Bán kết Champions League: Mbappe chịu thua… cột dọc, PSG nhận thất bại ở Dortmund
Ngày 18.3, ông Đỗ Anh Tú đã gửi đơn từ nhiệm thành viên HĐQT TPBank vì lý do cá nhân. Đơn đề nghị này đã được HĐQT TPBank chấp thuận theo Nghị quyết số 12/2025 ngày 20.3 theo đúng quy định.Hiện HĐQT TPBank còn 5 thành viên gồm ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT, ông Lê Quang Tiến - Phó chủ tịch HĐQT, ông Shuzo Shikata - Phó chủ tịch HĐQT, bà Nguyễn Thị Mai Sương - Thành viên HĐQT, bà Võ Bích Hà - Thành viên HĐQT độc lập, đảm bảo tuân thủ cơ cấu thành viên HĐQT theo quy định tại luật Các tổ chức tín dụng. Mọi hoạt động của TPBank vẫn diễn ra bình thường và ổn định. Ngân hàng luôn nỗ lực phục vụ tốt nhất và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, cổ đông.Đồng thời, ông Đỗ Anh Tú cũng là Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán Tiên Phong (ORS). Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa mới thông báo ba lô trái phiếu do ORS làm tổ chức đăng ký, lưu ký tạm dừng giao dịch. Cụ thể, 1 lô trái phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Tracodi (mã chứng khoán TCD) và 2 lô trái phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư thương mại dịch vụ Gia Khang (Gia Khang). Đó là lô trái phiếu mã TCDH2227002 của Tracodi cùng trái phiếu mã GKCCH2124001 và GKCCH2124002 của Gia Khang sẽ bị tạm ngừng giao dịch từ ngày 20.3 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cả hai công ty này đều có liên quan với Tập đoàn Bamboo Capital.TPBank dự kiến tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 vào sáng ngày 24.4 tại phòng họp Dragon Hall (tầng 12A, tòa nhà DOJI, số 5 Lê Duẩn, Ba Đình, Hà Nội). Ngày đăng ký cuối cùng để lập danh sách cổ đông tham dự là 21.3.Nhận định Crystal Palace vs Man City (18g30 ngày 1.5): ‘The Citizens’ với thói quen chiến thắng trên đất khách
Ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế), cho biết, Cục Dân số đã tham mưu Bộ Y tế trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng luật Dân số và dự thảo luật Dân số, có đề xuất 3 nhóm chính sách lớn là: duy trì mức sinh thay thế; giảm mất cân bằng giới tính khi sinh và đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; nâng cao chất lượng dân số.Trong đó, với chính sách duy trì mức sinh thay thế, dự thảo luật đề xuất quy định, mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền quyết định bình đẳng, tự nguyện trong việc sinh con, thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng.Đồng thời, dự thảo luật cũng đề xuất cho phép lao động nữ khi sinh con thứ 2 được kéo dài thời gian nghỉ thai sản 7 tháng thay vì 6 tháng; tạo điều kiện cho phụ nữ sinh đủ 2 con ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp được hỗ trợ thuê, mua nhà ở xã hội. Theo ông Dũng, trước đó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 nhằm duy trì mức sinh thay thế trên toàn quốc, ngăn chặn xu hướng mức sinh giảm tại một số tỉnh, thành.Trong đó đã đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, trong đó khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ 2 trước 35 tuổi…Đồng thời, xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp với các gia đình nuôi con nhỏ như các dịch vụ thân thiện với người lao động: đưa, đón trẻ, trông trẻ, ngân hàng sữa mẹ, bác sĩ gia đình... Quy hoạch, xây dựng các điểm trông, giữ trẻ, nhà mẫu giáo phù hợp với điều kiện của bà mẹ, nhất là các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị.Bên cạnh đó, hỗ trợ phụ nữ khi mang thai, sinh con như tư vấn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bao gồm sàng lọc vô sinh, sàng lọc trước sinh và sau sinh, phòng chống suy dinh dưỡng; tạo điều kiện trở lại nơi làm việc cho phụ nữ sau khi sinh con...Đồng thời có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con: mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em; xây dựng mô hình quản lý, phát triển kinh tế gia đình.Theo Bộ Y tế, mức sinh tại Việt Nam liên tục giảm trong các năm gần đây, xuống dưới mức sinh thay thế (từ 2,11 con/phụ nữ năm 2021 còn 1,96 con/phụ nữ), và dự báo tiếp tục giảm nếu không can thiệp hiệu quả.
TP.HCM: Lãnh đạo Q.Gò Vấp bác tin đồn Mái ấm tình mẹ có 245 người mắc Covid-19
Ngày 3.3, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM tổ chức hội nghị công bố đề án sắp xếp tổ chức bộ máy và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Khi TP.HCM sắp xếp lại tổ chức bộ máy, Sở Văn hóa và Thể thao tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Sở Thông tin và Truyền thông, đồng thời tổ chức lại đầu mối bên trong.Sở Văn hóa và Thể thao là 1 trong 16 cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND TP.HCM sau khi sắp xếp. Hiện cơ quan này có 10 phòng ban chuyên môn và 25 đơn vị sự nghiệp công lập, đảm bảo giảm tối thiểu 15% như quy định.Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM gồm: ông Trần Thế Thuận làm giám đốc và 5 phó giám đốc ông Võ Trọng Nam, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, ông Nguyễn Nam Nhân, ông Nguyễn Minh Nhựt và ông Nguyễn Ngọc Hồi.Nhận nhiệm vụ mới, ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao (nguyên Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông) khẳng định sẽ nhanh chóng tiếp cận công việc và nỗ lực hết sức mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ông cũng mong nhận được sự quan tâm, chỉ đạo từ ban giám đốc, sự hỗ trợ của đội ngũ cán bộ, viên chức trong ngôi nhà chung ngành văn hóa, thể thao, truyền thông.Trao đổi tại hội nghị, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Trần Thế Thuận bày tỏ sự tri ân và trân trọng những đóng góp của các nhân sự nhận nhiệm vụ mới, trong đó có nhiều người giữ chức vụ thấp hơn.Năm 2025, TP.HCM được giao nhiệm vụ cùng các cơ quan Trung ương tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước. Ông Thuận cho biết trong 5 tiểu ban của thành phố thì Sở Văn hóa và Thể thao đóng vai trò thường trực 4 tiểu ban.Năm nay, TP.HCM cũng tổ chức một số lễ kỷ niệm quan trọng như 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, 80 năm Ngày Quốc khánh 2.9… Trong đó, lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam là một trong những hoạt động lớn của ngành.Đánh giá nhiệm vụ trong năm 2025 rất nặng nề, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao yêu cầu các phó giám đốc làm việc với từng phòng ban chuyên môn để xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh. Ông lưu ý chiến lược phát triển văn hóa, thể thao và thông tin truyền thông cần phải hòa quyện vào nhau.Nhấn mạnh truyền thông là công tác không thể thiếu trong phát triển của toàn ngành, ông Thuận tin tưởng nếu phát huy tốt vai trò của từng đơn vị, sự đoàn kết tập thể thì ngành sẽ mạnh lên rất nhiều. "Chúng ta cùng đoàn kết, gắn bó, cộng đồng trách nhiệm để phát triển đơn vị ngày càng tốt hơn", ông Thuận chia sẻ thêm.Thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM sắp xếp lại các phòng ban, đơn vị sự nghiệp như sau:Sắp xếp, chuyển chức năng của Phòng Tổ chức lễ và sự kiện về Văn phòng sở và Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình.Sáp nhập Phòng Báo chí và Phòng Xuất bản, In, Phát hành thành Phòng Báo chí – Xuất bản, ông Trịnh Hữu Anh làm Trưởng phòng.Sắp xếp Trung tâm Văn hóa và Trung tâm Thông tin triển lãm thành Trung tâm Văn hóa và Triển lãm TP.HCM, ông Lê Đức Pháp làm Giám đốc.Sắp xếp Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam, Trung tâm Ca nhạc nhẹ, Trung tâm Tổ chức biểu diễn và Điện ảnh thành Trung tâm Nghệ thuật TP.HCM, ông Lê Hồng Sơn làm Giám đốc.Sắp xếp Trung tâm Thể thao dưới nước Yết Kiêu, Câu lạc bộ Thể dục thể thao Thanh Đa thành Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM, ông Hoàng Đức Tân làm Giám đốc.Sắp xếp Nhà thi đấu Thể dục thể thao Phú Thọ, Nhà tập luyện thể thao Phú Thọ, Câu lạc bộ Bơi lặn Phú Thọ, Trung tâm Huấn luyện – Thi đấu Thể dục thể thao thành Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao TP.HCM, ông Lý Đại Nghĩa làm Giám đốc.
Chiều 10.3, tại Lăng Ông, UBND xã Nhơn Hải (TP.Quy Nhơn, Bình Định) tổ chức lễ hội cầu ngư truyền thống xã Nhơn Hải năm 2025. Tại đây, có hàng nghìn người dân và du khách đến xem, không khí lễ hội vừa sôi động và cũng thật trang nghiêm.
Trang bị kiến thức về khởi nghiệp cho học sinh
Những người đang bị viêm khớp hay đau khớp cũng sẽ cảm thấy khó chịu khi trời trở lạnh. Trời lạnh sẽ khiến khớp xương của họ dễ bị viêm, đau và cứng khớp, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).Để bảo vệ sức khỏe, mọi người có thể áp dụng những cách sau:Các chuyên gia cho biết kiểm soát hen suyễn khi mùa đông đến là điều rất quan trọng với sức khỏe đường hô hấp. Điều đầu tiên là người bệnh cần thảo luận với bác sĩ và dùng thuốc theo đúng chỉ định.Ngoài ra, người bệnh cũng cần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa. Khi ra ngoài trời lạnh, mũi và miệng cần được che lại bằng khăn hay khẩu trang để làm ấm không khí trước khi hít vào. Họ cần uống nhiều nước hơn, đồng thời dọn dẹp và lau bụi trong nhà, giặt ga trải giường, mền hằng tuần để loại bỏ bụi và các tác nhân gây dị ứng.Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy thời tiết lạnh hơn khiến mọi người ở trong nhà nhiều hơn. Điều này làm giảm mức độ hoạt động thể chất. Tuy nhiên, vận động thể chất thường xuyên rất quan trọng với sức khỏe tổng thể, không chỉ giúp ngăn tăng cân, giảm mệt mỏi mà còn cải thiện tâm trạng, tăng cường sức khỏe xương và hệ miễn dịch.Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng rất cần thiết vào mùa đông vì giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Những dưỡng chất này là vitamin A, C, D, E, kẽm, sắt, omega-3 và một số dưỡng chất khác. Khi có đủ các chất này, hệ miễn dịch sẽ có đủ khả năng chống lại các bệnh thường gặp vào mùa đông như cảm lạnh và cúm.Vào mùa đông, chúng ta không đổ nhiều mồ hôi nhưng vẫn mất rất nhiều nước qua da. Đặc biệt, không khí khô lạnh sẽ khiến cơ thể dễ bị mất nước hơn.Thiếu nước không chỉ dẫn đến việc cơ thể mất nước mà còn làm tăng nguy cơ sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu và táo bón. Cơ thể sử dụng nước để duy trì thân nhiệt. Do đó, cơ thể mất nước khiến chúng ta gặp khó khăn khi duy trì thân nhiệt và cảm thấy lạnh hơn. Uống đủ nước cũng sẽ giúp tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng, theo Medical News Today.