Bật mí mẹo chuốt mascara cho hàng mi cong vút, ấn tượng nhất
Những ngày cận kề Tết Nguyên đán 2025, tôi có dịp được gặp ông Guillaume Zen Yperman (51 tuổi, quốc tịch Pháp) cùng gia đình nhỏ ở một quán cà phê Việt Nam trên Phố đi bộ Bùi Viện (TP.HCM).Tôi biết tới ông Guillaume thông qua một người anh thân thiết đang sống và làm việc ở Pháp. Chính sự kết nối đó đã giúp chúng tôi có được cuộc gặp gỡ đầy thâm tình hôm nay, trong một dịp vô cùng đặc biệt - Tết Nguyên đán ở Việt Nam.Ngồi cạnh vợ và con gái, nhìn ra con đường trang trí rực rỡ hoa mai, hoa đào, người đàn ông Pháp trầm ngâm kể về câu chuyện của cuộc đời mình, khi nửa thế kỷ trước ông là một trong những đứa trẻ có mặt trên chuyến bay trong Chiến dịch Không vận Trẻ em (Operation Babylift) của Mỹ vào tháng 4.1975 bay từ Sài Gòn.Tất cả những thông tin mà ông biết về gốc gác Việt Nam của mình đến từ những hồ sơ bằng tiếng Pháp còn được cha mẹ nuôi người Pháp lưu giữ cẩn thận. Theo đó, ông Guillaume có tên khai sinh là Dương Mạnh Hùng, sinh ngày 14.4.1974 ở xã Khánh Hưng, Q.Mỹ Xuyên, tỉnh Ba Xuyên, nay thuộc TP.Sóc Trăng (Sóc Trăng).Hồ sơ không có tên cha, chỉ có tên người mẹ là Dương Thị Phấn. Mạnh Hùng là đứa trẻ bị bỏ rơi khi mới sinh ra và được cô nhi viện ở Ba Xuyên nhận về nuôi. "Đứa trẻ này không có người thân, cha mẹ, chúng tôi cũng không rõ địa chỉ. Cha mẹ chưa bao giờ đến thăm cho đến tận bây giờ", hồ sơ cô nhi viện ghi rõ.Thời điểm này, cậu bé được một cặp vợ chồng người Pháp nhận nuôi. Sau chuyến bay đầy định mệnh, cậu bé bị bỏ rơi ngày nào đã được sống một cuộc đời mới ở nước Pháp, được cha mẹ nuôi yêu thương và chăm sóc như con ruột.Dẫu vậy, niềm khát khao về nguồn cội chưa bao giờ thôi thổn thức trong trái tim của "cậu bé Babylift" năm nào. Khi có con gái năm 2004, người đàn ông quyết định lần đầu tiên về Việt Nam tìm lại mẹ ruột, gia đình máu mủ của mình."Tôi về lại Sóc Trăng sau 3 thập kỷ, ghé thăm cô nhi viện và cũng gặp lại sơ ngày xưa đã chăm sóc tôi. Sơ kể cho tôi nghe mẹ bỏ tôi lại ở cô nhi viện khi 3 tháng tuổi, nhưng không còn bất kỳ manh mối nào thêm", ông kể với phóng viên.Dẫu cơ hội mong manh, thông tin ít ỏi nhưng suốt bao năm qua, ông chưa từng bỏ cuộc trong hành trình tìm mẹ của mình. Suốt 4 lần về Việt Nam, ông đều mang một ý định lớn lao nhất trong cuộc đời: Tìm mẹ ruột!Vào những ngày tháng 4.1975, Mỹ tiến hành một chiến dịch mang tên Operation Babylift (Chiến dịch Không vận Trẻ em) để đưa khoảng 3.000 trẻ em lên máy bay, gấp rút sơ tán khỏi Sài Gòn. Những đứa bé này khi đó đang ở trong các bệnh viện và nhà trẻ mồ côi và chúng đã được máy bay Mỹ chở sang nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Pháp, Úc, Canada và Tây Đức. Hàng ngàn đứa trẻ đã rời khỏi Việt Nam bằng đường hàng không và được nhận nuôi bởi các gia đình trên khắp thế giới.Cạnh bên, bà Virginie Lassour, vợ ông Guillaume cũng xúc động cho biết bà luôn ủng hộ hành trình tìm gia đình ruột của chồng. Bà biết rằng niềm khát khao nguồn cội luôn là niềm đau đáu, là điều day dứt trong trái tim chồng suốt bao năm qua.Cha mẹ nuôi người Pháp của ông Guillaume đã mất cách đây nhiều năm. Ông hy vọng mẹ ruột của mình vẫn còn mạnh khỏe và vẫn đang chờ ông về. "Từ tận đáy lòng, tôi vô cùng biết ơn mẹ vì đã sinh ra tôi, đã cho tôi một cơ hội sống cuộc đời mới tốt đẹp hơn. Tôi chỉ muốn gặp lại bà dù chỉ một lần để bà biết rằng tôi vẫn sống tốt, bình an", ông bày tỏ.Đến Việt Nam vào dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông cảm thấy thích ngày tết ở đây khi mọi người trang trí tết đầy màu sắc khắp phố phường. Ở Việt Nam, tết là đoàn viên, là sum họp của mọi người thân trong gia đình nên ông thực sự hy vọng sẽ đoàn tụ cùng mẹ ruột của mình.Chị Jade Yperman (23 tuổi) là con gái của người đàn ông Pháp cũng ở Việt Nam hơn 1 tháng nay trong hành trình đi du lịch của mình. Cô con gái hy vọng ước mơ của cha dịp năm mới sẽ trở thành sự thật.Những ngày tới đây, ông Guillaume và gia đình sẽ tiếp tục hành trình khám phá Việt Nam của mình. Hành trình đó sẽ trở nên trọn vẹn hơn khi tìm được câu trả lời cho câu hỏi lớn trong cuộc đời người đàn ông Pháp: "Mẹ tôi là ai?".Ai có tin tức về gia đình ruột của ông Guillaume Zen Yperman vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0397.587.717 (Zalo) hoặc email: sinhfish@hotmail.com (gặp ông Huỳnh Tấn Sinh). Vô cùng biết ơn!Tương lai Haaland, Pogba đi về đâu sau cái chết của ‘siêu đại diện’ Mino Raiola?
Theo cảm nhận của Long, so với những loại hoa được trồng ven đường tại TP.HCM thì kèn hồng khá đặc biệt, mỗi năm chỉ nở một lần, thời gian có khi là sau tết Nguyên đán hoặc giữa tháng 3. "Hoa kèn hồng có sức hút với mình vì màu sắc nhẹ nhàng, thơ mộng. Những ngày nắng, ánh mặt trời rọi vào hoa tạo cảm giác rất lãng mạn", Long chia sẻ.
Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 5: Phá rối thăm dò khảo sát dầu khí
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau: Reuters đưa tin TikTok đã ngừng hoạt động tại Mỹ vào khuya 18.1 ngay trước khi chính thức bị cấm. Ứng dụng TikTok và các ứng dụng của công ty mẹ ByteDance như CapCut hay Lemon8 không còn xuất hiện trên kho ứng dụng của Apple và Google."Một luật cấm TikTok đã được ban hành ở Mỹ. Không may, điều đó đồng nghĩa các bạn không thể sử dụng TikTok từ giờ. Chúng tôi may mắn khi Tổng thống (đắc cử Donald) Trump đã báo hiệu rằng ông ấy sẽ làm việc với chúng tôi về một giải pháp để khôi phục TikTok một khi ông ấy nhậm chức. Xin hãy chờ cập nhật", TikTok thông báo.Trả lời phỏng vấn NBC News ngày 18.1, Tổng thống đắc cử Donald Trump nói "nhiều khả năng" ông sẽ cho TikTok thêm 90 ngày để cắt đứt với cổ đông Trung Quốc, giúp công ty tạm thoát lệnh cấm hoạt động tại Mỹ từ ngày 19.1."Việc gia hạn 90 ngày là điều nhiều khả năng nhất sẽ diễn ra, bởi nó phù hợp. Nếu tôi quyết định làm vậy, có lẽ tôi sẽ công bố vào ngày 20.1", ông Trump nói, nhắc đến ngày nhậm chức của ông.Bà Hanna Horbachova đang mong mỏi rằng cuộc chiến của Nga ở Ukraine sẽ nhanh kết thúc, nhưng bà không đặt kỳ vọng vào ông Donald Trump.Giống như nhiều người Ukraine khác, chủ tiệm bánh này hoài nghi về lời hứa chấm dứt chiến sự nhanh chóng của tổng thống Mỹ sắp nhậm chức. Dù vậy, bà nghĩ rằng vẫn có cơ hội. “Ông Trump có cơ hội đi vào lịch sử như một vị cứu tinh của một quốc gia lớn vì Ukraine thực sự đang bị xóa bỏ”.Người phụ nữ 55 tuổi này không loại trừ khả năng phải từ bỏ ngôi nhà mới của mình ở Dnipro nếu quân đội Nga tiếp tục tiến về phía thành phố miền đông nam này.Các cố vấn của ông Trump hiện thừa nhận rằng sẽ mất nhiều tháng hoặc thậm chí lâu hơn để giải quyết được cuộc chiến. Đó cũng là một cuộc kiểm tra thực tế gắt gao đối với lời cam kết chính sách đối ngoại lớn nhất của ông Trump là đạt được một thỏa thuận hòa bình ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức.Tuy nhiên, một cuộc thăm dò gần đây của công ty nghiên cứu Gradus Research cho thấy một phần ba người Ukraine tin rằng chiến tranh sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 - tăng từ khoảng một phần tư trong cuộc thăm dò cách đây 6 tháng.Một phần ba khác cho biết họ nghĩ rằng cuộc chiến sẽ tiếp diễn “trong nhiều năm”, một phần ba khác cho biết quá khó để nói.Quan điểm đàm phán của hai bên xung đột vẫn còn cách xa nhau.Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã thúc đẩy mạnh mẽ việc NATO đưa ra lời mời cho Ukraine trở thành thành viên, xem đó như là cách tốt nhất để ngăn chặn hành động của Nga trong tương lai.Tổng thống Vladimir Putin đã nói rằng ông sẵn sàng thảo luận về một thỏa thuận ngừng bắn với ông Trump. Tuy nhiên, ông đã loại trừ việc nhượng bộ lãnh thổ và yêu cầu Kyiv từ bỏ tham vọng gia nhập NATO.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Chia sẻ về cuộc sống sau đăng quang Hoa hậu du lịch bản sắc Việt Nam 2024, Nguyễn Phương Anh cho biết cô vẫn trở lại giảng đường, thỉnh thoảng về thăm gia đình. Vì là năm cuối đại học, lịch trình ít nên cô dành thời gian tham gia một số hoạt động nghệ thuật. Người đẹp nói sau khi tốt nghiệp, cô dự định Nam tiến để phát triển bản thân.Về tiền thưởng sau đăng quang, Nguyễn Phương Anh dùng để trang trải chi phí học tập, giúp đỡ gia đình và tham gia các hoạt động thiện nguyện. Với cô, giải thưởng lớn nhất bản thân nhận được là chiếc vương miện. “Tôi vẫn làm việc chăm chỉ, khi có điều kiện thì làm thiện nguyện. Sau tốt nghiệp, tôi dự định tham gia một khóa học diễn xuất để theo đuổi lĩnh vực phim ảnh”, cô bật mí. Nguyễn Phương Anh cho rằng sau cuộc thi nhan sắc, cô gái đăng quang cần hiểu thế mạnh bản thân và phát triển nó. Người đẹp tin rằng ngày càng có nhiều hoa hậu cũng đồng nghĩa với nhiều hoạt động xã hội được triển khai. Tự nhìn nhận bản thân, Nguyễn Phương Anh bộc bạch: “Tôi chưa được nhắc đến nhiều nhưng tôi đang rất hài lòng với những điều mình làm được sau đăng quang và đang phát triển ở lĩnh vực phim ảnh”. Hiện tại, Nguyễn Phương Anh chưa nghĩ tới việc tham gia thêm sân chơi sắc đẹp khác do đang bận học và yêu thích đóng phim. Cô nói vài năm nữa sau khi trưởng thành, nếu có cơ hội tốt sẽ trải nghiệm. Sau khi giành danh hiệu cao nhất của cuộc thi Hoa hậu du lịch bản sắc Việt Nam 2024, Nguyễn Phương Anh tất bật với các sự kiện. Gần đây, cô gây bất ngờ khi thử sức ở phim ảnh, đảm nhận vai bạn gái của trùm lừa đảo trong phim Chuyện làng của Lê Hồng Nguyên nhờ lợi thế ngoại hình cùng nhan sắc xinh đẹp. Nguyễn Phương Anh thấy vui, hào hứng khi lần đầu tham gia phim ảnh. Bởi đây là lĩnh vực người đẹp yêu thích từ lâu. Cô chia sẻ thêm: “Mặc dù là lính mới thế nhưng may mắn diễn xuất của tôi được ê kíp khen ngợi. Tôi cảm thấy vui vì đoàn phim ai cũng vui tính và hỗ trợ các bạn diễn trẻ như tôi”. Theo Hoa hậu du lịch bản sắc Việt Nam 2024, việc đóng phim giúp cô được hóa thân thành nhiều vai diễn, sống trong nhiều số phận khác nhau. Lĩnh vực mới này còn giúp Nguyễn Phương Anh tự tin hơn khi đứng trước máy quay hay đám đông. “Chiều cao của tôi đóng phim cũng phù hợp chứ làm người mẫu thời trang sẽ không nổi bật được nên hướng đi này tôi thấy phù hợp”, cô cho hay.
Chiến sự Ukraine ngày 777: Nga gây áp lực hạ tầng, Ukraine có kế hoạch phản công
Với nhiều nỗ lực không ngừng, doanh nghiệp đã được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ghi nhận là doanh nghiệp tiên phong trong việc tiên phong thực hiện kinh tế tuần hoàn và cắt giảm khí nhà kính (KNK) trong năm 2024. Khi dân số thế giới vẫn tiếp tục gia tăng và nhu cầu tiêu dùng của con người cũng ngày một tăng, kinh tế tuần hoàn là giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế đến quá trình phục hồi của tự nhiên và đảm bảo sự phát triển bền vững cho nhân loại. Tối đa hóa kinh tế tuần hoàn cũng là một trong những lộ trình chính HEINEKEN Việt Nam đã và đang theo đuổi nhằm hiện thực hóa tham vọng tác động môi trường bằng "0". Tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam lần thứ 3 (năm 2024) do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức vừa qua, ông Nguyễn Hữu Hoàng, Trưởng bộ phận Phát triển bền vững tại HEINEKEN Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm của doanh nghiệp trong việc ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn RESOLVE, bao gồm các lĩnh vực hành động: Regenerate (tái tạo); Share (chia sẻ); Optimize (tối ưu hóa); Loop (tuần hoàn); Virtualize (số hóa); và Exchange (đổi mới). Mô hình này được áp dụng xuyên suốt từ trong sản xuất đến các lĩnh vực trong chuỗi giá trị của HEINEKEN Việt Nam, cho thấy cách tiếp cận toàn diện của doanh nghiệp khi áp dụng kinh tế tuần hoàn.Cụ thể trong sản xuất, HEINEKEN Việt Nam đẩy mạnh tái tạo. Hiện tại, tất cả các nhà máy bia của doanh nghiệp đều đang sử dụng nhiệt năng tái tạo đến từ sinh khối với đầu vào là các phụ, phế phẩm nông nghiệp như vỏ trấu và mùn cưa. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thu hồi biogas từ quy trình xử lý nước thải để sử dụng làm nhiệt năng nấu bia. Đồng thời, toàn bộ điện năng tiêu thụ trong sản xuất đến từ nguồn năng lượng tái tạo, được đảm bảo bằng chứng chỉ thuộc tính năng lượng. Ông Hoàng cũng cho biết HEINEKEN Việt Nam đang tiếp tục hướng đến những giải pháp điện năng tái tạo triệt để hơn, điển hình như cơ chế mua bán điện trực tiếp (Direct Power Purchase Agreement - DPPA). Nhờ vào việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, các nhà máy bia của HEINEKEN Việt Nam luôn tiên phong trong hiệu suất sử dụng nước và năng lượng. Doanh nghiệp hiện ghi nhận hiệu suất sử dụng nước trung bình đạt 2,57 hl/hl, thấp hơn nhiều so với mức bình quân của ngành là 3,04 hl/hl. Những giải pháp sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, cũng như chuyển đổi sang năng lượng tái tạo cũng giúp doanh nghiệp giảm đến 93% lượng phát thải carbon trong sản xuất so với năm 2018.Trong quản lý chất thải, doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực chia sẻ và tuần hoàn, tận dụng phụ và phế phẩm trong quá trình sản xuất thành sản phẩm có giá trị cao hơn để làm đầu vào cho một quy trình khác trong chuỗi giá trị. Trong đó, bã hèm và bã men dùng làm thức ăn chăn nuôi, và bùn thải sau quá trình xử lý nước thải được xử lý thành phân bón và đất sạch. Các giải pháp này góp phần giúp HEINEKEN Việt Nam giữ vững mục tiêu không rác thải chôn lấp tại các nhà máy. Với bao bì, HEINEKEN Việt Nam cũng đặc biệt chú trọng đẩy mạnh tính tuần hoàn. Bao bì các sản phẩm của HEINEKEN Việt Nam được thiết kế để có thể tái chế, trong đó đến 97% chai thủy tinh và 99% két bia sau khi ra thị trường được thu hồi trở lại nhà máy, trải qua quá trình khử trùng nghiêm ngặt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh để tái sử dụng. Lon nhôm và thùng giấy carton cũng được sản xuất sử dụng nguyên liệu nhôm và giấy tái chế. Doanh nghiệp cũng áp dụng đổi mới sáng tạo nhằm giảm vật liệu sử dụng, với các thùng carton có thiết kế sóng T giúp giảm nguyên liệu giấy, và lon nhôm với thiết kế giúp giảm độ dày của lon và nắp, qua đó giảm nguyên liệu nhôm, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng của bao bì khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.HEINEKEN Việt Nam cũng liên tục tối ưu và đổi mới trong lĩnh vực kho vận và làm lạnh, điển hình như việc sử dụng hoàn toàn xe nâng chạy bằng điện hay tủ lạnh xanh tiết kiệm điện, từ đó giúp giảm phát thải CO₂. Ngoài ra, doanh nghiệp đã và đang nỗ lực số hóa trong hoạt động văn phòng và sự kiện, áp dụng chính sách làm việc linh hoạt, nhân viên chỉ cần tới văn phòng 2 ngày/tuần, đồng thời khuyến khích tổ chức các cuộc họp trực tuyến. Với tôn chỉ "phát triển bền vững là chung tay hành động", HEINEKEN Việt Nam cũng tích cực vận động cộng đồng doanh nghiệp cùng đẩy mạnh áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Trước những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng cho tái chế tại Việt Nam, doanh nghiệp khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư cho lộ trình tối đa hóa kinh tế tuần hoàn và nỗ lực đổi mới sáng tạo, và hỗ trợ các đối tác trong chuỗi cung ứng chuyển đổi, hướng đến tham vọng vì một Việt Nam tốt đẹp hơn.