Keysight giới thiệu giải pháp giúp triển khai nhanh hạ tầng AI
Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á đang ghi nhận đợt dịch bệnh cúm mùa nghiêm trọng nhất trong nhiều năm, khiến các bệnh viện quá tải, thuốc khan hiếm. Những thông tin cần đặc biệt lưu ý để đối phó với bệnh cúm sẽ được hướng dẫn cụ thể trong chương trình Bác sĩ ơi của Báo Thanh Niên với sự tham gia của chuyên gia tư vấn:BÁC SĨ TRƯƠNG HỮU KHANH - Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCMThời gian: 9 giờ - 10 giờ sáng ngày 11/2/2025Kênh phát sóng: TNO, Fanpage Báo Thanh Niên, YouTube Thanh Niên, Tiktok Báo Thanh Niên.Mời quý khán giả cùng đặt câu hỏi để được bác sĩ Trương Hữu Khanh tư vấn!Thái Lan chào mời dự án xây đường tránh eo biển Malacca 28 tỉ USD
Phát biểu khai mạc, Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền, Trưởng BTC giải cho biết, sau 23 lần tổ chức, giải đấu ngày càng mở rộng về quy mô, không ngừng nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp. Mức giải thưởng cũng được nâng lên.
Cargo pants - mẫu quần túi hộp phi giới tính đầy mạnh mẽ và sành điệu
Tốc độ tăng trưởng của thị trường xe máy Việt nam đang có dấu hiệu chững lại trong vài năm gần đây, tuy nhiên áp lực cạnh tranh trên thị trường ngày càng gia tăng khi các nhà sản xuất, phân phối liên tục tung ra các mẫu mã mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Không chỉ cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc của những thương hiệu khác, một số mẫu mã như Honda Future 125 FI cũng đang gặp phải thách thức đến từ những "người anh em song sinh" vốn được nhập khẩu từ như Honda Wave 125i.Giống như Honda Future 125 FI do Honda Việt Nam (HVN) lắp ráp, phân phối, mẫu xe máy số 125 phân khối này còn được Honda Motor cùng đối tác liên doanh tại Thái Lan, Malaysia sản xuất, phân phối với tên gọi Honda Wave 125i. Khác với Wave 125i "Made in Thailand" vốn đã được nhiều cửa hàng kinh doanh xe máy tại Việt Nam nhập khẩu, phân phối trong khoảng 3 - 5 năm trở lại đây. Honda Wave 125i "Made in Malaysia" do Boon Siew Honda - Công ty liên doanh giữa Honda và đối tác tại Malaysia sản xuất, đến nay mới gia nhập thị trường Việt Nam.Honda Wave 125i "Made in Malaysia" do một cửa hàng chuyên kinh doanh các mẫu mô tô, xe máy tại quận 5, TP.HCM nhập khẩu, phân phối. Theo đại diện đơn vị nhập khẩu mẫu xe này cho biết: "Những khác biệt trong chính sách xuất khẩu hàng hóa của những quốc gia như Malaysia so với các nước còn lại trong khu vực, khiến xe máy sản xuất tại Malaysia rất khó có thể đưa về Việt Nam phân phối. Tính đến thời điểm này, Honda Wave 125i "Made in Malaysia" là một trong số ít mẫu mã xe máy sản xuất ở Malaysia đã gia nhập thị trường Việt Nam"."Trình làng" tại một sự kiện khai trương của hàng xe máy ở Sóc Trăng, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, nếu nhìn thoáng qua Honda Wave 125i "Made in Malaysia" có kiểu dáng thiết kế, trang bị tính năng giống như Honda Future 125 FI lắp ráp tại Việt Nam hai Wave 125i đến từ Thái Lan. Tuy nhiên, với việc phát triển dành cho thị trường Malaysia, mẫu xe này vẫn có những điều chỉnh, thay đổi ở một số chi tiết để phù hợp với thị hiếu khách hàng và hạ tầng giao thông Malaysia.Vẫn giữ lại phong cách thiết kế thanh lịch, thể thao hiện đại như Future 125 FI nhưng Honda Wave 125i nhập khẩu từ Malaysia đã có đôi chút thay đổi về kích thước. Cụ thể, với kích thước dài, rộng, cao tương ứng 1.933 x 712 x 1.093 (mm), chiều cao yên 761 mm, khoảng sáng gầm 135 mm và trọng lượng 107 kg… Wave 125i Malaysia dài hơn 2 mm, rộng hơn 1 mm, cao hơn 10 mm, khoảng sáng gầm lớn hơn 2 mm, do đó nặng hơn 3 kg so với Honda Future 125 FI lắp ráp tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Wave 125i "Made in Malaysia" cũng có dung tích bình xăng lên đến 5,4 lít, nhiều hơn 0,8 lít so với Honda Future 125 FI.Tương tự Honda Future 125 FI hay Wave 125i nhập Thái Lan, Honda Wave 125i sản xuất tại Malaysia cũng được trang bị động cơ xăng, xy-lanh đơn, phun xăng điện tử, làm mát bằng không khí, SOHC 4 thì, 2 van, dung tích 125cc cho công suất 9,2 mã lực, mô-men xoắn cực đại 10,2 Nm tại vòng tua máy 5.500 vòng/phút; kết hợp hộp số 4 cấp. Dù vậy, để phù hợp với quy định và điều kiện vận hành tại Malaysia, động cơ trên Wave 125i do Boon Siew Honda sản xuất đã được tinh chỉnh lại ECU cho phản ứng nhanh nhạy, khả năng hoạt động mạnh mẽ, bền bỉ hơn đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn khí thải siêu sạch EEV - Enhanced Environmental friendly vehicle.Ngoài ra, dù không có hệ thống chống bó cứng phanh ABS nhưng Honda Wave 125i sản xuất tại Malaysia được trang bị hệ thống phanh đĩa trên cả hai bánh, trong khi Future 125 FI và Wave 125i Thái Lan sử dụng phanh đùm (phanh tang trống) truyền thống trên bánh sau. Giảm xóc sau được thiết kế cứng, vững hơn đồng thời giảm xóc sau cũng sử dụng hai lò xo trị giảm chấn nhưng được thiết kế lớn hơn Future 125 FI. Mẫu xe này vẫn sử dụng hệ thống truyền động bằng nhông, xích; tuy nhiên hộp bảo vệ xích được thiết kế mở như các mẫu mô tô phân khối lớn. Đây cũng là điểm khác biệt so với thiết kế hộp xích dạng kín như Future 125 FI hay Wave 125i "Thái".Những trang bị còn lại trên Honda Wave 125i 'Made in Malaysia' như hệ thống đèn, mâm đúc 17 inch, bảng đồng hồ hiển thị có đồ họa mới… cũng tương tự Future 125 FI.Gia nhập thị trường Việt Nam, Honda Wave 125i 'Made in Malaysia' có 3 lựa chọn màu sắc (gồm vàng-đen, xanh-đen và đỏ-đen) kết hợp bộ tem đồ họa mới. Đơn vị, nhập khẩu phân phối mẫu xe này hé lộ, giá bán Honda Wave 125i vào khoảng hơn 90 triệu đồng, cao hơn Honda Future 125 FI sản xuất tại Việt Nam (30,524 - 32,193 triệu đồng) và gần như tương đương giá bán Honda Wave 125i nhập khẩu từ Thái Lan.
Sự thay đổi nằm ở các chính sách của Xiaomi đối với việc mở khóa bootloader nhằm nâng cao tính bảo mật và bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lạm dụng. Đây được xem như là miếng đánh của công ty đối với các mẫu smartphone xách tay có nguồn gốc từ thị trường Trung Quốc và đang bày bán tại nhiều cửa hàng Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với các phiên bản phân phối chính thức, hoặc bản quốc tế.Vậy quy định mới có ý nghĩa ra sao khiến người mua các mẫu smartphone Xiaomi nội địa phải cảm thấy lo lắng? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về chính sách mở khóa bootloader của Xiaomi. Về cơ bản, đây là chính sách cho phép người dùng thực hiện các thay đổi đối với phần mềm của thiết bị, chẳng hạn như root (chỉnh sửa thư mục tệp của hệ điều hành).Tính năng này thường được sử dụng bởi các lập trình viên hoặc người dùng có kinh nghiệm nhưng được khai thác để giúp người dùng mua smartphone Xiaomi với giá rẻ hơn nhiều so với mức giá mà họ phải trả cho các nhà phân phối Xiaomi chính hãng. Tuy nhiên, lý do mà Xiaomi đưa ra cho việc siết chặt bootloader nằm ở vấn đề "bảo mật".Với chính sách mới, người dùng giờ đây phải trả lời các câu hỏi về việc đủ điều kiện, đăng ký, liên kết tài khoản với thiết bị. Quan trọng hơn, quá trình thực hiện tất cả các bước này trên cùng một thiết bị. Điều đó giúp ngăn chặn các sửa đổi trái phép một cách hiệu quả hơn.Kết quả là kể từ bây giờ, sau khi nhận được ủy quyền mở khóa, người dùng chỉ có 14 ngày (tương đương 336 giờ) để hoàn tất quy trình liên kết và mở khóa. Nếu không thực hiện trong thời gian này, giấy phép sẽ bị vô hiệu và không thể cấp lại hoặc gia hạn.Hơn nữa, Xiaomi cũng đã đặt ra quy định mới, theo đó mỗi người dùng chỉ được mở khóa một thiết bị trong vòng 12 tháng. Điều này trái ngược với chính sách trước đây khi người dùng có thể mở khóa tối đa ba thiết bị trong cả thị trường Trung Quốc và toàn cầu.Đặc biệt, tất cả thao tác liên quan đến việc mở khóa bootloader phải được thực hiện bởi chủ tài khoản Xiaomi đã được xác minh. Nếu người dùng cố gắng sử dụng tài khoản của mình để mở khóa thiết bị không phải của họ có thể đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm đình chỉ tài khoản vĩnh viễn hoặc thậm chí là hành động pháp lý.Với những gì đã xảy ra, có lẽ đã đến lúc mọi người cần tránh xa việc mua các mẫu smartphone nội địa đến từ thương hiệu Xiaomi. Ngay cả khi giá bán của chúng rẻ hơn vài triệu đồng, sự phiền hà sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trở nên khó chịu rất nhiều.
'Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng'
Kia Carnival 2022 có thiết kế tiểu tiết chỉn chu, sắc sảo như xe sang