Ronaldo trở lại Manchester để đưa quyết định gây sốc đối với M.U
Theo Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn), tình hình xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh khá ổn định. Tổng số phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông quan trong ngày 11.4 là 1.400 xe, bằng với lượng xe xuất khẩu ngày trước đó. Trong đó, số phương tiện có hàng xuất khẩu là 479 xe gồm: 370 xe hoa quả, 109 xe mặt hàng khác. Số phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu còn tồn cuối ngày là 440 xe. Riêng mặt hàng sầu riêng vẫn xuất khẩu bình thường không bị ảnh hưởng hay giảm sút.Đạo đức cầu thủ Việt Nam: Không bản lĩnh sẽ dễ sa ngã
Hoạt động nghệ thuật cả năm dài, vẽ và vẽ, nhưng định thành một khái niệm vẽ tết ở cùng một đề tài, không nhiều họa sĩ đeo đuổi. Ba nhân vật giới thiệu trong bài, mang 3 phong cách - ngôn ngữ - cá tính - tư duy hội họa khác biệt nhau, nhưng mang điểm chung là đều vẽ về tết. Miền tết ấy, là những "phẫu thuật" đến tận cùng vẻ đẹp hoa đào của người được mệnh danh là họa sĩ hoa đào: Nguyễn Hữu Khoa; hay là những gian bếp củi đơn sơ mà ấm nồng, gợi về thời gian khó những cái tết mà họa sĩ Nguyễn Minh từng trải nghiệm thời thơ ấu. Ở một góc tết khác qua tranh lụa, họa sĩ Vũ Thùy Mai lại đem đến kết nối của quá khứ vào hiện tại, với nét đẹp diệu huyền, đậm niềm hoài cổ.Đã hơn 15 năm qua, cứ tết về, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa lại trình làng cho anh em văn nghệ và người yêu nghệ thuật những tác phẩm hoa đào đặc biệt. Phải gọi là đặc biệt, bởi tác giả là dân làng đào Nhật Tân, sinh ra và lớn lên trong gia đình trồng hoa đào, nên anh có góc nhìn và cách biểu hiện về hoa đào theo ngôn ngữ riêng. Mỗi độ tháng chạp, khi đường đê sông Hồng và quanh làng đào Nhật Tân chen chúc hoa đào đợi người mua chơi tết, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa lại rong ruổi qua các nhà thân quen chuyện trò, ngắm nghía, cảm nhận và… thấm nét đẹp của đào để đưa vào hội họa.Hữu Khoa bảo: "Cây đào khi nở, từ đào phai, đào bích, nếu nhìn qua chỉ thấy các bông cùng một tông màu, chẳng có gì khác biệt, nhưng nếu dành thời gian quan sát kĩ, sẽ thấy mỗi bông hoa, từng búp lá, đều mang những sắc thái rất riêng, và đều đẹp". Đấy là mới nghe Hữu Khoa tả về hoa, có dịp cùng anh mỗi mùa tết rong chơi các vườn đào, mới thấy đằng sau vẻ đẹp rung rinh, mong manh của sắc hoa, là cả thế giới diệu kỳ được lý giải thật cặn kẽ. Muốn cổ kính, xù xì già nua, hoài cổ… những gốc đào thế là lựa chọn hàng đầu. Rồi đến đào vọt, đào huyền, đào dông, đào cành, đào chậu… chuyển qua màu sẽ có đào bích, đào phai, đào thất thốn… Tất cả cùng là đào nhưng bao điều khác biệt. Những khác biệt cặn kẽ đến chi tiết siêu nhỏ như gân lá, nút hoa, cánh hoa, nhụy vàng… được Hữu Khoa diễn lên toan thành tác phẩm. Vẽ cho giống hoa đào với Hữu Khoa không là điều khó, bởi ngoài bề dày là cư dân làng đào, cùng 15 năm vẽ đào ngày xuân, nhìn lại cả chặng dài sáng tác ấy, thấy rõ những chuyển biến khác biệt, vẫn là rực rỡ, tươi vui, và… rất đào, hiện đại, trẻ trung chứ không bị sa đà vào đặc tả sến súa. Nói về cảm nhận và cách thể hiện đề tài đào xuân bền bỉ sau ngần ấy năm, Hữu Khoa chia sẻ: "Tôi muốn tìm cách thể hiện mới theo từng năm với đề tài hoa đào. Càng về sau, tôi không tập trung miêu tả vào chi tiết như trước, mà chỉ gợi hình để tác phẩm đem lại nhiều cảm nhận cũng như tăng tính đương đại hơn là nghĩ về một tác phẩm hoa đào truyền thống". Miền xuân ấy của họa sĩ Vũ Thùy Mai, với những tưng bừng, rạng rỡ, nhưng không quá chói gắt, va đập của những gam màu mạnh, nóng, mà được biểu hiện theo phong cách đồng hiện, rõ ràng, nên thơ, dịu dàng trên lụa - chất liệu yêu thích trong sáng tác của họa sĩ những năm gần đây. Nhành mai trắng, chậu thuỷ tiên rực nở, mâm trái cây ngũ quả… Những chi tiết gợi về tết được khai thác nhiều trong tác phẩm của Vũ Thùy Mai.Nữ họa sĩ chia sẻ lý do: "Cuộc sống vốn nhiều bộn bề, lo toan, nên khi vẽ, tôi muốn gửi vào đó mong vọng cuộc sống an lành, tươi vui, nhẹ nhàng, thư thái. Không khí của mùa xuân, hoa lá đem lại cho tôi nguồn năng lượng tích cực. Tôi cũng là người yêu thích hoa, quanh cuộc sống của tôi ở gia đình cũng phủ đầy hoa lá". Đi vào chi tiết trong từng tác phẩm hoa xuân của Vũ Thùy Mai, lại thấy những nhấn nhá, kín đáo, e ấp chứ không phô trương, các cổ vật tiêu biểu thuộc các thời kỳ lịch sử gốm Việt, từ gốm hoa nâu thời Lý cho đến gốm hoa lam thời Lê Sơ, cả đồ sứ ký kiểu của triều Nguyễn. Sự kết nối sắc xuân từ hoa lá vào cổ ngoạn, lấp đầy không gian kiến trúc cũng được tinh chọn đậm phong cách thuộc địa từ các biệt thự cổ xưa thời Pháp thuộc, tạo cho từng tác phẩm những nét quen, những cảm xúc hoài niệm, đong đầy tình cảm. Những dắt díu từ cổ xưa vào đương đại, Vũ Thùy Mai cho biết nguyên cớ: "Bố cục các tác phẩm là sự sắp đặt có chủ ý, nhất là mảng tĩnh vật thông qua các hiện vật sưu tầm. Tôi muốn tranh của mình biểu hiện sự tĩnh tại, cổ vật gợi về niềm hoài cổ, còn hoa lá tươi vui là những gì của thực tại. Khi hai chi tiết ấy kết nối vào nhau, cũng cần ở bản thân tôi sự nhẫn nại, chậm rãi, vẽ thong thả, vẽ kỹ… Một bức tranh trung bình tôi mất một đến vài tháng thể hiện, đó cũng là cách tôi tự khiến mình tịnh lại để nhìn cuộc sống chậm hơn, cho tôi sự cân bằng". Nhìn vào miền xuân của Vũ Thùy Mai, thấy ngay ở đó cái rực rỡ của hoa xuân, nắng xuân, của những chỉn chu, quý phái, họa nên một không gian tết có xưa cũ, có hiện đại, tạo nên sự kết nối liền mạch thú vị, đậm nét Việt. Họa sĩ Nguyễn Minh, được bằng hữu trong giới nghệ thuật đặt cho biệt danh là "Minh phố" vì Minh hay vẽ phố. Nhưng một đề tài ngoài phố mà Minh theo đuổi mỗi khi tết về, ấy là vẽ bếp lửa. Nguyễn Minh nêu lý do: "Cứ tầm trước tết khoảng một vài tháng, tôi gác lại mọi thứ, chỉ vẽ đề tài về bếp, đến nay cũng đã hơn 6 năm rồi. Bếp lửa quê đối với tôi là một thời tuổi thơ, là những năm tháng sống với gia đình, ông bà nơi quê xa miền nông thôn. Bếp lửa với tôi là hoài niệm, khi tết về, tôi muốn vẽ lại hoài niệm từ những cảm nghiệm ký ức". Góc bếp của Nguyễn Minh, giản đơn chỉ với bếp lửa hồng, liễn mỡ, siêu nước, nồi bánh chưng, những khúc củi… nhưng khiến nhiều người rưng rưng bởi chạm vào ký ức của một thời thương nhớ. Nguyễn Minh nói thêm: "Ở quê có nhiều trải nghiệm, ký ức, nhưng tôi chọn góc bếp vì đó là nơi đoàn viên của cả gia đình. Nổi lửa là thấy ở đó sự ấm no, là khởi đầu cho ngày mới. Ngày tôi còn nhỏ, tôi được giao việc mỗi sáng phải thổi cơm xong rồi mới ra ngoài, nên nhiều tác phẩm về bếp, tôi đặt là Một ngày mới". Cùng là bếp, nhưng qua từng năm, Nguyễn Minh cũng có những cách thể hiện khác biệt. Bếp buổi nắng sớm, khác với bếp lúc ban chiều, bếp củi cũng là những gì đang hiện hữu, và cũng mất đi khi làng đã lên phố. Vẽ bếp, như để tìm lại chút lặng ngày xuân, tận hưởng những đủ đầy hôm nay và lắng lòng mình lại nhớ về những hoài niệm đẹp, giản đơn nơi bếp củi bập bùng.
Thanh niên tình nguyện háo hức lên đường sang nước bạn Lào
Nghệ sĩ Linh Tâm là ngôi sao cải lương nổi tiếng, ghi dấu ấn qua các vở kinh điển như Giũ áo bụi đời, Đèn khuya, Tướng cướp Bạch Hải Đường, Người không cô đơn… Linh Tâm thường kết hợp ăn ý với NSƯT Vũ Linh, tạo nên một cặp thiện - ác trên sân khấu. Khi đàn anh qua đời, nam nghệ sĩ lập bàn thờ riêng, không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng vì mất đi một người bạn diễn ăn ý trên sân khấu cải lương.
TP.HCM: Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Xinh (ngụ số 387 Bà Thiên, tổ 8, ấp Xóm Bưng, xã Nhuận Đức, H.Củ Chi); Ban Tiếp công dân - Văn phòng UBND TP.HCM trả lời đơn của bà Trần Bích Thủy - Giám đốc Công ty TNHH Tân Phúc Hồng (số E3/101/1, ấp 5, xã Đa Phước, H.Bình Chánh) và một số người dân khác có tên trong đơn; UBND H.Củ Chi trả lời đơn của ông Võ Văn Tổng (ngụ tổ 8, ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi); Công an Q.Phú Nhuận trả lời đơn của bà Phạm Thị Lệ Thùy (ngụ số 136/19A Trần Quang Diệu, P.14, Q.3); Công an Q.Phú Nhuận trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Mai Trâm (ngụ số 150/9 L1 Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5); bà Nguyễn Thị Phụng (ngụ số 312 Bình Lợi, P.13, Q.Bình Thạnh) và bà Đỗ Thị Thủy (ngụ số 359/1/9H1 Lê Văn Sỹ, P.13, Q.3); Công an Q.1 trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Hợp (ngụ số 89 Cao Thắng, P.17, Q.Phú Nhuận); UBND Q.10 trả lời đơn của ông Lê Dương Hoài Thương (ngụ số 15/1 đường TA05, P.Thới An, Q.12) - Là người đại diện theo ủy quyền của ông Trần Văn Chánh; Hội Cựu Thanh niên xung phong TP.HCM (636 Võ Văn Kiệt, P.1, Q.5) trả lời đơn của ông Đinh Tiến Long (ngụ số 1C6, ấp 25, xã Xuân Thới Sơn, H.Hóc Môn) cùng một số người khác có tên trong đơn.UBND H.Cẩm Mỹ, Đồng Nai trả lời đơn của ông Trịnh Xuân Toàn (ngụ tổ 4, ấp Suối Lức, xã Xuân Đông, H.Cẩm Mỹ); Ban Tiếp công dân - Văn phòng HĐND - UBND TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi trả lời đơn của ông Đinh Long Huệ (HKTT: tổ 2, P.Nghĩa Lộ, TP.Quảng Ngãi; địa chỉ liên hệ: số 201 Nguyễn Trãi, TP.Quảng Ngãi); Công an H.Long Điền, Bà Rịa-Vũng Tàu trả lời đơn của ông Thái Văn Duy (ngụ số 133 Phạm Hữu Chí, thị trấn Long Điền, H.Long Điền); UBND tỉnh Long An trả lời đơn của ông Nguyễn Lê Toàn (ngụ ấp Bình Cang, xã Bình Thạnh, H.Thủ Thừa); Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông trả lời đơn của bà Hồ Thị Trĩ (ngụ thôn Xuyên Hải, xã Đức Xuyên, H.Krông Nô)...Bạn đọc có thể liên hệ Ban Công tác Bạn đọc - Báo Thanh Niên để biết thêm chi tiết.
Bentley Continental GT Azure V8 đầu tiên về Việt Nam, giá gần 22 tỉ đồng
Bên cạnh đóng góp cho phát triển kinh tế của địa phương, Mavin cũng tích cực tham gia nhiều hoạt động phát triển cho cộng đồng. Tiêu biểu như chương trình an sinh xã hội cho học sinh nghèo các tỉnh miền Tây, tết cho người nghèo ở H.Châu Thành, H.Cao Lãnh (Đồng Tháp); đồng hành giải cứu khoai lang tím, hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng dịch Covid-19…