Google cải tổ nhiều bộ phận để tập trung phát triển AI
Ngoài thưởng thức âm nhạc, cư dân, du khách được du xuân, trải nghiệm khám phá ẩm thực, trò chơi dân gian gắn kết tình thân. Hòa cùng không khí đón chào năm mới, Tết đến xuân về trên mọi miền Tổ quốc, đêm nhạc "Tự hào xứ Nghệ - Chào xuân 2025" sẽ được nhà sáng lập Ecopark tổ chức tại công viên Hồ Thiên Nga, Eco Central Park (rộng gần 200ha, tại TP Vinh, Nghệ An) vào 17h tối nay - ngày mùng 3 Tết, tức 31.1. Với sự góp mặt của nhiều ngôi sao nổi tiếng như giọng ca trữ tình quốc dân Trọng Tấn hay ca nhạc sĩ Duy Mạnh, chủ nhân của những bản hit triệu view, chương trình sẽ mang đến không khí bùng nổ, thu hút hàng nghìn khán giả Nghệ An và các tỉnh lân cận, trở thành đêm nhạc hoành tráng nhất xứ Nghệ dịp Tết này. Đặc biệt, chương trình mở cửa tự do để khán giả thoải mái thưởng thức âm nhạc đỉnh cao giữa không gian xanh mát, khoáng đạt của đại công viên xanh lớn nhất miền Trung.Theo tiết lộ từ đơn vị tổ chức, ca sĩ Duy Mạnh sẽ mang đến nhiều điều đặc biệt dành riêng cho khán giả xứ Nghệ, trong đó có sự kết hợp với con gái - ca sĩ Cầm. Hai cha con giọng ca Kiếp đỏ đen sẽ song ca nhạc phẩm Tình em là đại dương do chính Duy Mạnh sáng tác. Bản hit gắn với tên tuổi Duy Mạnh từ nhiều năm trước nay được làm mới hoàn toàn, mang hơi thở trẻ trung và rộn ràng, phù hợp với không khí Tết. Không chỉ mang đến bản song ca với con gái, Duy Mạnh còn dự định khiến không khí đêm nhạc "Tự hào xứ Nghệ - Chào xuân 2025" bùng nổ với các nhạc phẩm: Bắt taxi, Hãy dừng lại đi em, Tôi là dân 37 và Thích phông bạt. Cầm, con gái của Duy Mạnh, cũng sẽ có màn solo với các ca khúc: Có đâu ai ngờ, Yêu hay không yêu và Lưới tơ tình. Cầm tên thật Nguyễn Thu Cầm. Cô quyết tâm theo đuổi con đường ca hát với hình tượng trẻ trung cùng ca khúc đầu tay mang tên Có đâu ai ngờ vào tháng 9.2022. Ca khúc được đón nhận trên TikTok, đạt gần 8 triệu lượt nghe trên Spotify và gần 9 triệu lượt xem trên YouTube. Cầm là một trong những nữ nghệ sĩ được trình chiếu hình ảnh tại Quảng trường Thời Đại, Mỹ trong chiến dịch EQUAL của Spotify.Ngoài màu sắc trẻ trung, sôi động do Duy Mạnh và con gái đem lại, đêm nhạc tại Eco Central Park tối mùng 3 Tết sẽ làm say lòng khán giả với những giai điệu dân ca ngọt ngào, sâu lắng do Trọng Tấn, Đinh Thành Lê thể hiện. Trọng Tấn - giọng ca trữ tình quốc dân - dự kiến mang đến không khí rộn ràng, tươi vui với các ca khúc đậm hơi thở mùa xuân như: Mùa xuân đến rồi đó, Mùa xuân gọi và Cung đàn mùa xuân. Trong khi đó, Đinh Thành Lê - một trong những giọng ca hàng đầu của dòng nhạc dân gian - sẽ trình diễn các ca khúc đậm chất miền Trung như Chơi vơi và Điệu ví dặm là em bên cạnh ca khúc trữ tình Mùa xuân đầu tiên. Đêm nhạc còn có sự góp mặt của ca sĩ Thanh Quý, Thanh Tài, A Páo.Để thổi làn gió trẻ trung, sôi động, ca sĩ Đông Chull sẽ thể hiện bản remix của các ca khúc đình đám như: Tái sinh, Một vòng Việt Nam, Tràn bộ nhớ, Mất kết nối và Thủy triều. Không chỉ quy tụ nghệ sĩ tên tuổi, đêm nhạc "Tự hào xứ Nghệ - Chào xuân 2025" còn được đầu tư hoành tráng với sân khấu thiết kế dựa trên cảm hứng từ thiên nhiên và tinh thần Tết Việt, hòa quyện giữa truyền thống và hiện đại. Âm thanh, ánh sáng đỉnh cao, ứng dụng công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay cũng sẽ góp phần mang lại trải nghiệm nghệ thuật đặc sắc, biến không gian công viên Hồ Thiên Nga, Eco Central Park thành một đại nhạc hội khó quên. Ngoài đêm nhạc, nhiều hoạt động chào mừng năm mới 2025, phục vụ người dân du xuân sẽ diễn ra tại Eco Central Park - điểm hẹn văn hóa và giải trí mới của thành Vinh, trong đó có lễ hội văn hóa 2025 diễn ra từ 31.1 - 3.2 (tức mùng 3- mùng 6 âm lịch) tại phố đi bộ Hùng Vương với 20 gian hàng, hơn 10 workshop dân gian và trò chơi sẽ mang không khí Tết xưa đến với tất cả mọi người. Đặc biệt, hệ thống nhà hàng ẩm thực tại Eco Central Park sẽ mang tới cho cư dân, khách tham quan những món ăn dân dã nhưng là đặc sản của nhiều vùng miền trên cả nước.Dịp này, nhà sáng lập Ecopark trang hoàng khu đô thị bằng nhiều cây cảnh và hoa tươi rực rỡ khiến mỗi m² đều cho ra điểm check-in với những bức ảnh đẹp, ghi dấu kỷ niệm của cư dân, du khách bên những người thân yêu trong những ngày đầu năm mới."Kiến tạo khu đô thị Eco Central Park, chúng tôi không chỉ mang đến những căn nhà tiện nghi hiện đại cho mỗi gia đình mà còn mang đến đời sống tinh thần đầy màu sắc cho cư dân, du khách. Tại không gian sống của cư dân sẽ là nơi giao thoa cảm xúc và khởi đầu của những hành trình mới, mang tinh thần tự hào của mỗi người dân xứ Nghệ", đại diện nhà sáng lập Ecopark - đơn vị tổ chức chương trình - cho biết. Eco Central Park được kiến tạo bởi nhà sáng lập Ecopark. Trong đó chủ đầu tư dành 50 ha cho cây xanh, nước mặt, công viên Hồ Thiên Nga rộng 10 ha và trục cảnh quan dài 5 km tại trung tâm. Mật độ 100 cây xanh trên một người, phù hợp xu hướng phát triển của thế giới lẫn đặc trưng khí hậu Vinh, Nghệ An.Gần 2 năm khai trương công viên Hồ Thiên Nga, phố đi bộ Hùng Vương, Clubhouse, đại đô thị Eco Central Park trở thành trở thành điểm đến mới, thu hút hàng chục nghìn cư dân cũng như du khách với hơn 80 sự kiện quy mô lớn, được tổ chức liên tục, mới nhất là Lễ hội Tết 2025 với 2.500 chiếc bánh chưng được gói tặng cư dân, du khách; hay lễ hội đếm ngược chào đón năm mới với màn pháo hoa mãn nhãn bên dòng Lam huyền thoại…Thủ bút người dịch ‘Lưu Hương Ký’ ra Quốc ngữ
“Mỗi lần về quê ba mẹ cứ bắt ăn hết món này đến món khác, nhất là những ngày cuối ở nhà, bao nhiêu phần ngon cũng để dành cho mình. Chưa kể còn tận 2 thùng đồ ăn mẹ chuẩn bị để mình mang vào thành phố. Nào là bánh kẹo, bánh tét, thịt gà, heo… mẹ đều chọn những phần ngon nhất cho mình mang đi. Gói hạt nêm, mì chính mẹ cũng ráng nhét thêm vì sợ mình vào trong đó mua tốn tiền. Mỗi lần nhìn dáng vẻ mẹ đóng đồ ăn cho là mắt mình lại rưng rưng. Nhưng đó cũng chính là động lực để mình cố gắng hơn”, Tiền bày tỏ.
HLV Erik ten Hag nói gì sau trận thua sốc của M.U?
Mới đây Tổng bí thư Tô Lâm có bài viết Học tập suốt đời. Trong bài viết, có những nội dung quan trọng như: "Học tập suốt đời không phải là vấn đề mới. Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào toàn dân, toàn quân xóa nạn mù chữ, Người căn dặn: "… Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm" ; " Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình". Tổng bí thư Tô Lâm cũng viết: "Học tập suốt đời trở thành một quy luật sống; không chỉ giúp mỗi cá nhân nhận biết, thích nghi, không tụt hậu trước sự biến đổi từng ngày của thế giới hiện tại, làm giàu trí tuệ, hoàn thiện nhân cách, vượt qua khó khăn, thử thách để ngày càng tiến bộ và định vị bản thân trong xã hội hiện đại; cao hơn, đây là chìa khóa quan trọng để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là con đường duy nhất, hướng đi tất yếu của mọi quốc gia để đảm bảo sự phát triển thịnh vượng, bền vững. Học tập suốt đời giúp mỗi thành viên trong xã hội có đủ điều kiện và cơ hội tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình, của gia đình, họ tộc, thôn, xóm, phường, xã và cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...".Thực tế trong đời sống hàng ngày, có nhiều tấm gương học tập suốt đời rất ngưỡng mộ. Thanh Niên Online giới thiệu tới bạn đọc những câu chuyện đẹp của lòng ham học, ý chí tự học suốt đời, không có giới hạn của tuổi tác, công việc, vai trò của những người dân trong xã hội.Ở ấp 20 xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM, nhiều người biết cụ ông Đoàn Hoàng Hải, cán bộ hưu trí, nguyên là Phó giám đốc Bưu điện TP.HCM. Ngày ngày ông đạp chiếc xe đạp giản dị đi họp tổ dân phố, vận động bà con giữ gìn vệ sinh khu dân cư, vận động bà con đóng góp để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng ấp 20 hay công trình chống ngập...Cụ ông Đoàn Hoàng Hải năm nay đã 75 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, mới lấy bằng tiến sĩ năm 2024 - ở tuổi 74, ngành Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Trà Vinh. Hành trình lấy bằng tiến sĩ của cụ ông U.80 đầy sự nỗ lực."Là nghiên cứu sinh tiến sĩ từ năm 2018, tháng nào tôi cũng bắt xe khách để đi đi về về giữa TP.HCM và Trà Vinh để học tập, nghiên cứu, làm việc với các tiến sĩ, giáo sư hướng dẫn của mình. Tôi làm luận án tiến sĩ chủ đề "Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn TP.HCM". Trong quá trình học, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giãn cách xã hội, việc di chuyển, học tập gặp không ít khó khăn, dù vậy tôi vẫn quyết tâm vượt qua, để lấy bằng tiến sĩ vào ngày 3.8.2024", ông kể.Ngày nhận bằng tiến sĩ với ông Đoàn Hoàng Hải là ngày không thể nào quên. Tại hội trường Trường ĐH Trà Vinh, đại diện cho 7 tân tiến sĩ và 408 tân thạc sĩ nhận bằng tốt nghiệp, ông có bài phát biểu đầy cảm xúc.Ông nói: "Chúng tôi muốn dành tặng sự thành công bước đầu này của bản thân cho gia đình và những người thân yêu nhất. Bởi đằng sau đó là sự hy sinh thầm lặng của những người cha, người mẹ, người vợ, người chồng, người con gái, con trai, con dâu, con rể, cháu nội cháu ngoại và những anh chị em đồng nghiệp, của những tân thạc sĩ, tiến sĩ. Hơn ai hết, chính họ đã tạo động lực để chúng tôi vượt qua khó khăn, chinh phục ước mơ và chạm đến mục tiêu mà chúng tôi từng mơ ước".Cụ ông nhận bằng tiến sĩ ở tuổi 74 nói: "Tôi không bằng lòng và thỏa mãn với những thành tích đạt được, bởi vì kiến thức là bầu trời mênh mông, ngạn ngữ có câu 'Những gì ta biết chỉ là một giọt nhỏ, còn những gì ta chưa biết là cả một đại dương...'.Cụ ông Đoàn Hoàng Hải từng làm nhiệm vụ tại đội thông tin vô tuyến điện tỉnh đội Bến Tre, trực tổng đài Khu ủy Sài Gòn - Gia Định trong kháng chiến chống Mỹ. Bị thương trong chiến tranh, hỏng một bên mắt, là thương binh tỷ lệ thương tật 76% nhưng ông luôn không ngừng. cố gắng trong học tập, công tác.Ông công tác tại Bưu điện TP.HCM tới năm 2011 thì nghỉ hưu, sau đó ông vẫn chưa cho phép mình nghỉ lao động một ngày nào. Đã có bằng cử nhân, bằng thạc sĩ quản lý hành chính công của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh từ lúc còn công tác tại Bưu điện TP.HCM, ông vẫn tranh thủ các thời gian có thể để đi học chứng chỉ lý luận dạy đại học, chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền.... Nhiều năm qua, ông là giảng viên thỉnh giảng một số môn học của các trường đại học. Đặc biệt, từ năm 2024, sau khi lấy bằng tiến sĩ, ông trở thành giảng viên cơ hữu Trường ĐH Công thương TP.HCM, dạy các môn như quản trị nguồn nhân lực, quản trị học. Đồng thời, ông vẫn đang dạy các môn tinh thần khởi nghiệp, quản trị văn phòng tại Trường ĐH Gia Định.Nhà ở xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, để tới được Trường ĐH Công thương TP.HCM ở quận Tân Phú, cụ ông 75 tuổi phải thức dậy từ sớm, để 5 rưỡi xuất phát từ nhà đi tới trạm xe buýt, di chuyển 2 chuyến xe buýt và bắt thêm một chặng xe ôm công nghệ nữa để tới được trường. Nhà xa, tuổi cao, nhưng chưa bao giờ cụ ông đi dạy trễ. Sinh viên Trường ĐH Công thương TP.HCM rất quý mến vị giảng viên đáng kính với nhiều kiến thức sâu sắc trong cả lý luận và thực tiễn. Trên giảng đường, các bạn gọi "thầy", nhưng tan học, các bạn trẻ vây quanh ông và trìu mến gọi ông bằng "ông ngoại", "ông nội".Tiến sĩ Đoàn Hoàng Hải khuyến khích sinh viên nghiên cứu trước các tài liệu, các vấn đề trong thực tiễn rồi sau đó lên giảng đường cùng thảo luận nhóm, đặt câu hỏi với giảng viên để hiểu sâu hơn vấn đề. Giữa các học kỳ, ông thường hỏi lại sinh viên phương pháp giảng dạy của mình có ổn không, còn điều gì các em sinh viên thấy giảng viên cần thay đổi để tốt hơn. "Tôi luôn lắng nghe sinh viên để biết rằng mình còn cần phải nỗ lực thêm ở đâu, thay đổi chỗ nào để giảng dạy tốt hơn nữa. Dù ở lứa tuổi nào, thì tôi nghĩ rằng người thầy vẫn luôn cần lắng nghe tiếng nói của các bạn sinh viên. Tôi cũng muốn cho các cháu sinh viên thấy rằng mình luôn chăm chỉ học hành, lao động, cống hiến cho xã hội dù đã 75 tuổi, để truyền cảm hứng tự học, tích cực học tập suốt đời cho các bạn", cụ ông là giảng viên Trường ĐH Công thương TP.HCM bày tỏ.Ông Đoàn Hoàng Hải có một chiếc bảng trắng để ở phòng làm việc, trên đó ghi dày đặc lịch làm việc từ thứ hai tới chủ nhật, từ sáng tới tối. Từ việc tự học, đi dạy ở các trường đại học tới việc họp hành ở ấp, xã, họp với hội đồng hương và nhiều câu lạc bộ, để làm các chương trình từ thiện, giúp đỡ người nghèo quê hương Bến Tre, tặng học bổng cho học sinh nghèo học giỏi...Cụ ông là Bí thư chi bộ ấp 20 xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, Phó ban thường trực Ban liên lạc đồng hương Bến Tre tại TP.HCM khoe chỉ riêng trong năm 2024 ban đã vận động các nhà hảo tâm, các đơn vị, doanh nghiệp hảo tâm được 210 tỉ đồng để xây cầu, làm nhà tình nghĩa... cho bà con nghèo ở Bến Tre.Bên cạnh đó, cụ ông còn là Phó chủ nhiệm CLB truyền thống kháng chiến khối thông tin giao bưu T.Ư cục miền Nam; Trưởng ban liên lạc ban thông tin vô tuyến điện khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước 30.4.1975 - 30.4.2025 ông và các đồng đội có rất nhiều hoạt động như viếng nghĩa trang liệt sĩ đã hy sinh, thăm hỏi những thương binh, những đồng đội xưa...Cụ ông 75 tuổi đang có 9 đứa cháu nội, ngoại, cháu nào học cũng giỏi. Hàng tháng, gia đình luôn có buổi gặp mặt con cháu, mọi người tề tựu đông đủ để sinh hoạt gia đình, cụ ông và cụ bà hỏi chuyện, nhắc nhở, khen thưởng, động viên các cháu học hành. Cụ ông bộc bạch: "Một trong những động lực giúp tôi luôn nỗ lực học tập, học tập suốt đời đó là để luôn thấy mình có ích, đóng góp, cống hiến được cho xã hội, làm gương được cho các cháu sinh viên mà mình đang dạy học và trước hết, là làm gương cho chính các con, các cháu tôi. Con trai tôi cũng đang học lên tiến sĩ giống tôi, còn các cháu tôi khi thấy ông nội, ông ngoại của chúng luôn chăm chỉ học hành dù tuổi đã cao thì các cháu cũng sẽ nỗ lực học tập hết mình, gặp khó khăn cũng không dễ dàng bỏ cuộc".
Sáng 19.3, bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, dẫn đầu đoàn công tác có buổi khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới năm 2024 tại Bình Phước.Theo UBND tỉnh Bình Phước, công tác tuyên truyền về bình đẳng giới thời gian qua được địa phương thực hiện đa dạng, phong phú; công tác hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực cũng được thực hiện thông qua các câu lạc bộ, tổ phòng, chống bạo lực gia đình tại các thôn, ấp và cấp xã; nạn nhân mua bán người sau khi được giải cứu trở về địa phương hòa nhập cộng đồng được hỗ trợ tư vấn về sức khỏe, tâm lý, tìm kiếm việc làm...Đáng chú ý, trong lĩnh vực chính trị, Bình Phước có tỷ lệ lãnh đạo nữ chủ chốt cao nhất trong cả nước, với 14/49 cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (28,5%); 5/15 cán bộ nữ tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy (33,3%), trong đó 3 cán bộ nữ là Thường trực Tỉnh ủy (Bí thư Tỉnh ủy Tôn Ngọc Hạnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng và Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền - PV).Ngoài ra, địa phương có 11/78 nữ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý (giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương); 97/450 cán bộ nữ giữ chức vụ trưởng, phó phòng ban chuyên môn nghiệp vụ sở ngành và 73/280 tương đương các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; tỷ lệ nữ là giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã hiện nay là 2.692/13.034, đạt trên 20,6%...Tại buổi khảo sát, bà Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị Bình Phước rà soát lại các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới để có sự điều chỉnh phù hợp với địa phương. Hiện đang trong quá trình sắp xếp, hợp nhất các địa phương, sẽ có thiết lập cơ cấu nhân sự mới; tỉnh cần tính toán thúc đẩy bình đẳng giới trong bộ máy quản lý nhà nước; bảo đảm yếu tố giới trong quá trình sắp xếp, sáp nhập, duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ nữ có năng lực.
Giá vàng hôm nay 5.5.2024: Lạ lùng vàng miếng tăng cao trong khi vàng nhẫn giảm mạnh
Chiều 31.12, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị phối hợp các lực lượng chức năng tổ chức tiêu hủy tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị xử lý, tịch thu trong năm 2024 tại bãi rác của Công ty CP môi trường và công trình đô thị TP.Đông Hà. Các lực lượng chức năng đã tiêu hủy 29.035 sản phẩm (tổng trị giá gần 6,6 tỉ đồng), gồm mỹ phẩm, thực phẩm và các loại tài sản khác. Đây là tang vật của các vụ vi phạm hành chính đã bị Cục Quản lý thị trường và lực lượng chức năng phát hiện trong thời gian qua. Các sản phẩm bị tiêu hủy lần này chủ yếu là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường. Quá trình tiêu hủy diễn ra dưới sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng tiêu hủy và các đơn vị liên quan; góp phần tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp đối với công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn Quảng Trị.