Trường Sa, tháng 4.2021 - Kỳ 2: Tàu Trung Quốc tập trung ở Ba Đầu từ năm 2020
Tối ngày 2.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Quốc Việt Phó giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau và Đinh Cẩm Nhung kế toán đơn vị này để điều tra về hành vi lập quỹ trái phép."Quyết định được tống đạt vào chiều cùng ngày, công tác khám xét nơi làm việc, nơi ở của 2 bị can trên cũng được thực hiện và 2 bị can đều được tại ngoại để điều tra", nguồn tin từ Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau xác nhận.Trước đó, tháng 3.2024, bị can Việt và bị can Đinh Thị Cẩm Nhung (kế toán trung tâm) bị kỷ luật cảnh cáo vì liên quan đến kết luận thanh tra về công tác điều hành, quản lý và sử dụng tài sản công, các nguồn tài chính tại trung tâm. Sau đó, đến tháng 7.2024, Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau có quyết định cho bị can Trần Quốc Việt, từ Giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau, giữ chức vụ phó giám đốc trung tâm.Như Thanh Niên thông tin, trước đó Thanh tra tỉnh Cà Mau có kết luận thanh tra về công tác điều hành, quản lý và sử dụng tài sản công, các nguồn tài chính tại Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau. Đồng thời, đề nghị chuyển hồ sơ vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm tại trung tâm sang cơ quan điều tra.Cụ thể, trong niên độ thanh tra 2013 - 2022, Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau được xác định có nhận 455 triệu đồng từ các khoản thu do các công ty chi hoa hồng, khen thưởng tập thể, bán giấy vụn... nhưng không nhập quỹ cơ quan mà thành lập quỹ đời sống. Trung tâm không đưa vào hệ thống sổ sách kế toán để theo dõi, quản lý; không lập chứng từ thu, chi; không hạch toán kế toán, không có báo cáo tài chính. Các khoản chi từ nguồn này không thông qua tập thể cơ quan mà do giám đốc trung tâm tự quyết định chi, nhưng không có hồ sơ, chứng từ chứng minh. Theo kết luận thanh tra, hành vi trên có dấu hiệu phạm tội lập quỹ trái phép.Riêng khoản tiền các cá nhân nộp lại từ tiền công chỉnh lý tài liệu 3,6 tỉ đồng, Thanh tra xác định, các khoản mà giám đốc trung tâm báo cáo đã chi hỗ trợ cho các tập thể và cá nhân ngoài trung tâm với số tiền 888 triệu đồng. Tuy nhiên xác minh, có 1/7 tập thể không thừa nhận có nhận số tiền 8 triệu đồng, có 52/58 cá nhân không thừa nhận đã nhận số tiền 373 triệu đồng. Điều này cho thấy, các khoản chi nêu trên không có căn cứ xác định là có thật toàn bộ; hiện nay khoản tiền trên không còn tồn quỹ tiền mặt và không thể hiện trên số dư tài khoản tiền gửi. Thanh tra cho rằng, hành vi này có dấu hiệu phạm tội tham ô tài sản.Kết luận thanh tra cũng nêu, việc thành lập quỹ đời sống không thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ hằng năm; những khoản thu, chi không thông qua ban giám đốc và không thông qua tập thể trung tâm. Hiện nay, kế toán và thủ quỹ Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau đã làm mất danh sách có ký tên của người nộp tiền, chỉ còn số liệu theo sổ theo dõi của kế toán.Heerenveen không 'nhả' Văn Hậu về U.23 Việt Nam: Khi nào thì CLB phải trả cầu thủ?
Ngày 4.3, Tỉnh ủy Cà Mau tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc chỉ định nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025. Tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh gồm 19 người (khuyết 8). Trong đó, Ban Thường vụ gồm 8 người (khuyết 1).Cụ thể, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau được phân công giữ chức Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh. Bà Huỳnh Thị Thanh Loan, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Cà Mau, giữ chức Phó bí thư Thường trực Đảng ủy.Ông Trương Đăng Khoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đảm nhận vai trò Phó bí thư Đảng ủy chuyên trách. Ông Hồ Văn Chung, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, kiêm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy.Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau cũng chỉ định ông Phan Hoàng Vũ, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, tham gia Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025.Cũng tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Cà Mau cũng đã công bố quyết định thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cơ quan Đảng tỉnh, chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Ủy ban Kiểm tra. Chị Hà Ngọc Thảo, Bí thư Chi đoàn Tỉnh đoàn, được chỉ định giữ chức Bí thư Đoàn các cơ quan Đảng tỉnh.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Hồ Hải đề nghị Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh sớm xây dựng quy chế làm việc, kiện toàn các vị trí còn khuyết, tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tổ chức bộ máy, chỉ đạo đại hội Đảng các cấp. Ông Hải nhấn mạnh việc sắp xếp tổ chức không chỉ nhằm tinh gọn bộ máy mà còn giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cũng lưu ý, phần lớn các lãnh đạo cấp ủy của Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh là kiêm nhiệm nên công việc có thể bị ảnh hưởng. Vì vậy, các cán bộ chuyên trách cùng với đội ngũ tham mưu, giúp việc cần phát huy tinh thần trách nhiệm, bảo đảm công tác được triển khai liên tục, hiệu quả, tránh tình trạng gián đoạn hoặc xáo trộn.
GS-TS-NGND Bùi Khánh Thế để lại không chỉ những cuốn sách
Sáng 22.1, Tỉnh ủy Hà Giang đã tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Theo đó, Bộ Chính trị quyết định phân công, chỉ định ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025.Tại hội nghị, Trưởng ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc thay mặt Bộ Chính trị trao quyết định, tặng hoa chúc mừng ông Hầu A Lềnh nhận nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang.Ông Hầu A Lềnh (52 tuổi), quê quán tại TX.Sa Pa, tỉnh Lào Cai, trình độ thạc sĩ khoa học nông nghiệp, cao cấp chính trị. Ông Hầu A Lềnh là Ủy viên T.Ư Đảng 4 khóa: X, XI (dự khuyết); XII, XIII.Ông Hầu A Lềnh là cán bộ trưởng thành từ cơ sở, trải qua nhiều vị trí công tác từ địa phương tới T.Ư, như: Trợ lý nghiệp vụ Cục 16, Tổng cục II (Bộ Quốc phòng); cán bộ Ban Tổ chức Huyện ủy Sa Pa; Bí thư Huyện đoàn Sa Pa; Bí thư Huyện ủy Sa Pa; Phó bí thư Tỉnh ủy Lào Cai rồi Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Phó chủ tịch - Tổng thư ký Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII, IX.Từ tháng 4.2021 tới nay, ông Hầu A Lềnh được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.Trước đó, từ tháng 5.2023, ông Nguyễn Mạnh Dũng, Phó bí thư Tỉnh ủy, được Bộ Chính trị phân công giữ chức vụ Quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang sau khi ông Đặng Quốc Khánh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ TN-MT.Tại hội nghị, Trưởng ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc cho biết, Bộ Chính trị đánh giá ông Hầu A Lềnh là cán bộ có năng lực, kinh nghiệm trong xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và có tư duy nhạy bén, phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, quyết liệt, sâu sát cơ sở. Việc ông Hầu A Lềnh được Bộ Chính trị giao trọng trách mới là Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang thể hiện sự tin tưởng, ghi nhận của Bộ Chính trị đối với ông.Trưởng ban Nội chính T.Ư cũng đề nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, lãnh đạo các cấp, các ngành trong toàn tỉnh Hà Giang tăng cường đoàn kết, cùng ông Hầu A Lềnh gánh vác công việc, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ của Hà Giang.Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh bày tỏ việc được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang là sự ghi nhận, tin tưởng của Bộ Chính trị, cũng là trọng trách được Đảng, Nhà nước giao.Ông Hầu A Lềnh nhấn mạnh, Hà Giang là tỉnh vùng cao biên giới cực bắc của Tổ quốc, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó, ông Hầu A Lềnh mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của T.Ư và các bộ, ngành. Tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang cũng hứa sẽ cùng với Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tiếp tục kế thừa, phát huy những kết quả đã đạt được trong các nhiệm kỳ vừa qua, phấn đấu thực hiện đạt các mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các năm tiếp theo.
Chiều 31.12, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đến Đại sứ quán Hàn Quốc viếng và viết sổ tang: "Chúng tôi hết sức bàng hoàng, đau xót khi nhận được thông tin về vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Jeju Air xảy ra tại sân bay quốc tế Muan, Hàn Quốc, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi xin chân thành gửi đến Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc, đặc biệt là tới gia đình các nạn nhân lời chia buồn sâu sắc và lời thăm hỏi chân thành nhất. Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc sẽ vượt qua nỗi đau và mất mát to lớn này, nhanh chóng khắc phục hậu quả vụ tai nạn để cuộc sống của gia đình các nạn nhân sớm ổn định trở lại".Cùng ngày, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc, đã tới Đại sứ quán Hàn Quốc để chia buồn và ghi sổ tang tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay ngày 29.12 vừa qua.Ghi sổ tang, Phó chủ tịch Quốc hội gửi tới Quốc hội, người dân Hàn Quốc, đặc biệt là gia đình các nạn nhân lời chia buồn sâu sắc và lời thăm hỏi chân thành nhất; tin tưởng, Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc sẽ sớm vượt qua nỗi đau mất mát to lớn này, nhanh chóng khắc phục hậu quả của vụ tai nạn để các gia đình nạn nhân sớm ổn định cuộc sống.Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Choi Youngsam gửi lời cảm ơn các lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã gửi điện chia buồn tới Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc, cũng như tới ghi sổ tang tại Đại sứ quán Hàn Quốc. Đồng thời nhấn mạnh, sự quan tâm, chia sẻ của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam sẽ góp phần giúp Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc có thêm động lực để vượt qua thời khắc khó khăn và những mất mát to lớn này.Trước đó, ngày 29.12, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện thăm hỏi tới quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang Mok. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi điện thăm hỏi tới Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Shik. Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng đã gửi điện thăm hỏi tới Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tae Yul.
Indonesia xúc tiến dời thủ đô
Thời gian qua, người dân liên tục phản ánh về việc điểm du lịch trái phép được xây dựng trên đất nông nghiệp tại khu vực thị trấn Đăk Rve (H.Kon Rẫy, Kon Tum). Điều đáng nói, điểm du lịch này nằm ngay cạnh khúc cua trên đèo Măng Đen (thuộc QL24), tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Theo ghi nhận của phóng viên, điểm tham quan này rộng khoảng 2.000 m2, nằm dọc bên triền đồi nhô ra trên đèo Măng Đen. Tại đây du khách có thể nhìn xuống con sông Đăk S'nghé và thung lũng thị trấn Đăk Rve. Ở ngay cổng điểm du lịch, chủ cơ sở đặt một chòi bán vé với giá 50.000 đồng/người khi sử dụng đồ uống và 30.000 đồng/người nếu chỉ vào ngắm cảnh. Mỗi ngày có hàng trăm lượt người đến điểm du lịch này vui chơi. Để phục vụ du khách nghỉ mát và check in, chủ cơ sở đã dựng nhiều chòi gỗ, mái lợp tranh và một số trụ xích đu bằng gỗ.Theo UBND thị trấn Đăk Rve, điểm tham quan này được xây dựng trên đất nông nghiệp. Địa phương này cũng đã 2 lần lập biên bản kiểm tra vào tháng 4.2024 và tháng 6.2024. Qua các buổi kiểm tra, UBND thị trấn Đăk Rve xác định, điểm kinh doanh dịch vụ này có diện tích 1.700 m2 nằm tại lô 16, khoảnh 4, tiểu khu 520 thuộc địa phận thôn 4, thị trấn Đăk Rve. Hiện tại thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Người đứng ra đầu tư, xây dựng điểm du lịch này là ông Nguyễn Minh Đạt. Trên thửa đất này ông Đạt đã san lấp mặt bằng và xây dựng 9 chòi gỗ, lợp tranh. Trong đó, 7 chòi phục vụ cho du khách ăn uống, chụp ảnh; 1 chòi bán hàng.Theo UBND thị trấn Đăk Rve, cả 2 lần kiểm tra cơ quan chức năng đều xác định chủ cơ sở có hành vi vi phạm hủy hoại đất. Tại các biên bản làm việc, đoàn kiểm tra đã yêu cầu ông Nguyễn Minh Đạt dừng mọi hoạt động buôn bán, kinh doanh, tháo dỡ biển hiệu và các chòi xây dựng sai quy định, trả lại hiện trạng ban đầu, nếu không thực hiện thì ông Đạt phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, điểm du lịch nói trên vẫn tồn tại.Ngày 5.3, ông Võ Văn Lương, Chủ tịch UBND H.Kon Rẫy, cho biết trước đây khi đi kiểm tra, cơ quan chức năng của thị trấn Đăk Rve xác định điểm du lịch này có hành vi vi phạm hủy hoại đất là chưa đúng. Qua kiểm tra, huyện xác định các chòi gỗ lợp tranh trong điểm du lịch không xây dựng kiên cố do đó chỉ có hành vi vi phạm sử dụng đất sai mục đích. Theo quy định của pháp luật, khi có nhu cầu đấu nối đường nhánh vào quốc lộ, thì phải được cấp có thẩm quyền cho phép, nhưng theo ông Lương, điểm du lịch này chưa được cơ quan chức năng cấp phép đấu nối giao thông vào QL24, trong khi khu vực này nằm ở khúc cua nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Cũng theo ông Lương, huyện đang yêu cầu chủ đầu tư điểm du lịch nói trên tháo dỡ các công trình vi phạm. Nếu không chấp hành, đến ngày 6.3, UBND huyện sẽ tiến hành đưa máy móc đến cưỡng chế bằng cách múc đất chặn tuyến đường vào điểm du lịch này.Trao đổi với PV Thanh Niên vào chiều cùng ngày, ông Nguyễn Minh Đạt, chủ đầu tư điểm du lịch trên, cho biết đã nhận được văn bản yêu cầu tháo dỡ của UBND H.Kon Rẫy và đang chờ đoàn công tác đến làm việc.Tuy nhiên theo ông Đạt, khu vực đèo Măng Đen có rất nhiều chòi gỗ của người dân vi phạm, không riêng điểm du lịch của ông (?). Nếu yêu cầu tháo dỡ thì phải tháo dỡ toàn bộ những chòi gỗ vi phạm. Do đó, dù UBND thị trấn Đăk Rve đã lập biên bản và yêu cầu tháo dỡ nhưng ông vẫn chưa chấp hành.Ông Đạt cũng chia sẻ: "Bây giờ nhà nước đã có chủ trương chính sách để khuyến khích dân làm ăn, giải quyết việc làm. Nhờ cái quán này mà Măng Đen có thêm du khách, tạo được thêm công ăn việc làm cho bà con".Về thông tin điểm du lịch trên chưa được phép đấu nối với QL24, ông Đạt tỏ ra ngạc nhiên: "Đây là lần đầu tiên tôi nghe đến quy định này và chưa từng được hướng dẫn các thủ tục đó".