4 phải khởi công cầu Phù Đổng, cầu Tứ Liên.Dự án xây cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến là 11,5 km. Phần cầu chính và đường dẫn hai đầu cầu dài khoảng 5,5 km, đường nối đến cầu trên địa bàn H.Đông Anh dài khoảng 6 km. Theo tính toán mới nhất, tổng mức đầu tư toàn dự án dự kiến là 19.000 tỉ đồng.Còn cầu Ngọc Hồi có điểm đầu cầu kết nối với điểm cuối Dự án vành đai 3,5 (đoạn từ Phúc La, Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ), điểm cuối nối với vành đai 3,5 trên địa phận H.Văn Giang (Hưng Yên). Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 11.700 tỉ đồng.Đối với cầu Trần Hưng Đạo, cây cầu này nằm khoảng giữa cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 14.500 tỉ đồng.Theo Quy hoạch phát triển GTVT Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ có 17 cây cầu vượt sông Hồng. Hiện đã có 8 cầu được xây dựng, gồm: Long Biên, Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy giai đoạn 1 - Vĩnh Tuy giai đoạn 2, Thăng Long, Nhật Tân và cầu Vĩnh Thịnh (TX.Sơn Tây).9 cầu đang và sẽ được xây dựng trong thời gian tới, gồm: cầu Thượng Cát và hai đầu cầu, cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở, cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Thăng Long mới, cầu Ngọc Hồi, cầu Phú Xuyên.
Phim 'Trạm cứu hộ trái tim' tập 13: Ông Trường bị bắt, Ngân Hà đơn độc?
Chủ trì buổi họp về tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện dự án chống ngập 10.000 tỉ diễn ra mới đây, Phó chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường đã chỉ đạo Sở Nội vụ khẩn trương rà soát, điều chỉnh nội dung (thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh dự án…) theo đúng đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tham mưu, đề xuất, dự thảo quyết định, trình UBND TP trước 3.3.Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở Tài chính) được giao khẩn trương chủ trì, phối hợp với sở, ngành và các đơn vị liên quan xem xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm tra hồ sơ điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, hoàn thành trước 3.3. Đồng thời, phối hợp với Sở Nội vụ trình ban hành Quyết định kiện toàn nhân sự Tổ công tác dự án để làm cơ sở đàm phán, ký phụ lục hợp đồng BT và điều chỉnh phương thức thanh toán dự án; tham mưu, đề xuất UBND TP cùng thời điểm; khẩn trương thực hiện theo đúng kết luận chỉ đạo của nguyên Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi về đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, ký phụ lục hợp đồng BT và điều chỉnh phương thức thanh toán, trình trước 3.3.Phó chủ tịch Bùi Xuân Cường cũng giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị kiểm tra giá trị đã thực hiện của dự án; tham mưu, đề xuất và dự thảo văn bản của UBND TP gửi Kiểm toán Nhà nước về đề nghị thực hiện kiểm toán giá trị hoàn thành của dự án, trình trước 5.3.Về thanh toán quỹ đất, lãnh đạo thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất tiếp tục đôn đốc các sở, ngành, đơn vị liên quan lập Quy hoạch chi tiết 1/500 các khu đất dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư và thuê đơn vị thẩm định giá các khu đất này, báo cáo kết quả cho UBND TP tại buổi họp giao ban định kỳ.Liên quan tới nội dung này, UBND Q.Bình Thạnh được giao xem xét đề xuất của nhà đầu tư, khẩn trương thực hiện các thủ tục điều chỉnh chỉ tiêu Quy hoạch lô đất số 762 Bình Quới, P.27, Q.Bình Thạnh theo đúng quy định; UBND Q.7 cập nhật Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 tại lô đất ký hiệu C8A, P.Tân Phú, Q.7; UBND TP.Thủ Đức khẩn trương tổ chức thẩm định, phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/500 tại lô đất số 232 Đỗ Xuân Hợp, TP.Thủ Đức.Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất chủ trương đầu tư các khu đất, hoàn thành trong tháng 3. Ngoài ra, các sở GTCC, Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan khẩn trương xem xét, đề xuất UBND TP về các nội dung đơn vị vận hành, định mức vận hành, bàn giao tài sản công trình... cũng trình trong tháng 3.Trước đó, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cũng đã có "tối hậu thư" yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan nhanh chóng hoàn thành dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng. Đồng thời, thành lập Hội đồng thẩm định cấp cơ sở và lập kế hoạch lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm định; tham mưu, đề xuất UBND TP trước ngày 10.2.Sở Kế hoạch và Đầu tư còn được giao trách nhiệm chủ trì đàm phán, ký kết phụ lục hợp đồng BT, đề xuất UBND TP theo đúng quy định; rà soát, đề xuất đơn vị quản lý nguồn tiền ngân sách để thanh toán cho dự án, phấn đấu hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng trước ngày 31.12.Gần 9 năm vướng mắc, dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng đã "ngốn" rất nhiều văn bản khẩn, Nghị quyết đặc thù, "tối hậu thư", song, lời hứa về đích của công trình cấp bách này vẫn chưa được thực hiện dù đã đạt hơn 97% tiến độ thi công.