Khai trương tủ sách tại bến xe để phục vụ hành khách
Bên cạnh đó, Skoda Karoq cũng sở hữu hệ thống đèn trang trí nội thất LED Ambitient Lighting với nhiều tùy chọn màu, điều hòa tự động Climatronic 2 vùng, hệ thống Air Care tự động chuyển sang chế độ tuần hoàn khí, lọc không khí.'Người mẫu mũi không xương' Mỹ Duyên: Từng muốn 'giải thoát' vì bị miệt thị
Như Thanh Niên đã thông tin, nếu để ý lịch năm mới Ất Tỵ bạn sẽ thấy 2025 âm lịch có 384 ngày tính từ ngày 29.1.2025 đến ngày 16.2.2026. Trong khi đó, dương lịch vẫn 365 này. Như vậy năm nay, số ngày trong năm âm lịch dài hơn dương lịch tới 19 ngày.Sở dĩ năm âm lịch kéo dài so với những năm trước và dài hơn dương lịch Ất Tỵ vì người Việt được đón hai lần tháng 6. Trong đó, tháng 6 âm lịch đầu tiên có 30 ngày, bắt đầu từ ngày 25.6 - 24.7 dương lịch. Tiếp đến là một tháng 6 nhuận kéo dài 29 ngày từ ngày 25.7 - 22.8 dương lịch. Chính việc có thêm một tháng nhuận này đã đưa tổng số ngày trong năm Ất Tỵ 2025 lên tới 384 ngày.Sự kéo dài này đã khiến cho chúng ta được đón 2 lần Lập xuân trong năm Ất Tỵ 2025. Theo đó, ngày Lập xuân hay được hiểu là ngày đầu của tiết Lập xuân được xác định dựa trên sự thay đổi vị trí của trái đất trong chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo xung quanh mặt trời. Nếu ta lấy điểm Xuân phân là gốc, khi kinh độ mặt trời bằng 0 thì vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ mặt trời bằng 315 độ. Năm Ất Tỵ khởi đầu với việc đón tiết Lập xuân vào 3.2.2025 dương lịch, tức mùng 6 Tết. Vào cuối năm, chúng ta lại một lần nữa đón tiết Lập xuân vào ngày 4.2.2026 dương lịch, tức ngày 17 tháng chạp năm Ất Tỵ. "Mình cũng vừa phát hiện điều thú vị này khi theo dõi các bài đăng trên mạng xã hội. Dưới góc độ lịch pháp, khoa học, điều này hoàn toàn có thể lý giải được. Tuy nhiên việc cùng một năm đón 2 lần Lập xuân cũng khiến mình cảm thấy hứng thú, có một niềm tin rằng năm mới Ất Tỵ 2025 sẽ có nhiều điều tốt đẹp chờ đón tất cả chúng ta", anh Lê Trung (28 tuổi, ngụ Q.8) chia sẻ.Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 năm nay, người Việt Nam sẽ đón giao thừa vào đêm 29 tết thay vì đêm 30 tết như năm ngoái. Điều này sẽ diễn ra liên tục trong suốt 8 năm tới đây.Theo chuyên gia, Tết Nguyên đán nước ta có ngày trừ tịch là ngày cuối cùng của năm cũ. Ngày này thường được dân gian gọi nôm na là ngày 30 tết. Tuy vậy, ngày cuối năm không nhất thiết là ngày 30 tháng chạp mà còn có thể là ngày 29. Dù đó là ngày 29 hoặc 30 thì cũng không ảnh hưởng gì đến các phong tục tết cổ truyền vẫn được người dân lưu truyền và thực hành hằng năm.
Cổng game ZingPlay tổ chức chuyến xe Kết Lộc đưa sinh viên về nhà đón Tết
Tùng Dương nhận lời hát trong live concert của Giáng Son, đề nghị không nhận cát xê và sẵn sàng hát mọi bài được giao vì yêu quý và ngưỡng mộ cô. "Hát xong một chương trình mà Giáng Son ngồi dưới, tôi nhắn tin hỏi mình hát có được không, thì luôn nhận được câu trả lời khách quan. Nên nếu Giáng Son có dành hết bài hay cho các diva thì tôi hát bài nào cũng được", Tùng Dương chia sẻ tại gặp mặt báo chí trước live concert.Người bạn lâu năm của Giáng Son - nhạc sĩ Lưu Hà An được cô mời làm giám đốc âm nhạc cho live concert 40 năm Giấc mơ Sol của mình. "Tôi nhìn vào danh sách ca sĩ tham gia chương trình, tôi chỉ nghĩ mình đang có một đội bóng đá với toàn các siêu sao", nhạc sĩ Lưu Hà An nói.Nhạc sĩ Lưu Hà An cũng hé lộ danh sách siêu sao phối khí sẽ tham gia Giấc mơ Sol. Dự kiến từ số lượng bài hát rất lớn của mình, Giáng Son chọn ra khoảng 25 - 26 ca khúc. "Có nhiều bài Son để Nguyễn Vĩnh Tiến phối khí. Dự kiến nhiều tên tuổi phối khí tham gia như Thanh Phương, Trần Đức Minh, Lê Tâm, Nguyễn Công Phương Nam… Chọn những người ưu tú nhất nên tôi động viên Son yên tâm, cái gì một người không làm được thì nhiều người làm", nhạc sĩ Lưu Hà An cho biết.Không chỉ nhạc sĩ phối khí tên tuổi, live concert của Giáng Son còn có các giọng ca thực lực nổi tiếng. Họ cũng đều đề nghị không nhận thù lao, tất nhiên Giáng Son từ chối điều này. Đó là Thanh Lam, Tùng Dương, Hà Trần, Khánh Linh, Hà Linh, Hoàng Dũng, Thùy Chi.Live concert quy mô lớn đầu tiên trong sự nghiệp của Giáng Son sẽ diễn ra vào tối 15.2 tại sân khấu ngoài trời Khu đô thị Park City Hà Nội, dự kiến có 2.000 khán giả tham dự.
Khuya 8.2, Công an Q.6 (TP.HCM) phối hợp các đơn vị chức năng điều tra nguyên nhân vụ cháy quán cà phê tại cư xá Phú Lâm A.Khoảng 21 giờ 30 phút cùng ngày, ngọn lửa bất ngờ bùng lên từ căn nhà 1 trệt, 1 lầu tại địa chỉ L38 cư xá Phú Lâm A (P.12, Q.6). Phát hiện vụ việc, người trong căn nhà chạy ra ngoài, hô hoán mọi người tìm cách dập lửa.Tại hiện trường, khói lửa bốc lên nghi ngút, kèm sức nóng. Một số người dân khu vực ôm tài sản sơ tán. Tin từ lực lượng chức năng, lúc 21 giờ 44 phút, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.6 tiếp nhận tin báo cháy tại địa chỉ nói trên.Nhiều chiến sĩ và xe chuyên dụng được điều động đến hiện trường chữa cháy, cứu nạn. Khoảng 30 phút sau, hỏa hoạn được dập tắt hoàn toàn.Tại đây, mái tôn căn nhà đã bị đổ sập, nhiều tài sản bị thiêu rụi. Người dân khu vực cho hay, căn nhà bị cháy được một phụ nữ thuê lại để sinh sống và bán quán cà phê.Nguyên nhân vụ cháy và thiệt hại đang được cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ.
BMW X3 số sàn ít thấy tại Việt Nam, rao giá chưa tới 200 triệu đồng
Anh Nguyễn Minh Hà, em ruột nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha vừa cho chúng tôi biết tin ông đã qua đời sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư (tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội). Nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Kha sinh ngày 7.10.1949; quê gốc tại thôn Ngãi Am, xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Ông tốt nghiệp Đại học Thông tin năm 1971, vào bộ đội và công tác tại binh chủng thông tin cho đến năm 1990. Ông học Trường viết văn Nguyễn Du từ năm 1979 – 1983. Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha đã in 15 tập thơ, 10 tập bút ký về văn học nghệ thuật về các nhà thơ và các nhạc sĩ. Ở lĩnh vực âm nhạc, nhạc sĩ Thụy Kha được biết đến với những cuốn sách nổi tiếng như Văn Cao - người đi dọc biển, Nửa thế kỷ Tân nhạc Việt Nam, Những gương mặt âm nhạc thế kỷ, Huy Du - đời và nhạc… Cùng với việc viết phê bình âm nhạc, ông còn sáng tác ca khúc, tham gia làm phim âm nhạc, văn học (ông là tác giả phim tài liệu Nguyễn Bỉnh Khiêm - cây đại thụ rợp bóng 500 năm).Ông được trao Giải thưởng thi thơ Báo Văn Nghệ 1981 - 1982; Giải thưởng Lê Quý Đôn 1986; Giải thưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm 1982; Giải thưởng Hữu nghị Việt - Nhật 1992; Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam liên tục từ 1996 - 2005; Giải thưởng của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2004; Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2023).