Cảm hứng về quê, lên núi cao bất tận trong những bộ ảnh thời trang xuân
Ngày 17.1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam đối với việc Mỹ đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam hoan nghênh việc Chính phủ Mỹ ngày 14.1 vừa qua đã quyết định đưa Cuba ra khỏi "danh sách các quốc gia được cho là tài trợ khủng bố" của Bộ Ngoại giao Mỹ cùng một số bước đi theo hướng giảm cấm vận đối với nước này."Lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực tiến tới bình thường hóa quan hệ Cuba - Mỹ, bao gồm việc Mỹ chấm dứt hoàn toàn các biện pháp bao vây cấm vận chống Cuba theo tinh thần các nghị quyết liên quan của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, vì quyền lợi chính đáng của nhân dân Cuba, vì hòa bình ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Mỹ và trên thế giới", bà Hằng khẳng định.Trước đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 14.1 công bố sẽ xóa Cuba khỏi danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố. Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez Parrilla đã hoan nghênh quyết định của Mỹ đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia mà Washington cho là tài trợ khủng bố. Người đứng đầu ngành ngoại giao Cuba cho rằng Mỹ vừa có một động thái nghiêm túc, quan trọng và đúng hướng.Đảng Cộng sản Cuba cũng ra tuyên bố hoan nghênh quyết định của Washington, coi đây là thắng lợi của cuộc Cách mạng Cuba.Mẹ đơn thân vượt căn bệnh nguy hiểm, trở thành nữ VĐV thể hình
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của DeepSeek đã làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư vào sức mạnh của ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) tại Mỹ, dẫn đến việc giá cổ phiếu của nhiều công ty phương Tây, bao gồm Nvidia và ASML, giảm mạnh vào hôm 27.1.Một thông tin đáng chú ý đối với các nhà đầu tư là khả năng của DeepSeek trong việc cung cấp một chatbot AI có hiệu suất tương đương ChatGPT nhưng lại miễn phí cho người dùng và có chi phí phát triển thấp hơn nhiều. Điều này cho thấy rằng việc tạo ra các mô hình ngôn ngữ hiệu quả không nhất thiết phải phụ thuộc vào nguồn lực phần cứng và chi phí cao.Theo CNBC, kết thúc phiên giao dịch hôm 27.1, giá cổ phiếu của Nvidia đã bốc hơi 600 tỉ USD, tương đương mức giảm 17,8%. Cổ phiếu ASML cũng giảm 11%, đánh dấu mức giảm kỷ lục trong một phiên giao dịch kể từ ngày 15.10 năm ngoái.Nhiều công ty công nghệ khác cũng bị ảnh hưởng nặng nề, với cổ phiếu của Broadcom giảm 17,3%, AMD giảm 8%, Microsoft giảm 3% và Palantir giảm 7%. Thậm chí các công ty không liên quan trực tiếp đến AI như Constellation Energy và Vistra cũng chứng kiến giá trị cổ phiếu giảm lần lượt 21% và 29%. Tổng cộng, thị trường chứng khoán Mỹ đã mất hơn 1.000 tỉ USD vốn hóa trong một ngày.Nvidia được xem là một trong những công ty hưởng lợi chính từ sự bùng nổ AI trong hai năm qua, nhờ vào việc phát triển và cung cấp máy gia tốc cho các hệ thống máy tính. Trong khi đó, ASML là nhà cung cấp máy in thạch bản lớn nhất phục vụ cho sản xuất chip. Công ty dự kiến sẽ công bố báo cáo tài chính hằng quý trong tuần này.Thời gian gần đây, các hoạt động của các công ty và chính quyền Mỹ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ đã được báo chí đưa tin rộng rãi. Meta Platforms đã công bố kế hoạch đầu tư lên tới 65 tỉ USD để xây dựng các trung tâm xử lý dữ liệu. Dự án Stargate, được công bố với sự tham gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, dự kiến sẽ đầu tư lên tới 500 tỉ USD trong 4 năm tới.Tất cả những điều này cho thấy rằng Mỹ sẽ không ngừng chi tiêu lớn để duy trì vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực AI. Tuy nhiên, sự đột phá của DeepSeek đã chỉ ra rằng không phải lúc nào cũng cần thiết phải đầu tư lớn vào phần cứng, thay vào đó việc tối ưu hóa phần mềm trong môi trường hạn chế về tài nguyên cũng có thể mang lại hiệu quả cao. Nếu các công ty trong ngành nhận ra sự mất cân bằng này, nhu cầu về sản phẩm từ ASML và Nvidia có thể sẽ giảm, điều này đang gây áp lực lên giá cổ phiếu của các công ty công nghệ phương Tây trong phiên giao dịch gần đây.
Mẹ đơn thân chạy Grab nuôi mẹ già cùng 2 con: 'Tôi thích đi trong mưa vì…'
"Châu Âu phải chấp nhận thách thức này, cuộc chạy đua vũ trang này. Và phải giành chiến thắng", Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk phát biểu khi ông đến hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels (Bỉ) ngày 6.3. "Châu Âu thực sự có khả năng giành chiến thắng trong bất kỳ cuộc đối đầu quân sự, tài chính, kinh tế nào với Nga - chúng ta mạnh hơn", ông Tusk nhấn mạnh."Chúng tôi ở đây để bảo vệ Ukraine", chủ tọa cuộc họp là Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa, phát biểu khi ông và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nồng nhiệt chào đón Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.Khi đến dự hội nghị thượng đỉnh EU ngày 6.3, bà der Leyen viết trên mạng xã hội X rằng châu Âu "đang phải đối mặt với một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu" và nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị thượng đỉnh này trong việc thúc đẩy chi tiêu quốc phòng cho châu Âu. "Chúng ta phải có khả năng tự vệ và đưa Ukraine vào vị thế mạnh mẽ", bà von der Leyen viết.Tuy nhiên, nhiều thập niên phụ thuộc vào sự bảo vệ của Mỹ, sự khác biệt về tài chính và cách thức sử dụng năng lực răn đe hạt nhân của Pháp cho châu Âu đã cho thấy EU sẽ khó khăn như thế nào để lấp đầy khoảng trống mà Washington để lại sau khi Mỹ đóng băng viện trợ quân sự cho Ukraine, theo Reuters.Theo NATO, Washington đã cung cấp hơn 40% viện trợ quân sự cho Ukraine vào năm ngoái, trong đó có một số viện trợ châu Âu không thể dễ dàng thay thế. Một số nhà lãnh đạo EU vẫn hy vọng rằng Washington có thể được thuyết phục quay trở lại, theo Reuters.Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 6.3 nhắc lại cam kết của ông là sẽ mở một cuộc tranh luận về việc mở rộng ô dù hạt nhân của Pháp cho các nước châu Âu khác, nhưng ông nhấn mạnh quyết định cuối cùng về việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ vẫn nằm trong tay tổng thống nước này, theo Đài Sky News. "Tôi muốn tin rằng Mỹ sẽ vẫn ở phía chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải sẵn sàng nếu Mỹ không còn ở bên chúng ta nữa".Cam kết trên của ông Macron đã nhận phải những phản ứng trái chiều. Tổng thống Gitanas Nauseda của Litva nói rằng "chiếc ô hạt nhân như thế sẽ đóng vai trò răn đe thực sự nghiêm túc đối với Nga". Phía Ba Lan thì nói rằng ý tưởng này đáng để thảo luận trong khi những nước khác, như Đức, nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ Mỹ tham gia.Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rằng châu Âu phải chịu trách nhiệm nhiều hơn cho an ninh của mình và Mỹ sẽ không bảo vệ một đồng minh NATO không chi đủ tiền cho quốc phòng.
Ngày 26.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, tặng quà cho người dân huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa).Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2024, khi là một trong những tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.Bước sang năm 2025, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, hùng cường, người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.Trước mắt là dịp tết Nguyên đán, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa chăm lo Tết cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các gia đình, chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tinh thần không để hộ nào không được đón Tết. Đồng thời, quan tâm đến đời sống công nhân các khu công nghiệp, bố trí đi thăm hỏi, động viên các công nhân đang thi công trên công trường để cổ vũ thi đua lao động sản xuất đầu năm.Thủ tướng cũng lưu ý một số vấn đề lớn mà tỉnh Thanh Hóa cần quyết liệt thực hiện trong năm 2025 và thời gian tiếp theo, đó là thực hiện tốt việc tinh gọn bộ máy; tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát; xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp...Trước đó, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (H.Thọ Xuân, Thanh Hóa), để tưởng nhớ công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị vua triều Lê và danh thần, nghĩa sĩ từng tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Báo cáo với Thủ tướng và đoàn công tác, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết dịp tết Nguyên đán 2025, tỉnh Thanh Hóa đã chi trả trợ cấp ưu đãi tháng 1 và tháng 2.2025 cho hơn 64.000 người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, với tổng kinh phí hơn 420 tỉ đồng; chi trả trợ cấp xã hội tháng 1.2025 cho 187.494 đối tượng và hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng kinh phí hơn 142 tỉ đồng; chăm sóc, điều trị, bảo đảm tốt các chế độ, chính sách và tổ chức các hoạt động vui Tết, đón xuân cho hơn 2.000 đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý tại các cơ sở trợ giúp xã hội, điều dưỡng người có công với cách mạng, cai nghiện ma túy công lập trên địa bàn tỉnh.Các cấp, các ngành trong tỉnh đã bố trí ngân sách và huy động nguồn xã hội hóa với tổng số tiền và hàng hóa trị giá 375,192 tỷ đồng để trao tặng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... Tính đến hết năm 2024, đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được hơn 4.200 căn nhà cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở, góp phần tạo dựng "mái ấm" an toàn, yên vui cho người dân trong dịp Tết.
Nam kỳ thế kỷ 19 qua ghi chép của người Pháp: Cuộc khởi nghĩa 18 thôn vườn trầu
Hiệp hội APacCHRIE trực thuộc International CHRIE (ICHRIE) là một tổ chức học thuật phi lợi nhuận với sứ mệnh nâng cao chất lượng giáo dục, nghiên cứu và thực tiễn kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, du lịch và dịch vụ ăn uống (F&B). Thông qua các hội nghị, tạp chí học thuật và cơ hội trao đổi cũng như thực tập, ICHRIE triển khai hàng loạt hoạt động đặc thù tại 7 nhánh khu vực trên thế giới, bao gồm: APacCHRIE (Châu Á - Thái Bình Dương), EuroCHRIE (Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi), và các nhánh tại Mỹ, Trung Đông, Bắc Phi.Thành viên của ICHRIE đến từ nhiều trường đại học danh tiếng đào tạo về Du lịch như:Chính thức được APacCHRIE phê duyệt trở thành thành viên của Hiệp hội và là đại diện của Việt Nam trong tổ chức, TS. Nguyễn Công Minh đã tham dự cuộc họp Hội đồng APacCHRIE thường niên tại Bangkok (Thái Lan) vào tháng 1.2025. Tiếp đó, TS. Nguyễn Công Minh sẽ tham gia Hội nghị APacCHRIE 2025 dự kiến diễn ra vào tháng 5.2025 tại Chiang Mai (Thái Lan) với nhiều hoạt động hướng đến việc thúc đẩy kết nối và phát triển bền vững trong lĩnh vực Giáo dục Du lịch - Khách sạn. Đây sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hoài bão của TS. Nguyễn Công Minh về việc đưa Giáo dục Du lịch của Việt Nam lên bản đồ Giáo dục Du lịch của thế giới.TS. Nguyễn Công Minh tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Du lịch - Khách sạn tại Trường Quản lý Khách sạn & Du lịch (SHTM), ĐH Bách Khoa Hồng Kông (Hong Kong PolyU) - một trong những trường đại học đào tạo Du lịch nằm ở Top đầu của thế giới và khu vực Châu Á, cụ thể:Công tác tại ĐH Duy Tân từ năm 2009, TS. Nguyễn Công Minh từng đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý tại Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Đào tạo Quốc tế, Khoa Du lịch và hiện tại là Trưởng Ban Sau Đại học. TS. Nguyễn Công Minh đã tham gia giảng dạy cho nhiều thế hệ sinh viên ngành Du lịch, đồng thời đã thực hiện nghiên cứu khoa học và có nhiều công bố quốc tế ISI trên các tạp chí Journal of Outdoor Recreation and Tourism, Journal of Tourism Insights, Anatolia - International Journal of Tourism and Hospitality Research,… Tại Hội nghị ISTTE 2024 - hội nghị thường niên lần thứ 43 do Hiệp hội các Nhà giáo dục Du lịch & Lữ hành Quốc tế - International Society of Travel & Tourism Educators (ISTTE) tổ chức, TS. Minh đã được trao giải Best Case Study cho đề tài "Strategic Influencer Marketing to Affluent Millennials" hay "Tiếp thị chiến lược qua người có tầm ảnh hưởng đến những người giàu thuộc thế hệ Millennials".Nỗ lực hoạt động trong lĩnh vực Du lịch, TS. Nguyễn Công Minh đã có những đóng góp quan trọng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch và tham gia nhiều đề án quan trọng như:Bên cạnh công tác đào tạo và nghiên cứu, TS. Minh còn phối hợp tổ chức nhiều sự kiện nổi bật trong ngành Du lịch, có thể kể đến là:TS. Nguyễn Công Minh cũng vinh dự được bầu làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực TP.Đà Nẵng (DCCA).Nỗ lực của nhiều thầy cô ở ĐH Duy Tân như của TS. Nguyễn Công Minh đã mang lại những hiệu quả nhất định, giúp ĐH Duy Tân trở thành một trong những cơ sở đào tạo uy tín về Du lịch ở trong nước và quốc tế, với 2 chương trình đào tạo đạt kiểm định TedQual của Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc (UNWTO - United Nations World Tourism Organization):Mới đây nhất, lĩnh vực Quản trị Du lịch & Giải trí của ĐH Duy Tân đã được xếp trong Top 51-100 Thế giới theo QS World Rankings by Subjects 2025. Chỉ có 3 ngành học của Việt Nam vinh dự được xếp hạng trong Top 100 Thế giới.Sự hiện diện của ĐH Duy Tân trong Hiệp hội APacCHRIE mang đến nhiều cơ hội kết nối quốc tế bên cạnh việc tăng cường vị thế học thuật về ngành Du lịch của nhà trường:tạo điều kiện cho thầy và trò ĐH Duy Tân tiếp tục nỗ lực đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng, góp sức nâng cao vị thế của Du lịch và Đào tạo Du lịch của Việt Nam trên bản đồ thế giới.