Vì sao TP.HCM có 6 trường THCS tuyển sinh lớp 6 bằng bài khảo sát?
Chiều 17.1, phiên tòa xét xử vụ án Sài Gòn Đại Ninh tiếp tục làm việc. Trước đó, đại diện viện kiểm sát đã đề nghị mức án đối với 10 bị cáo.Trong số các bị cáo, ông Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, bị đề nghị 7 - 8 năm tù về tội nhận hối lộ.Ông Hiệp bị cáo buộc nhận của "đại gia" Nguyễn Cao Trí 4,2 tỉ đồng, qua đó ưu ái cho Công ty Sài Gòn Đại Ninh thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật. Ông Hiệp cũng là một trong những lãnh đạo tỉnh đồng thuận với việc điều chỉnh kết luận thanh tra, từ kiến nghị thu hồi sang không thu hồi đối với dự án Đại Ninh.Tự bào chữa trước tòa, ông Hiệp thừa nhận hành vi, nhưng cho rằng mức án đại diện viện kiểm sát đề nghị với mình là quá nặng, đồng thời gửi lời xin lỗi chính quyền, nhân dân tỉnh Lâm Đồng.Đáng chú ý, bị cáo phân trần về bối cảnh phạm tội, khi một phần nguyên nhân xuất phát từ "tình thế tiến thoái lưỡng nan, không thể dừng được".Ông Hiệp nói "chịu sức ép" từ cố Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh (người bị cáo buộc nhận 10 tỉ của ông Trí, đã chết)."Tôi không muốn đổ tội cho người đã chết, nhưng thực tế anh Minh là người hối thúc rất nhiều khiến tôi rơi vào cái guồng xoay. Khi anh Minh xuất hiện ở Lâm Đồng là ai cũng biết dự án chắc chắn sẽ được gia hạn để tiếp tục triển khai khiến tôi bị chủ quan", ông Hiệp giải thích.Vẫn theo cựu Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng, ngoài ông Minh thì bị cáo còn chịu sức ép từ "lãnh đạo cấp cao gợi ý, gửi gắm", do đó phải "chấp hành ý kiến của lãnh đạo cấp trên".Trình bày hoàn cảnh gia đình, ông Hiệp nói "380 ngày tạm giam vừa qua là sự trừng phạt rất lớn, rất thấm thía", đã thấy rõ được sai phạm của bản thân.Trước khi kết thúc phần tự bào chữa, ông Hiệp dừng lại một lúc rồi nói: "Cuối cùng đây là lời nói thật từ tấm lòng chứ không phải đãi bôi, nếu trong quá trình thụ án bị cáo có mệnh hệ gì thì bị cáo xin hiến xác cho y học, khoa học. Hôm nay có đại diện gia đình của bị cáo ở đây nên bị cáo sẽ chịu trách nhiệm về lời nói của mình".Một cựu lãnh đạo khác của tỉnh Lâm Đồng là Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy. Ông Quận bị đề nghị mức án 5 - 6 năm tù về tội nhận hối lộ.Ông Quận bị cáo buộc nhận 2,1 tỉ đồng của "đại gia" Nguyễn Cao Trí, qua đó cùng với ông Hiệp ưu ái cho Công ty Sài Gòn Đại Ninh.Tự bào chữa tại tòa, ông Quận nhận thức hành vi của mình đã ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân, bày tỏ lời xin lỗi.Cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đề nghị luật sư của mình không bào chữa về tội danh vì thấy phần luận tội là đúng, chỉ trình bày về các tình tiết giảm nhẹ.Trước đó, trong phần thẩm vấn, ông Quận thừa nhận nhận tiền từ bị cáo Nguyễn Cao Trí. Chủ tọa hỏi ông Quận vì sao ông Trí phải đưa tiền cho bị cáo?Trả lời câu hỏi, ông Quận cho rằng đây là sự cảm ơn từ phía ông Trí, việc đưa tiền nhằm nhờ lãnh đạo tỉnh lưu tâm hơn đến dự án Đại Ninh. Tuy vậy, ông Quận cho rằng, dù không nhận tiền thì việc "tập trung chỉ đạo" cũng là trách nhiệm của mình, như với bất kỳ dự án nào khác.Cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng cũng khẳng định không đòi hỏi hay ép buộc doanh nghiệp phải đưa tiền, mong được xem xét, cho hưởng khoan hồng.Tại bản luận tội, đại diện viện kiểm sát nhận định đây là vụ án điển hình cho sai phạm trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại. Các bị cáo đã câu kết với nhau để thực hiện hành vi trái pháp luật, qua đó hưởng lợi cá nhân bất chính.Nhiều bị cáo là người có chức vụ lãnh đạo tại Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng, có học hàm học vị cao, hiểu biết pháp luật, biết rõ việc làm nào là đúng và không đúng, cũng như hậu quả pháp lý phải đối mặt nếu cố tình làm sai. Tuy vậy, vì động cơ vụ lợi, những người này vẫn cố tình thực hiện hành vi phạm tội.Phẫn nộ xe sang Audi chạy 'loi nhoi', vượt ẩu gây tai nạn… rồi bỏ chạy
Rạng sáng 30.12 (giờ Việt Nam), tổ chức phi lợi nhuận đại diện cựu tổng thống là Trung tâm Carter đã ra thông báo về sự ra đi của cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter.Theo AFP dẫn thông báo từ trung tâm, lễ tưởng niệm dành cho công chúng sẽ được tổ chức ở thành phố Atlanta (bang Georgia) và thủ đô Washington.Ông Carter, Tổng thống Mỹ thứ 39 (nhiệm kỳ 1977-1981), đã được chăm sóc ở nhà an dưỡng từ giữa tháng 2.2023 tại thành phố quê nhà Plains.Vợ ông, cố đệ nhất phu nhân Rosalynn Carter, qua đời vào tháng 11.2023, thọ 96 tuổi.Hôm 29.12.2024, tới lượt ông Carter qua đời trong vòng tay gia đình tại nhà riêng ở cùng thành phố.Ông Carter từng là cựu tổng thống Mỹ sống lâu nhất. Theo CNN, ông vượt qua căn bệnh ung thư não vào năm 2015 nhưng phải đối mặt với một loạt vấn đề sức khỏe vào năm 2019 và đã phải được phẫu thuật để loại bỏ áp lực lên não. Ông từng là nông dân trồng đậu phộng và là trung úy hải quân trước khi tham gia chính trị, rồi giữ chức thống đốc bang Georgia một nhiệm kỳ và trở thành tổng thống thứ 39 của Mỹ, từ năm 1977 đến năm 1981.Trong những năm sau nhiệm kỳ tổng thống, ông Carter đã thành lập Trung tâm Carter cùng với vợ của mình là bà Rosalynn Carter, với hy vọng thúc đẩy hòa bình và sức khỏe của thế giới. Cựu Tổng thống Carter đã nhận được giải Nobel Hòa bình năm 2002 vì những nỗ lực thúc đẩy hòa bình trên toàn cầu.Trong một tuyên bố từ Nhà Trắng hôm 29.12, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh: "Hôm nay, nước Mỹ và thế giới đã mất đi một nhà lãnh đạo, chính khách và nhà nhân đạo phi thường".Tổng thống đắc cử Donald Trump thì nói "tất cả chúng ta đều nợ ông Carter một lời cảm ơn". Trên mạng xã hội, ông Trump viết: "Những thách thức mà ông Jimmy phải đối mặt trên cương vị tổng thống xuất hiện trong thời điểm then chốt đối với nước Mỹ và ông ấy đã làm mọi thứ trong khả năng của mình để cải thiện cuộc sống của tất cả người Mỹ".Cựu Tổng thống Bill Clinton cho biết ông Carter đã "làm việc không mệt mỏi vì một thế giới tốt đẹp hơn, công bằng hơn". Trong một tuyên bố chung với vợ là cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, ông Clinton nói rằng ông Carter "sống để phục vụ người khác - cho đến phút cuối cùng".Cựu Tổng thống George W. Bush chia sẻ những nỗ lực của ông Carter nhằm để lại một thế giới tốt đẹp hơn không chỉ dừng lại ở nhiệm kỳ tổng thống. Còn cựu Tổng thống Barack Obama nói ông Carter "đã dạy cho tất cả chúng ta ý nghĩa của việc sống một cuộc sống khoan dung, nhân phẩm, công bằng và phục vụ".
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 18.3.2024
Căn cứ điều 17 luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về tiền Việt Nam như sau:1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "có" của Ngân hàng Nhà nước.Do đó, tiền giả là tiền được làm gần giống như với tiền thật nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước phát hành.Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 58/2024/TT-NHNN, có hiệu lực từ ngày 14.2, thay thế Thông tư 28/2013/TT-NHNN hướng dẫn về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng.Cụ thể, thông tư 58/2024/TT-NHNN hướng dẫn việc thu giữ tiền giả; tạm thu giữ tiền nghi giả; giám định tiền giả, tiền nghi giả; đóng dấu, bấm lỗ tiền giả; đóng gói, giao nhận, bảo quản và vận chuyển tiền giả trong ngành ngân hàng.Theo thông tư quy định, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi phát hiện tiền giả trong giao dịch tiền mặt với khách hàng phải thu giữ theo quy định; khi phát hiện tiền nghi giả phải tạm thu giữ theo quy định; không trả lại tiền giả, tiền nghi giả cho khách hàng.Người làm công tác thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả phải được bồi dưỡng kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả theo chương trình của Ngân hàng Nhà nước hoặc được bồi dưỡng về nghiệp vụ giám định tiền.Người làm công tác giám định tiền giả, tiền nghi giả của Ngân hàng Nhà nước phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ giám định tiền.Trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện đồng tiền có dấu hiệu nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối chiếu với đặc điểm bảo an trên tiền thật (hoặc tiền mẫu) cùng loại, hoặc thông báo về đặc điểm và cách nhận biết tiền Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước đã công bố, đối chiếu với thông báo về đặc điểm nhận biết tiền giả của Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công an và xử lý như sau:1. Trường hợp khẳng định là loại tiền giả đã được Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công an thông báo bằng văn bản, phải thực hiện thu giữ, lập biên bản theo mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP ngày 8.12.2023 của Chính phủ quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam, đóng dấu và bấm lỗ tiền giả. Việc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả thực hiện như sau: Đóng dấu “TIỀN GIẢ” lên 2 mặt của tờ tiền giả, mỗi mặt đóng một lần và bấm 4 lỗ trên tờ tiền giả (mỗi cạnh chiều dài tờ tiền giả bấm 2 lỗ tròn cân đối bằng dụng cụ bấm lỗ tài liệu dùng cho văn phòng).2. Trường hợp xác định là tiền giả loại mới, phải thực hiện thu giữ và lập biên bản theo mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP nhưng không đóng dấu, không bấm lỗ tiền giả.Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày thu giữ tiền giả loại mới, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở giao dịch phải thông báo bằng văn bản cho Cục Phát hành và kho quỹ; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho Sở giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn nơi tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tài khoản thanh toán (Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn). Nội dung thông báo bao gồm các thông tin về loại tiền, số lượng, seri và mô tả đặc điểm của tiền giả.Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo kịp thời cho cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp, xử lý khi phát hiện một trong các trường hợp sau:Trong quá trình kiểm đếm, phân loại, tuyển chọn tiền, sau khi giao nhận tiền mặt theo bó, túi nguyên niêm phong trong ngành ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khi phát hiện tiền giả, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xử lý như đối với tiền giả phát hiện trong giao dịch tiền mặt.Thông tư 58/2024/TT-NHNN nêu rõ, trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện tiền nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tạm thu giữ và lập biên bản theo mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP.Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tạm thu giữ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chuyển hồ sơ giám định đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở giao dịch để giám định.Căn cứ điều 207 bộ luật Hình sự 2015 quy định tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả như sau:
Ngày 16.3, tin từ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết, lực lượng của đơn vị tổ chức tìm kiếm, cứu được 2 ngư dân bị nạn, trôi dạt trên vùng biển Tây Nam.Trước đó, khoảng 5 giờ ngày 15.3, trong lúc làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên vùng biển Tây Nam, lực lượng Vùng Cảnh sát biển 4 nhận tin báo có 2 ngư dân trên tàu cá KG-1320 TS mất tích.Ngay sau đó, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 chỉ đạo các tàu đang thực hiện nhiệm vụ trên thực địa tăng cường quan sát, tổ chức tìm kiếm, sẵn sàng hỗ trợ cứu nạn. Đến 17 giờ ngày 15.3, tàu KN-203 của đơn vị phát hiện và cứu được 2 ngư dân đang trôi dạt trên biển. Sau đó, chỉ huy tàu cử cán bộ quân y kiểm tra, chăm sóc sức khỏe, trấn an tinh thần, động viên ngư dân gặp nạn. Qua xác minh, 2 ngư dân là Nguyễn Ngọc Giàu (40 tuổi) và Huỳnh Chí Thảo (30 tuổi, cùng ngụ tỉnh Đồng Tháp) là lao động trên tàu cá KG-1320 TS.Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 chỉ đạo lực lượng chức năng làm rõ nguyên nhân; đồng thời liên lạc với chủ tàu và thuyền trưởng để thực hiện các bước tiếp nhận 2 ngư dân theo quy định.
Gấp đôi ưu đãi mua sắm khi thanh toán VNPAY-QR bằng thẻ tín dụng Vietcombank
Trong trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 diễn ra hôm 29.12.2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore, Hồ Tấn Tài dính chấn thương dây chằng đầu gối sau một tình huống nỗ lực khống chế và dứt điểm. Sáng 30.12.2024, anh được đưa đi kiểm tra và các bác sĩ chẩn đoán hậu vệ này chỉ bị đụng dập dây chằng chứ không đứt, không cần phải phẫu thuật. Chấn thương này cần 6 đến 8 tuần để hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, kết quả đó là không chính xác do phần cơ của Tấn Tài còn căng sau khi thi đấu. Đến sáng 13.1.2025, cầu thủ quê Bình Định đi chụp chiếu, kiểm tra lại đầu gối. Lần này, các bác sĩ cho biết hậu vệ sinh năm 1997 cần phải phẫu thuật do đứt bán phần dây chằng đầu gối phải. Anh sẽ cần khoảng 9 tháng để có thể trở lại sân cỏ. Dự kiến, Tấn Tài sẽ lên bàn mổ vào sáng ngày 14.1. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) muốn hậu vệ này được phẫu thuật ở Vinmec tại Hà Nội, nơi tiền đạo Nguyễn Xuân Son đang điều trị, phục hồi. Trong khi đó, CLB Bình Dương đề nghị cho Tấn Tài được phẫu thuật ở TP.HCM để tiện cho việc phục hồi sau chấn thương. Nếu ca mổ được thực hiện ở TP.HCM, người phẫu thuật cho Tấn Tài cũng là một bác sĩ tay nghề cao, từng phẫu thuật cho các tuyển thủ quốc gia như Đỗ Hùng Dũng, Đoàn Văn Hậu... VFF và CLB Bình Dương sẽ làm việc với nhau để sớm thống nhất phương án điều trị tốt nhất cho Tấn Tài, đề cầu thủ này trở lại sân cỏ nhanh nhất có thể. Theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, khả năng hậu vệ này được phẫu thuật ở TP.HCM là cao hơn.