Mỹ phẩm thực vật giúp làm đẹp bền vững hơn, còn gì nữa?
Trước thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới Ất Tỵ 2025, AFC có động thái mới nhắc về bóng đá Việt Nam. Trên trang mạng xã hội chính thức, cơ quan quản lý bóng đá châu Á đăng tải dòng trạng thái đầy ý nghĩa: "Bóng đá Việt 2025 - Thật "cứng" trong năm "rắn", kèm theo hình ảnh có những đội tuyển quốc gia (nam, nữ) và các CLB xuất sắc tại V-League.Chưa hết, AFC còn tặng bóng đá Việt Nam một bài "vè": "Lối chơi chắc chắn - Mạnh mẽ cứng rắn - Diện mạo tươi tắn - Gặp nhiều may mắn".Có thể nói, bóng đá Việt Nam vừa trải qua năm 2024 thành công, với đỉnh cao là chức vô địch giải bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup 2024). Vào cuối năm 2024 âm lịch, thầy trò HLV Kim Sang-sik đã mở ra một tương lai đầy hứa hẹn, khiến cho nhiều người hâm mộ bóng đá luôn trông chờ những màn trổ tài của đội tuyển Việt Nam trong năm 2025.Trong năm mới Ất Tỵ, bóng đá Việt Nam sẽ tham dự nhiều đấu trường quan trọng. Trong đó, đội tuyển Việt Nam chinh chiến tại vòng loại Asian Cup 2027. HLV Kim Sang-sik được dự báo sẽ gặp nhiều thử thách hơn trong giai đoạn đầu của giải đấu hàng đầu châu lục, khi lực lượng bị sứt mẻ. Chân sút trụ cột Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng tại AFF Cup 2024 và chắc chắn sẽ không kịp trở lại để cống hiến cho đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2027, ít nhất là trong giai đoạn lượt đi của vòng bảng.Một sân chơi rất lớn nhận được sự quan tâm đặc biệt mà bóng đá Việt Nam sẽ góp mặt là Đại hội thể thao Đông Nam Á 2025. U.22 Việt Nam và đội tuyển nữ Việt Nam tranh tài tại SEA Games 33, tổ chức ở Thái Lan. Đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ ra sân tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, giải đấu chắp cánh cho giấc mơ dự World Cup. Đội tuyển U.17 Việt Nam cũng so tài tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025.Nhóm sinh viên đại diện Việt Nam đến Anh giành cơ hội khởi nghiệp bằng AI
Bên cạnh công việc chính thức, vào mỗi dịp tết nhiều người còn duy trì thêm việc tay trái. Với nhiều người, công việc này vừa giúp họ thỏa mãn đam mê nhưng vừa có thể mang lại thu nhập gấp 2 - 3 lần mức lương từ công việc chính thức.Khi nhu cầu mua sắm các sản phẩm handmade về để trang trí, làm quà tặng tăng cao, thì đây chính là thời điểm mà nhiều bạn trẻ được dịp khởi nghiệp từ chính đôi tay khéo léo của mình. Gắn bó với công việc làm những chậu hoa chưng tết thủ công được 2 năm nay, chị Hoàng Thị Giang (32 tuổi), ngụ tại Q.tân Phú (TP.HCM), cho biết đây là công việc tay trái giúp chị kiếm thêm thu nhập. “Mình làm vì đam mê nhưng may mắn lại được khách hàng yêu mến và ủng hộ rất nhiều. Mình làm sản phẩm hoa handmade quanh năm nhưng bán được nhất là vào dịp tết. Hiện tại, mình có rất nhiều loại hoa để phục vụ nhu cầu chưng tết của mọi người, như: đào, mai, mẫu đơn, ly kép”, chị Giang cho hay.Chị Giang cho biết dù là công việc tay trái nhưng vào mỗi mùa tết có thể kiếm được số tiền gấp 2 - 3 lần tiền lương 1 tháng của công việc chính thức. Mỗi sản phẩm được chị Giang bán với giá từ 25.000 đồng - 3 triệu đồng. “Nếu là giá hoa lẻ thì từ 25.000 - hơn 100.000 đồng/cành, còn giá một chậu hay một bình hoa hoàn chỉnh thì dao động từ 200.000 - 1,2 triệu đồng. Bên cạnh đó nhiều khách đặt làm sản phẩm theo yêu cầu có giá từ 2 - 3 triệu đồng”, chị Giang nói. Hiện tại, dù chưa thể tổng kết tất cả sản phẩm đã bán ra trong dịp tết năm nay, nhưng chị Giang cho biết chỉ riêng loại mai chậu đã bán hơn 20 sản phẩm. Chậu nhỏ nhất có giá 750.000 đồng và to hơn 1 m thì có giá 1,2 triệu đồng. Thế nhưng, để kiếm được số tiền đó không phải là điều dễ dàng. “Vì số lượng khách đặt hàng nhiều nên mỗi ngày sau khi đi làm về mình đều thức làm đến 2 - 3 giờ sáng, không có thời gian rảnh. Hiện tại mình còn đơn hàng hơn 10 cây mai chưa trả cho khách. Năm ngoái mình có muốn thêm người phụ nhưng năm nay chỉ làm một mình nên bắt đầu từ bây giờ mình đã ngừng nhận những đơn ở xa vì sợ giao không kịp”, chị Giang chia sẻ. Tương tự, cũng kiếm được tiền triệu vào mỗi dịp tết nhờ làm hoa handmade, Lâm Kim Thy (29 tuổi), ngụ tại TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), chia sẻ: “Dù là công việc tay trái nhưng mình làm và bán quanh năm. Vào dịp tết, nhu cầu của khách hàng tăng cao nên mình có thể kiếm được khoảng 13 triệu đồng. Còn các tháng khác thì khách đặt trước mình mới làm, thu nhập thấp nhất rơi vào khoảng 4 triệu đồng”.Vào mùa tết, Thy chủ yếu làm hoa sen, mai, đào. Những sản phẩm này có thể được cắm trong bình hoặc trồng trong chậu. Một sản phẩm được Thy bán với giá từ 50.000 - 1 triệu đồng. Thy cho biết ban đầu chỉ làm hoa handmade để chưng trong nhà, nhưng vì thành phẩm làm ra khá đẹp nên thử bán và được mọi người ủng hộ khá nhiều nên đây trở thành công việc tay trái của cô nàng. “Mình xem hướng dẫn trên mạng rồi mua kẽm nhung về tập làm theo. Làm nhiều lần đến khi nào ra sản phẩm ưng mắt mới thôi. Tùy mỗi người sẽ thấy khó hay dễ, vì mình thích đồ handmade nên làm một cách say mê, không thấy khó. Để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh cần có sự tỉ mỉ, cẩn thận và chịu khó, kiên trì”, Thy cho hay.Trần Thị Hoài My (27 tuổi), ngụ tại H.Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai), cho biết một chậu bon sai handmade được bán với giá từ 600.000 - 2 triệu đồng. Tuy nhiên, để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh mất rất nhiều thời gian. “Cần có sự tỉ mỉ, có tay nghề và kỹ thuật làm hoa handmade. Ngoài ra, phải chọn kẽm có chất lượng tốt thì thành phẩm mới đẹp”, My nói.Gắn bó với công việc làm hoa handmade được hơn 10 năm nay, chị Lương Ngọc Trinh (34 tuổi), ngụ tại xã Hòa Khánh, TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), cho biết làm đồ handmade cần sự tỉ mỉ và chịu khó. Theo chị, muốn làm ra sản phẩm đẹp và giống như thật thì phải đặt cái tâm và thả hồn vào sản phẩm. “Với hoa giấy mình phải tự nhuộm màu, sau đó cắt rồi uốn từng cánh và ghép chúng lại với nhau, vì làm thủ công 100% nên rất lâu. Nhưng bù lại những sản phẩm handmade có thể chưng được trong khoảng thời gian từ 5 - 7 năm”, chị Trinh nói. Chị Trinh cho biết kinh doanh sản phẩm hoa handmade quanh năm, ai thích hoa gì thì bán hoa đó. Với hoa kẽm nhung, chị bán với giá từ 50.000 đồng, hoa giấy từ 7.000 - 20.000 đồng/1 bông. Còn lẵng hoa thì từ 250.000 đồng trở lên.
Gỏi bưởi An Giang - mực đại dương đoạt giải nhất cuộc thi đầu bếp quốc tế
Hiệp hội APacCHRIE trực thuộc International CHRIE (ICHRIE) là một tổ chức học thuật phi lợi nhuận với sứ mệnh nâng cao chất lượng giáo dục, nghiên cứu và thực tiễn kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, du lịch và dịch vụ ăn uống (F&B). Thông qua các hội nghị, tạp chí học thuật và cơ hội trao đổi cũng như thực tập, ICHRIE triển khai hàng loạt hoạt động đặc thù tại 7 nhánh khu vực trên thế giới, bao gồm: APacCHRIE (Châu Á - Thái Bình Dương), EuroCHRIE (Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi), và các nhánh tại Mỹ, Trung Đông, Bắc Phi.Thành viên của ICHRIE đến từ nhiều trường đại học danh tiếng đào tạo về Du lịch như:Chính thức được APacCHRIE phê duyệt trở thành thành viên của Hiệp hội và là đại diện của Việt Nam trong tổ chức, TS. Nguyễn Công Minh đã tham dự cuộc họp Hội đồng APacCHRIE thường niên tại Bangkok (Thái Lan) vào tháng 1.2025. Tiếp đó, TS. Nguyễn Công Minh sẽ tham gia Hội nghị APacCHRIE 2025 dự kiến diễn ra vào tháng 5.2025 tại Chiang Mai (Thái Lan) với nhiều hoạt động hướng đến việc thúc đẩy kết nối và phát triển bền vững trong lĩnh vực Giáo dục Du lịch - Khách sạn. Đây sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hoài bão của TS. Nguyễn Công Minh về việc đưa Giáo dục Du lịch của Việt Nam lên bản đồ Giáo dục Du lịch của thế giới.TS. Nguyễn Công Minh tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Du lịch - Khách sạn tại Trường Quản lý Khách sạn & Du lịch (SHTM), ĐH Bách Khoa Hồng Kông (Hong Kong PolyU) - một trong những trường đại học đào tạo Du lịch nằm ở Top đầu của thế giới và khu vực Châu Á, cụ thể:Công tác tại ĐH Duy Tân từ năm 2009, TS. Nguyễn Công Minh từng đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý tại Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Đào tạo Quốc tế, Khoa Du lịch và hiện tại là Trưởng Ban Sau Đại học. TS. Nguyễn Công Minh đã tham gia giảng dạy cho nhiều thế hệ sinh viên ngành Du lịch, đồng thời đã thực hiện nghiên cứu khoa học và có nhiều công bố quốc tế ISI trên các tạp chí Journal of Outdoor Recreation and Tourism, Journal of Tourism Insights, Anatolia - International Journal of Tourism and Hospitality Research,… Tại Hội nghị ISTTE 2024 - hội nghị thường niên lần thứ 43 do Hiệp hội các Nhà giáo dục Du lịch & Lữ hành Quốc tế - International Society of Travel & Tourism Educators (ISTTE) tổ chức, TS. Minh đã được trao giải Best Case Study cho đề tài "Strategic Influencer Marketing to Affluent Millennials" hay "Tiếp thị chiến lược qua người có tầm ảnh hưởng đến những người giàu thuộc thế hệ Millennials".Nỗ lực hoạt động trong lĩnh vực Du lịch, TS. Nguyễn Công Minh đã có những đóng góp quan trọng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch và tham gia nhiều đề án quan trọng như:Bên cạnh công tác đào tạo và nghiên cứu, TS. Minh còn phối hợp tổ chức nhiều sự kiện nổi bật trong ngành Du lịch, có thể kể đến là:TS. Nguyễn Công Minh cũng vinh dự được bầu làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực TP.Đà Nẵng (DCCA).Nỗ lực của nhiều thầy cô ở ĐH Duy Tân như của TS. Nguyễn Công Minh đã mang lại những hiệu quả nhất định, giúp ĐH Duy Tân trở thành một trong những cơ sở đào tạo uy tín về Du lịch ở trong nước và quốc tế, với 2 chương trình đào tạo đạt kiểm định TedQual của Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc (UNWTO - United Nations World Tourism Organization):Mới đây nhất, lĩnh vực Quản trị Du lịch & Giải trí của ĐH Duy Tân đã được xếp trong Top 51-100 Thế giới theo QS World Rankings by Subjects 2025. Chỉ có 3 ngành học của Việt Nam vinh dự được xếp hạng trong Top 100 Thế giới.Sự hiện diện của ĐH Duy Tân trong Hiệp hội APacCHRIE mang đến nhiều cơ hội kết nối quốc tế bên cạnh việc tăng cường vị thế học thuật về ngành Du lịch của nhà trường:tạo điều kiện cho thầy và trò ĐH Duy Tân tiếp tục nỗ lực đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng, góp sức nâng cao vị thế của Du lịch và Đào tạo Du lịch của Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Báo Thanh Niên khởi động cuộc thi 'Sống đẹp' mùa 4 với tổng giải thưởng gần 400 triệu đồng
Được thi đấu trên sân nhà ở trận chung kết lượt về đội tuyển Thái Lan nhập cuộc với tinh thần thần rất cao. Đội chủ sân Rajamangala cầm bóng 61%, tung ra 13 cú sút (nhiều hơn 3 lần so với đội tuyển Việt Nam) nhưng phải nhận thất bại 2-3. Đồng thời, Thái Lan cũng mất luôn ngôi vô địch AFF Cup 2024 vào tay đội tuyển Việt Nam khi thua với tổng tỷ số 3-5 sau 2 lượt trận.Ngay khi trận chung kết lượt về giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan khép lại, trang Khao Sod đã có bài viết với tiêu đề “1 trận đấu, 1000 sự kiện! Đội tuyển Thái Lan chỉ còn 10 cầu thủ, thua Việt Nam và bỏ lỡ chức vô địch Đông Nam Á”. Trang báo xứ Chùa vàng cho rằng đội tuyển nước nhà đã bị cuốn quá nhiều vào diễn biến trên sân, không thể hiện được bản lĩnh của mình để rồi mất chức vô địch.“Thua 1-2 trên sân của Việt Nam, Thái Lan dồn ép đối thủ từ những phút đầu nhằm tìm bàn thắng. Thế nhưng, đội bóng của ông Masatada Ishii một lần nữa nhận đòn đau khi Tuấn Hải mở tỷ số từ sớm. Cho đến phút 27, các CĐV Thái Lan trong sân đã được hò reo vang dội sau cú sút của Benjamin Davis, cân bằng tỷ số 1-1. Nửa sau hiệp 1, đội tuyển Thái Lan chơi khởi sắc cho đến phút 64 thì xảy ra bước ngoặt khi Supachok Sarachat tung cú sút xa đẹp mắt, gỡ hòa 2-2. Dù vậy, đến phút 74, Veerathep Pomphan phải nhận thẻ đỏ, đội tuyển Thái Lan lại liên tiếp nhận những cú đau bất ngờ. “Voi chiến” mất đi thế trận, bị cuốn vào lối đá của đối thủ, liên tục gặp sai lầm. Ngược lại, đội tuyển Việt Nam càng thi đấu càng bản lĩnh, có 2 bàn thắng ở những phút cuối. Thất bại 2-3 ngay trên sân nhà, Thái Lan ngậm ngùi nhìn Việt Nam lên ngôi vô địch lần thứ 3”, trang Khao Sod viết.Trong khi đó, trang Pattaya nhấn mạnh, những sự cố ở trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan như việc Xuân Son bị chấn thương hay bàn thắng gây tranh cãi khiến đội bóng của HLV Masatada Ishii không giữ được sự điềm tĩnh cần thiết.Trang Pattaya phân tích: “Sau bàn gỡ hòa 1-1, phút 30, tâm trạng của Thái Lan còn nhẹ nhõm hơn khi Việt Nam gặp tin dữ vì tiền đạo số 1 Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng, phải thay bằng Tiến Linh. Bắt đầu từ đây, hàng thủ của Thái Lan dường như cũng mất đi sự cảnh giác vốn có từ đầu trận. Tình huống thứ 2, sau khi thủ môn Việt Nam đưa bóng ra ngoài ở phút 62, cầu thủ Thái Lan ném biên, tiếp tục thi đấu trong sự phản ứng của cầu thủ Việt Nam. Supachok Sarachat ghi bàn, đầy tranh cãi nổ ra nhưng cuối cùng trọng tài cũng không bận tâm và công nhận bàn thắng. Thấy được đối phương bị ảnh hưởng tâm lý, cầu thủ Thái Lan bắt đầu đẩy cao nhịp độ nhưng chúng ta lại không có sự bình tĩnh cần thiết. Veerathep Pomphan chơi rắn từ đầu trận nhưng vẫn không hạ nhiệt và nhận thẻ đỏ. Hàng thủ phối hợp không tốt, Pansa Hemviboon lúng túng đá phản lưới nhà. Tệ hơn, đến phù bù giờ, hơn 50.000 CĐV Thái Lan ở Rajamangala còn chứng kiến bàn thua thứ 3, qua đó giúp Việt Nam hiên ngang vô địch”.Tờ báo thể thao hàng đầu của Thái Lan - Siamsport viết sau trận chung kết lượt về AFF Cup 2024: “Kể từ năm 1996, AFF Cup đã được tổ chức 15 lần. Trong đó, Thái Lan là quốc gia giành chức vô địch nhiều nhất: 7 lần. Nhưng rồi chúng ta vẫn chưa phá được "cái dớp" bí ẩn là giành chức vô địch 3 kỳ liên tiếp. Đau đớn hơn, lần này Thái Lan kết thúc giải đấu với chỉ 10 người, bị đội tuyển Việt Nam đánh bại ngay trên sân nhà”. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn