Độc đáo hình ảnh chàng gymer hóa thân thành Thần Tài
Thông tin một đội bóng Ả Rập Xê Út hỏi mua chân sút Nguyễn Xuân Son với giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) gây xôn xao dư luận. Không chỉ bởi cách CLB Nam Định và Xuân Son từ chối lời mời kếch xù ấy, mà còn nằm ở chỗ đây là lần hiếm hoi một cầu thủ VN (tính cả cầu thủ bản địa và nhập tịch) được đội bóng nước ngoài hỏi mua.Bóng đá VN từng có nhiều trường hợp xuất ngoại, tuy nhiên phần lớn đi theo con đường cho mượn (Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Hậu), hoặc miễn phí (tức là sang đội bóng mới khi đã hết hợp đồng với đội bóng chủ quản như Quang Hải, Công Phượng). Cầu thủ hiếm hoi được một đội bóng nước ngoài bỏ tiền mua hợp đồng là trường hợp của Văn Lâm. Tháng 1.2019, đại diện Thái Lan bỏ ra 500.000 USD (khoảng 12 tỉ đồng) để mua lại 1 năm hợp đồng của Văn Lâm với CLB Hải Phòng, nhờ vậy chiêu mộ thành công thủ môn sinh năm 1993. Như vậy có thể hiểu mức phí chuyển nhượng của Văn Lâm là 500.000 USD.Chuyện một đội bóng phải trả tiền cho đội khác để sở hữu cầu thủ là chuyện thường tình trên thế giới, ở những nền bóng đá phát triển. Dù vậy, bóng đá VN không vận hành theo cách này. Thông thường một CLB sẽ đợi cầu thủ mà họ muốn sở hữu hết hạn hợp đồng với CLB chủ quản. Sau đó, họ ký hợp đồng theo dạng miễn phí, rồi trả cho cầu thủ một khoản tiền gọi là mức phí hợp đồng (trước đây gọi là tiền lót tay). Mức phí hợp đồng này hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ cơ sở định giá nào, mà dựa trên ý muốn của đội bóng muốn sở hữu và cá nhân cầu thủ. Bởi vậy, V-League từng chứng kiến những cầu thủ nhận tới chục tỉ đồng lót tay (có thể từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD). Đội mua trực tiếp trả tiền cho cầu thủ, còn đội bán không nhận được tiền chuyển nhượng.V-League cũng từng chứng kiến những thương vụ đội mua trả tiền cho đội bán, như CLB Thanh Hóa từng bỏ tiền cho HAGL để chiêu mộ Lê Phạm Thành Long. Song đây là ngoại lệ hiếm hoi. Bóng đá VN không hoạt động theo quy luật mua bán bình thường. Điều đó khiến định giá cầu thủ VN trở nên khó khăn, bởi rất ít CLB thực sự trả tiền cho đối tác để mua cầu thủ.Theo định giá của Transfermarkt, Xuân Son là cầu thủ VN được định giá cao nhất V-League với 700.000 euro (18 tỉ đồng); đứng thứ hai là Nguyễn Filip với 500.000 euro (13 tỉ đồng); thứ ba là Tuấn Hải với 400.000 euro (10,5 tỉ đồng); xếp sau có Việt Anh, Quang Hải và Tiến Linh cùng có giá 350.000 euro (9,1 tỉ đồng).Dù vậy, như đã phân tích ở trên, đây hoàn toàn là định giá trên giấy tờ. Khi chuyển nhượng, VN còn hoạt động theo cách đặc thù và không có hoạt động mua bán thực sự tồn tại giữa hai đội bóng, giá trị cầu thủ sẽ mãi là ảo. Bởi không ai có thể biết cần chi bao nhiêu tiền để thuyết phục CLB Hà Nội bán Tuấn Hải, hay để mua Quang Hải từ CLB Công an Hà Nội. Đây là trở ngại lớn, khiến các đội bóng nước ngoài dè dặt khi tiếp cận cầu thủ VN. Phần lớn chọn cách chờ đợi cầu thủ VN mãn hạn hợp đồng rồi mới đặt vấn đề tuyển mộ, như trường hợp Pau FC chiêu mộ Quang Hải.Tuy nhiên, cái hại lớn hơn nằm ở chỗ: các CLB không thể kiếm tiền nhờ hoạt động chuyển nhượng, trong khi đây là nguồn thu quan trọng với các đội bóng ở những nền bóng đá phát triển. Ví dụ, CLB Hà Nội đào tạo nhiều cầu thủ giỏi, nhưng sẽ thu lại bao nhiêu tiền từ việc bán nhân tài? Đây cũng là nguyên nhân mà phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả) các đội VN lâu nay sống nhờ "bầu sữa" doanh nghiệp hoặc ngân sách tỉnh. Còn tiền thu lại từ bản quyền truyền hình, chuyển nhượng… chỉ là muối bỏ biển. Do đó, hầu hết các đội không có tiền để tái đầu tư cho đào tạo trẻ, sân bãi, cơ sở vật chất.Mối quan hệ "xin - cho" một chiều khiến sự tồn tại của bóng đá VN xưa nay chỉ phụ thuộc vào túi tiền và cảm hứng của các ông bầu. Doanh nghiệp buông thì trả về tỉnh, còn tỉnh không nhận thì giải thể. Bao nhiêu đội bóng đã đến rồi đi chớp nhoáng, chỉ vì doanh nghiệp hết tiền hoặc chán bóng đá. Nền bóng đá như vậy có đủ vững để đội tuyển VN tiến xa?Khởi công trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Gilimex tỉnh Thừa Thiên Huế
Nguyễn Minh Vương (24 tuổi), ngụ ở xã Bình Hiệp, H.Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cho hay: "Tôi cần vé xe để di chuyển từ Quảng Ngãi vào lại TP.HCM trong ngày mùng 7 âm lịch. Tôi thấy tài khoản Facebook "Diệp Ve Tau Xe" rao bán vé, cả xe lẫn tàu. Trong đó có vé của những hãng xe mà tôi hay đi như: H.S., C.N,. C.T… Tôi liên hệ, người này nói còn vé cả mùng 7, 8, 9, 10 âm lịch. Xe liên tục di chuyển ở những khung thời gian: 7 giờ sáng, 12 giờ trưa, 7 giờ tối. Vé giường nằm giá 1 triệu đồng/vé. Vé VIP giá 1,3 triệu đồng/vé".
Giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm ở Nam bộ kéo dài 3 tuần
Thêm vào đó, City phiên bản RS còn bố trí cửa gió điều hòa cho hàng ghế sau giúp làm mát tốt hơn trong khi Vios phiên bản GR-S lại thiếu đi trang bị này. Sở hữu khoang cabin rộng rãi nhưng City RS không bị thu hẹp khoang hành lý, thậm chí còn có khoang chứa đồ rộng nhất phân khúc, nhỉnh hơn 30 lít so với Vios phiên bản 1.5G CVT.
Chị Đỗ Thị Nguyệt Ánh, chủ xưởng may Thanh Thanh Liên, đường số 12, Q.Bình Tân, TP.HCM, nói: "Các nhân viên đã đồng cam cộng khổ cùng xưởng suốt nhiều năm. Họ đồng cảm nên chấp nhận mức lương sụt giảm. Chúng tôi không ai muốn để nhân viên thiệt thòi. Nên năm 2024, sẽ cố gắng tăng tiền lương cho họ. Rất kỳ vọng tình hình kinh doanh khả quan hơn, nhận được nhiều đơn hàng".
Nghĩa tình miền tây: Một thuở đồng dao
Khi chuẩn bị bước sang cuộc sống mới cùng vợ, Lê Xuân Hiền muốn tạo kỷ niệm đáng nhớ với bộ môn thể thao đã đồng hành cùng mình hơn hai thập kỷ. “Từ lâu mình đã mong được chụp hình cưới trên sân bóng rổ. Khi một người anh mở sân thì mình nảy ra ý tưởng thực hiện một bộ ảnh cưới ngay trên sân bóng rổ mới này. Ban đầu, mình có lên mạng tham khảo ý tưởng chụp nhưng ở Việt Nam ít ai chụp như vậy nên mình quyết định sẽ lên sân và chụp tự do. Một số ý tưởng mình lấy từ nước ngoài và một số tự nghĩ ra”, Lê Xuân Hiền cho biết.