Lầu Năm Góc 'tê liệt' chỉ vì một thượng nghị sĩ
Ngày 27.2, Công an TP.HCM tổ chức lễ chuyển giao, tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; lý lịch tư pháp, thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp. Ngoài ra, Công an TP.HCM còn tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM và từ lực lượng thanh niên xung phong; an toàn, an ninh thông tin mạng từ Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM.Kết quả trên là thực hiện tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.Phát biểu tại buổi lễ, trung tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TP.HCM đề nghị các sở ngành tiếp tục hỗ trợ Công an TP.HCM trong công tác tiếp nhận, tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời, trung tướng Nam còn đề nghị tiếp tục rà soát, thống kê, kiểm đếm cơ sở vật chất, hồ sơ, tài liệu có liên quan đầy đủ, chính xác, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường sau khi Công an TP.HCM tiếp nhận."Tôi tin rằng công tác chuyển giao, tiếp nhận ngày hôm nay sẽ nhanh chóng được vận hành, ổn định, phục vụ liên tục và ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Từ đó đóng góp tích cực vào công tác gìn giữ an ninh, trật tự, phát triển kinh tế xã hội", trung tướng Lê Hồng Nam nói.Trước đó, Sở Giao thông vận tải lưu ý người dân, giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng thì vẫn còn giá trị, được sử dụng bình thường. Nếu chưa đến thời hạn sử dụng ghi trên giấy phép lái xe thì không nhất thiết phải chuyển đổi sang hạng giấy phép lái xe mới theo quy định của luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Còn Sở Tư pháp TP.HCM là cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người dân. Phiếu lý lịch tư pháp có giá trị chứng minh cá nhân có hoặc không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tòa án tuyên bố phá sản.Hôm 24.1, Bộ Tư pháp có công văn gửi UBND các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương về việc chuyển giao nhiệm vụ lý lịch tư pháp từ Sở Tư pháp sang công an cấp tỉnh. Việc này nhằm triển khai ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.Từ tháng 11.2024 đến nay, Sở Tư pháp TP.HCM thực hiện thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID đối với người dân có tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Thông qua đó, người dân có thể ngồi ở nhà thực hiện các bước trên điện thoại hoặc máy tính chỉ trong khoảng 5 phút mà không cần đến Sở Tư pháp. Việc này giúp người dân không mất thời gian, công sức phải đến, chờ đợi như trước đây.Khi làm trên VNeID, phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử (được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số) có giá trị pháp lý như bản giấy. Ngoài bản điện tử được cấp trên VNeID, nếu có nhu cầu, người dân có thể chọn nhận thêm bản giấy được trả trực tiếp tại Sở Tư pháp, hoặc qua dịch vụ bưu chính.Hàng ngàn Phật tử ở TP.HCM đăng ký hiến mô, tạng và hiến xác
Ngày 13.2, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà có buổi buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai và các đơn vị liên quan về tình hình cung ứng vật liệu xây dựng; giải quyết vướng mắc tại các dự án giao thông trọng điểm ở Đồng Nai nói riêng như sân bay Long Thành, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và tổng thể các dự án trọng điểm ở miền Nam nói chung.Báo cáo với phó thủ tướng, ông Nguyễn Tiến Việt, Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), nói dự án sân bay Long Thành đang đẩy nhanh tiến độ nên nhu cầu về đá xây dựng để thi công trong 2025 là rất lớn. "Cụ thể, dự án sân bay Long Thành cần hơn 7 triệu m3 đá, hiện chỉ mới đưa vào sử dụng hơn 2 triệu m3.Từ nay đến cuối 2025 cần gần 5 triệu m3, nhưng hiện các mỏ đá ở Đồng Nai chưa đáp ứng được nhu cầu", ông Việt trình bày.Vì vậy, ACV đề nghị tỉnh Đồng Nai tăng công suất, tăng năng lực khai thác tại các mỏ trên địa bàn. Đồng thời cho phép phương tiện vận chuyển được hoạt động xuyên đêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu thi công. "Tới đây mỗi ngày phải có khoảng 2.000 chuyến xe chở vật liệu ra vào công trường mới đáp ứng đủ nhu cầu thi công các gói thầu tại sân bay Long Thành", ông Việt cho hay.Về phía Bộ GTVT, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn thông tin thêm hiện khu vực phía Nam đang triển khai 15 dự án giao thông trọng điểm, tổng nhu cầu đá xây dựng hơn 21 triệu m3. Theo ông Lê Anh Tuấn, Đồng Nai được xem là "thủ phủ" khai thác đá của cả nước với 32 mỏ đã được cấp phép, tổng trữ lượng gần 400 triệu m3. Trung bình mỗi năm tỉnh có thể khai thác 22 triệu m3 đá. Tuy nhiên hiện các mỏ đá trên địa bàn Đồng Nai không đáp ứng đủ nhu cầu cho các dự án. Về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức nói rằng vấn đề gia hạn, điều chỉnh giấy phép và cấp phép khai thác đá đang gặp một số khó khăn vướng mắc. Vừa qua, Đồng Nai đã làm việc với Bộ TN-MT, chủ mỏ đá, chủ đầu tư các dự án; qua đó thống nhất sẽ thành lập 2 tổ nhằm giải quyết những vấn đề pháp lý về gia hạn, nâng công suất khai thác mỏ và điều phối, phân bổ đá xây dựng phục vụ các dự án. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh: "Những vướng mắc về khai thác đá sẽ được xử lý trong những ngày tới, đảm bảo nguồn cung vật liệu phục vụ dự án giao thông trọng điểm tại Đồng Nai và khu vực phía nam".Kết luận tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Đồng Nai cần nhanh chóng thành lập tổ công tác xử lý vấn đề liên quan đến đá xây dựng. Trong tháng 2 này phải hoàn thành thủ tục, hồ sơ gia hạn khai thác, nâng công suất mỏ, điều phối đá cho các dự án. Các đơn vị liên quan cần lập tức xử lý phần việc được giao, không được đùn đẩy trách nhiệm.Theo phó thủ tướng, thời gian tới, số lượng phương tiện vận chuyển vật liệu lưu thông trên các tuyến đường tại Đồng Nai sẽ rất lớn, do đó tỉnh cần bố trí lực lượng điều tiết, phân luồng giao thông, đảm bảo an toàn, thông suốt. Phó thủ tướng cũng lưu ý chủ đầu tư các dự án là xác định rõ khối lượng đá phục vụ thi công và chịu trách nhiệm về con số đưa ra.
Xu hướng office core xâm lấn từ chốn công sở đến sàn diễn thời trang
Lê Nguyễn Thùy Dương, thủ khoa học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn năm học 2024-2025, cho biết, niềm đam mê trong học tập của em một phần được bồi đắp từ văn chương, nhưng phần lớn được nuôi dưỡng bởi những người thân trong gia đình và các thầy cô giàu tâm huyết mà em từng gặp. "Ngay từ nhỏ ba mẹ em đã hướng cho em và chị gái song sinh của em là Lê Nguyễn Ánh Dương (học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu- ĐH Quốc gia TP.HCM), đạt giải ba môn văn quốc gia năm nay, rằng giáo dục là con đường dẫn con người đến cuộc sống tốt đẹp hơn và nuôi dưỡng niềm tin đó trong lòng em từ thời thơ ấu. Trong một số tác phẩm văn chương, các nhân vật nữ mà em yêu thích cũng có niềm tin mạnh mẽ rằng giáo dục có liên quan mật thiết đến quyền và vị thế của phụ nữ. Sức sống của các nhân vật đó và hy vọng của gia đình em mang lại cho chúng em khát vọng và niềm say mê với việc học", Thùy Dương chia sẻ."Vậy nên em nghĩ rằng để học tốt môn ngữ văn, điều quan trọng nhất là trân trọng những trải nghiệm của mình - trong văn chương và trong cuộc sống và truyền tải chúng một cách chân thành, phù hợp trong bài làm của mình. Đây cũng là điều các giáo viên hướng dẫn lưu ý với em và các bạn trong suốt quá trình học tập'', Thùy Dương nói thêm. Thủ khoa môn ngữ văn của kỳ thi học sinh giỏi quốc gia chia sẻ về kỷ niệm đáng nhớ nhất với em trên hành trình đọc và học văn, có lẽ chính là những giờ ngủ trưa hồi tiểu học. Dương cho biết, em không có thói quen ngủ trưa vì đã ngủ đủ vào buổi tối rồi. Nằm yên không biết làm gì, em mượn những quyển sách từ thư viện nhỏ trong lớp để đọc. "Những tuyển tập truyện cổ tích do thầy Nguyễn Ngọc Ký sưu tầm và viết lại, những trang thơ cũ của nhà thơ Trần Đăng Khoa… đó là những "giấc mơ trưa" của em, là khoảnh khắc chính thức đánh dấu sự tìm đến văn chương của em. Lúc đó em không tìm đến văn chương vì một mục đích cụ thể nào như để học giỏi văn, để tiếp thu kiến thức… em chỉ đến vì một hứng thú vô tư. Có lẽ văn chương sẽ đồng hành lâu với độc giả khi chúng ta xây dựng một mối liên kết hồn nhiên với nó", nữ sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong kể lại.Việc đọc sách cũng là điều kiện tiên quyết làm nên một người học sinh giỏi không chỉ trong môn ngữ văn mà là bất cứ môn học nàoThực tế cho thấy, học sinh hiện nay bị tác động nhiều bởi các thiết bị công nghệ, có phần xa rời với việc đọc sách. Dẫn đến sợ, ngại môn văn, không có vốn từ, cảm xúc để viết. Thế nên Thùy Dương chia sẻ với các bạn cách học văn một cách nhẹ nhàng nhất. Theo Dương, hãy bắt đầu từ những điều mình yêu thích trong văn học như các thể loại hay nội dung mà mình yêu thích. Nội dung của văn học thể hiện tất cả các phương diện đời sống. Do đó, ta có thể bắt đầu tự mình tìm đọc những tác phẩm nói về lĩnh vực, đề tài mình yêu thích.Vận dụng những kỹ năng và kiến thức trong văn học vào đời sống hàng ngày; từ việc đọc các văn bản thông tin thông thường đến các bài luận xin học bổng... Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đặt trọng tâm vào tính ứng dụng của văn học, đây là một lợi thế rất lớn giúp các bạn trẻ tiếp thu văn học tốt hơn.Trí tuệ nhân tạo (AI) hay công nghệ là xu thế phát triển của thời đại, nên ta phải tận dụng nó để phục vụ cho việc học văn, thậm chí làm cho việc học văn trở nên thú vị, sinh động hơn. AI có thể là một trợ lý ảo hay một nơi cung cấp những ý kiến khác để ta tham khảo, xem xét, chắt lọc, từ đó có sự soi chiếu đa dạng vào những văn bản đã học. AI cũng có thể vẽ tranh minh họa cho các tác phẩm, sơ đồ hóa nội dung bài học... làm cho môn văn trở nên thú vị hơn rất nhiều.Theo Thùy Dương, việc đọc sách không chỉ giúp ta rèn luyện khả năng đọc hiểu, tăng vốn từ, mà còn giúp ta tích lũy kiến thức về mọi mặt của đời sống. Quan trọng hơn, việc đọc và suy ngẫm về điều viết trong sách sẽ mang đến cho ta một sự trải nghiệm gián tiếp mà qua đó sẽ giúp mỗi người trở nên trưởng thành hơn rất nhiều. ''Việc đọc sách cũng là điều kiện tiên quyết làm nên một người học sinh giỏi không chỉ trong môn ngữ văn mà là bất cứ môn học nào'', thủ khoa môn ngữ văn của kỳ thi học sinh giỏi quốc gia nhận xét.''Đối với sách chuyên ngành, nên chọn và tìm hiểu về các tác giả cơ bản, phải đọc trước; sau đó đọc sâu rộng hơn theo mục tiêu học tập cũng như sở thích của bản thân. Còn sách thường thức, ta nên tìm nguồn sách trước hết từ sự giới thiệu của các nhà chuyên môn, các giải thưởng hay các bảng xếp hạng uy tín. Vì những căn cứ đó đã giúp sàng lọc trước, chọn trước cho mình những tác phẩm được xem là có giá trị'', Thùy Dương phân tích thêm.Là một giáo viên, với tôi hạnh phúc nhất là khi được chúc mừng học sinh của mình thành công, đây là niềm vui thật lớn, vỡ òa hạnh phúc. Chúng tôi đã từng có học sinh đạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, nhưng đây là lần đầu tiên có kết quả tuyệt vời, thủ khoa môn văn quốc gia, lại là học sinh lớp 11 CV1.Từ khi các em bước vào ngôi trường mơ ước của mình, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, học sinh lớp 10 chuyên ngữ văn rất hào hứng với môi trường học tập mới. Khi được nghe tôi kể về truyền thống học tập của học sinh trường chuyên, em nào cũng tràn đầy sự quyết tâm và khao khát học giỏi. Trong đó có Lê Nguyễn Thùy Dương học rất giỏi môn ngữ văn, chữ viết rất đẹp.Trong thời gian trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy Dương có năng khiếu học văn, cách viết của em rất nhẹ nhàng mà sâu sắc, những tầng nghĩa hiểu biết của em rất phong phú cho thấy sự nghiền ngẫm, học tập rất nghiêm túc. Nên dù mới vào lớp 10 em Thùy Dương đã thi đậu vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia, điều này chưa có đối với môn ngữ văn trước đó. Tiếp đến em Thùy Dương đạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic truyền thống 30/4.Khi những kết quả tốt đẹp đó đến với mình, Dương càng chăm học hơn, tôi rất hài lòng về khả năng tập trung trong học tập của em.Mỗi khi em nghe giảng bài, tôi quan sát thấy em lắng nghe chăm chú, say mê để rồi từ đó em phát hiện ra một ý hay, làm giàu cho kho tàng trí tuệ của mình, thêm được một cách diễn đạt thu hút hơn. Đọc bài em viết, tôi rất vui khi em hiểu vấn đề một cách sâu sắc và chọn cách thể hiện bài văn một cách linh hoạt, sáng tạo nên bài văn của em thường nổi bật nhất trong lớp. Tôi rất hài lòng khi biết em đọc rất nhiều sách và độ khó được nâng cao dần lên, mỗi cuốn sách giúp cho trải nghiệm của em sâu sắc và tư duy tiến bộ lên mỗi ngày. Có thể nói trong quá trình trao đổi hàng ngày, sống cùng với nhân vật, cùng cảm nhận những lời văn hay, cùng cảm được cái day dứt của tác giả… đã nuôi dưỡng tình yêu của em với môn văn một cách liền mạch như hơi thở trong cuộc sống, giản dị mà hữu ích.Thùy Dương là một học sinh chuyên văn rất ngoan, em đọc từng trang văn một cách thấm thía. Tôi hay khích lệ em, lời khen chân thành và đúng lúc cho các em thêm nhiều nhiệt huyết và niềm tin. Dương cũng sẵn sàng chia sẻ trao đổi kinh nghiệm học tập của mình với bạn bè mà vẫn giữ được nét riêng của chính mình. Em nhìn thấy tâm huyết của thầy cô trong việc trao truyền kiến thức, rất trân trọng điều này và đã quyết tâm thực hiện ước mơ như một lời biết ơn thiết thực nhất. Tôi trân quý tấm lòng của em với văn chương, tôi hay nói với em, ai có lòng biết ơn sẽ có đủ đầy mọi điều trong cuộc sống.Giáo viên Nguyễn Thị Ái Vân, Tổ trưởng tổ ngữ văn Trường chuyên Lê Hồng Phong
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, sáng nay, không khí lạnh rất mạnh đang di chuyển xuống miền Bắc nước ta. Khoảng gần sáng và sáng 7.2, không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến Đông Bắc bộ, sau đó đến Tây Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ và một số nơi ở Nam Trung bộ. Gió đông bắc trong đất liền mạnh lên cấp 3, vùng ven biển cấp 3 - 4, có nơi có gió giật cấp 6.Từ chiều 7.2 miền Bắc chuyển rét đậm, rét hại; từ đêm 7.2 Bắc Trung bộ trời chuyển rét đậm, khu vực từ Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở miền Bắc phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi 5 - 8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; Bắc Trung bộ phổ biến 11 - 14 độ C, ở từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14 - 16 độ C.Khu vực Hà Nội từ chiều 7.2 chuyển rét đậm, có nơi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 10 - 12 độ C.Cơ quan khí tượng nhận định, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với dòng xiết trong đới gió tây trên cao nên từ đêm nay đến ngày 8.2, miền Bắc và Thanh Hóa có mưa rải rác; từ ngày 7 - 9.2, khu vực từ Nghệ An đến Khánh Hòa có mưa, mưa rào, có nơi mưa to và giông.Đáng chú ý, từ ngày 7 - 9.2 là thời điểm không khí lạnh ảnh hưởng mạnh nhất, vùng núi cao miền Bắc có khả năng xảy ra mưa tuyết và băng giá. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến gia súc, gia cầm; ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.Để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, Bộ NN-PTNT đề nghị các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến đợt không khí lạnh, rét và thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền cơ sở, nhân dân chủ động biện pháp phòng tránh phù hợp.Triển khai phương án ứng phó với rét, trong đó đặc biệt tăng cường hướng dẫn việc bảo đảm sức khỏe cho người dân, học sinh tại các trường nội trú, không dùng bếp than sưởi ấm trong phòng kín để tránh thiệt hại về người.Tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, dự trữ thức ăn; phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn cho sản xuất lúa, rau màu và cây trồng khác.
Chân váy dáng dài trở thành món đồ cực tôn dáng vào mùa hè thu
Ngày 23.1, Cơ quan đại diện phía nam Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức chương trình Tết nhân ái với chủ đề Bữa cơm đoàn viên lần 2 năm 2025 nhằm giúp đỡ các trẻ em mồ côi, khuyết tật, người già yếu, neo đơn đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm nhân đạo Quê Hương, Trung tâm nhân đạo Làng Tre và các trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại Q.1, Q.3 (TP.HCM).Bữa cơm đoàn viên là nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam mỗi khi tết đến, là điều mong đợi của nhiều gia đình sau cả năm làm việc. Với mong muốn góp thêm niềm vui cho những mảnh đời cơ nhỡ, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã và đang cùng xã hội chăm lo để ai cũng có tết. Ông Vũ Thanh Lưu, Phó chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chia sẻ: "Năm 2024, tại chương trình Bữa cơm đoàn viên lần 1, những ánh nhìn rạng rỡ, nụ cười hạnh phúc của các cô chú, các em nhỏ đã làm chúng tôi xúc động. Tình yêu thương là những kỷ niệm đẹp, giúp các cô chú, các cháu có thêm niềm tin và niềm hy vọng vào cuộc sống tương lai ngày càng tốt đẹp hơn". Ngoài được thưởng thức các món ăn ngày tết, các cô chú tại trung tâm bảo trợ và các em nhỏ còn được xem các tiết mục văn nghệ, múa lân… Dịp này, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao tặng 100 phần quà (mỗi phần trị giá trên 500.000 đồng và tiền mặt 1 triệu đồng) cho trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa và 20 phần quà tặng cho đoàn lân sư rồng Long Nhi Đường. Tổng trị giá quà tặng hơn 380 triệu đồng.