ĐH Anh chỉ dành 2 phút đọc bài luận cá nhân, chuyên gia du học nói gì?
Chiều 12.2, Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương đã chủ trì tiếp xã giao ông Lutfor Rahman, Đại sứ Cộng hòa nhân dân Bangladesh tại Việt Nam.Tại buổi tiếp, anh Ngô Văn Cương nhấn mạnh về mối quan hệ giữa Việt Nam - Bangladesh qua 52 năm thiết lập và phát triển (11.2.1973 -11.2.2025).Theo anh Ngô Văn Cương, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Bangladesh trong nửa thế kỷ qua liên tục được củng cố, phát triển và ngày càng sâu sắc hơn trên tất cả các kênh đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và giao lưu nhân dân. Đồng thời, anh Cương cho rằng thanh niên hai nước cần tiếp tục làm hết sức mình để góp phần vun đắp và phát huy tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước.Nhân dịp này, anh Ngô Văn Cương mong muốn trong thời gian tới, hai bên sẽ có những nội dung hợp tác, nhằm đóng góp vào sự phát triển và quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa hai nước. Trong đó, hai bên nghiên cứu, phối hợp tổ chức các chương trình giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, giao lưu văn hóa, trao đổi đoàn công tác giữa hai nước; tổ chức các trại hè, hội thảo, diễn đàn thanh niên quốc tế nhằm tăng cường hiểu biết về văn hóa, lịch sử và kinh nghiệm trong công tác thanh thiếu nhi của hai quốc gia. Hai bên phối hợp thực hiện các dự án bảo trợ xã hội, tổ chức các chương trình tình nguyện nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và phát triển kinh tế, giúp đỡ, hỗ trợ các đối tượng thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, thanh thiếu nhi khuyết tật, trẻ em mồ côi tại Việt Nam cũng như tại Bangladesh…Tại buổi gặp, ông Lutfor Rahman đánh giá cao mối quan hệ giữa hai nước và mong muốn tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác giữa hai bên. Ông Lutfor Rahman cho biết, Chính phủ Bangladesh rất coi trọng công tác thanh niên, luôn tin tưởng thanh niên tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ cho đất nước và đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập hòa bình, phát triển và đấu tranh cho công bằng xã hội.Dịp này, ông Lutfor Rahman đề xuất hai bên giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao. T.Ư Đoàn và Tổng cục công tác phát triển thanh niên thuộc Chính phủ Bangladesh có thể ký thỏa thuận hợp tác để thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước.Trao đổi về đề xuất này, anh Ngô Văn Cương cho biết, đây là những nội dung phù hợp với thanh niên hai nước và mong rằng Đại sứ quán Bangladesh sớm có văn bản chính thức để hai bên cùng triển khai.Anh Ngô Văn Cương một lần nữa khẳng định mối quan hệ tốt đẹp giữa thanh niên và nhân dân hai nước Việt Nam - Bangladesh, cũng như sẵn sàng kết nối, mở rộng hợp tác giữa hai nước và thanh niên hai nước.Mẹo để ăn gian chiều cao dù chỉ 1m52, 1m55 như Park Bo Young, Song Hye Kyo
Công ty TNHH Fujifilm Việt Nam đã trao tặng Mô hình mô phỏng thực hành nội soi Mikoto dành cho đại tràng nhằm triển khai công tác đào tạo cho các bác sĩ nội soi chất lượng cao tại Bệnh viện Nhân Dân 115 và các cơ sở y tế trong cả nước. Mô hình mô phỏng thực hành nội soi hiện là mô hình nội soi hiện đại nhất hiện nay, đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đào tạo nội soi, đồng thời giúp học viên làm quen với các tính năng tiên tiến của thiết bị.BS.CKII Trần Văn Sóng - Giám đốc Bệnh viện Nhân Dân 115 bày tỏ sự kỳ vọng cao đối với Chương trình đào tạo nội soi mà Bệnh viện Nhân Dân 115 sắp tới sẽ triển khai: "Mô hình Mikoto là một bước tiến rất lớn trong đào tạo thực hành đào tạo nội soi tiêu hóa, mô hình này cho phép các bác sĩ thực hành hoàn thiện kỹ năng nội soi với hình ảnh và hiệu ứng như đang thực hiện trên người bệnh thực tế; nhờ vậy các bác sĩ nâng cao khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh lý đường tiêu hóa."
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam bật tăng, vì sao?
Ngày 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa chỉ đạo các Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn toàn tỉnh tạm dừng chỉnh lý biến động các thông tin thay đổi do sáp nhập đơn vị hành chính trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), để chờ chủ trương tiếp tục sáp nhập xã và bỏ cấp huyện."Lý do của việc dừng chỉnh lý trên sổ đỏ là để nhằm giảm bớt thủ tục cho người dân, khi sắp tới sẽ bãi bỏ cấp huyện và tiếp tục sáp nhập một số xã. Riêng với những trường hợp cần chỉnh lý gấp để làm các thủ tục vẫn được xem xét giải quyết", lãnh đạo này thông tin. Trước đó, thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025, Hà Tĩnh đã sắp xếp 4 đơn vị cấp huyện và 23 đơn vị cấp xã để hình thành 3 đơn vị cấp huyện và 16 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị cấp huyện và 7 đơn vị cấp xã.Cụ thể, Hà Tĩnh điều chỉnh, mở rộng địa giới đơn vị hành chính TP.Hà Tĩnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 14 xã giáp ranh liền kề thuộc các huyện Thạch Hà, Lộc Hà và Cẩm Xuyên vào TP.Hà Tĩnh.Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 11 xã, thị trấn còn lại của H.Lộc Hà vào phần diện tích tự nhiên, dân số còn lại của H.Thạch Hà.Ngay sau khi sáp nhập, người dân đổ xô đi điều chỉnh thông tin về địa chỉ cư trú trên sổ đỏ. UBND tỉnh Hà Tĩnh sau đó đã chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh này phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân ở các xã vừa sáp nhập thực hiện việc chỉnh lý, đăng ký biến động đất đai trên sổ đỏ thuận lợi nhất.Đến nay, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh H.Thạch Hà đã chỉnh lý được 5/11 xã, với 7.200 sổ đỏ trong kế hoạch. Còn tại TP.Hà Tĩnh đã hoàn thành chỉnh lý được hơn 13.500 sổ đỏ cho người dân ở 10/20 xã, phường.
Tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ của tôi được in năm 1978 ở NXB Tác phẩm mới. Đây là tập thơ đầu tay tôi viết suốt 5 năm ở chiến trường, từ lúc mới đặt chân lên Trường Sơn. Năm 1977 tôi được in tập trường ca đầu tiên Những người đi tới biển (NXB Quân đội Nhân dân). Cái viết trước lại được in sau, nhưng tôi vui lắm, vì tới năm 1978 tôi mới có hai tác phẩm này. Hồi đó, được in, được trả nhuận bút, là sướng lắm rồi.Nhưng năm 1978 tôi gặp một tai nạn giao thông rất nặng, phải nằm bệnh viện từ mùa thu năm 1978 tới mùa hè năm 1979. Chuyện tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ của tôi được Hội đồng chấm giải thưởng Hội Nhà văn VN xem xét, tôi hoàn toàn không biết. Hồi đó, thông tin là điều ai cũng muốn mà không có.Mùa thu năm 1979, tôi rời Trại sáng tác Quân khu 5, từ Đà Nẵng chuyển về Quy Nhơn, từ anh chàng trung úy chuyển thành một cán bộ dân sự, tôi cũng chẳng có ý kiến gì. Trên vai một ba lô về Quy Nhơn, tôi tấp ngay vào căn phòng 12 m2 Báo Nghĩa Bình phân cho vợ tôi. Thế là có một gia đình, lại có nhà ở, dù nhà "nắng dột nắng mưa dột mưa" nhưng với vợ chồng tôi, thế cũng là quá ổn.Về Quy Nhơn ít ngày, tôi mới biết mình được giải thưởng Hội Nhà văn, do đọc báo thấy in tin này. Chỉ biết vậy thôi chứ cũng chưa biết thêm tin gì. Tôi vui, dĩ nhiên, nhưng niềm vui cũng không hề ồn ào, vui vậy thôi.Sau đó ít lâu tôi nhận được thư Hội Nhà văn thông báo chính thức mình được giải, đây là giải thường niên của Hội Nhà văn VN, nhưng được tổ chức xét thưởng và trao lần đầu. Có hai giải, giải thưởng thơ và giải thưởng văn xuôi. Tôi nhớ, có hai tác giả nhận giải văn xuôi, nhưng bây giờ không nhớ tên tác giả, vì đã 46 năm rồi còn gì.Nếu chỉ được nhận giải thưởng, cả nhận tiền thưởng, thì cũng chưa có chuyện gì đáng nói. Phải mấy năm sau, hình như vào năm 1982 - 1983 gì đó, nhà văn Nguyễn Thành Long, quê Quy Nhơn, ông về công tác và thăm mẹ mình, người mẹ tảo tần bán tạp hóa ở chợ Lớn Quy Nhơn, ông gặp và tới nhà tôi chơi, anh em tâm sự, ông kể tôi nghe, tôi mới biết chuyện. Thì ra, tôi có được giải thưởng này cũng không hề dễ dàng. Nhà văn Nguyễn Thành Long là thành viên Hội đồng chấm giải, từ sơ khảo tới chung khảo, nên "rành sáu câu" chuyện xét giải này. Ông kể, ở vòng chung khảo, tập thơ tôi đã may mắn lọt vào, nhưng bấp bênh lắm. Vì chỉ còn hai tập thơ, hai tác giả ở vòng cuối cùng này, và hai chọn một. Tôi phải đối đầu với một "cây đa cây đề" thơ Việt Nam, là nhà thơ Huy Cận.Ông Huy Cận có tập thơ Ngôi nhà giữa nắng in ở NXB Văn học năm 1978. Tôi thì chỉ có một dấu chân nhỏ bé qua trảng cỏ hoang dại, coi bộ chuyện này là "trứng chọi với đá" rồi. Tôi lúc ấy là nhà thơ trẻ, nếu bị "out" (loại) cũng là chuyện bình thường. Nhưng câu chuyện nhà văn Nguyễn Thành Long kể với tôi, sau đó ông đã viết thành sách, có một chi tiết không có trong sách của ông, tôi sẽ nói sau.Trong cuốn Chế Lan Viên - người làm vườn thế kỷ, ở bài Hai câu chuyện về Chế Lan Viên, nhà văn Nguyễn Thành Long viết: "Câu chuyện thứ hai thuộc về văn học, sự lựa chọn một trong hai tác phẩm về thơ của Thanh Thảo và Huy Cận (giải thưởng thơ thường niên của Hội Nhà văn VN năm 1979). Chế Lan Viên ở TP.HCM mới ra, hôm trước đã "xạc" tôi một trận không đúng phép tắc cho lắm: "Huy Cận dạy Thanh Thảo chứ Thanh Thảo dạy Huy Cận à?".Vấn đề này hôm sau chuyển vào cuộc họp. Xuân Diệu và Chế Lan Viên nói suốt buổi, Thanh Thảo có cơ mất giải thưởng. Đến phút quyết định, Chế Lan Viên cầm tập thơ của Thanh Thảo (Dấu chân qua trảng cỏ) đứng lên và nói: "Hãy khoan, những câu thơ như những câu này, Huy Cận không viết được thật, anh Xuân Diệu ạ". Xuân Diệu đang phản bác hăng hái, bỗng trở nên hiền lành hẳn. Xuân Diệu nói: "Mà tôi không hiểu sao cái cậu Thanh Thảo ấy làm được những câu thơ như thế mà không biết".Trong câu chuyện nói riêng với nhau, anh Nguyễn Thành Long còn kể tôi nghe chi tiết này: Khi cuộc tranh luận ở Hội đồng xét giải có vẻ "bất phân thắng bại", đột nhiên nhà thơ Chế Lan Viên đưa ra giải pháp: "Tôi đề nghị mỗi thành viên Hội đồng để hai tập thơ trước mặt, xin các anh mở bất kỳ một trang trong tập thơ Huy Cận và đọc to lên, sau đó mở bất kỳ một trang trong tập thơ Thanh Thảo và đọc, chúng ta sẽ có kết luận". Sau màn đối chất thơ vừa bất ngờ vừa thú vị này, cả Hội đồng xét giải thơ đã đi tới đồng thuận, rất nhẹ nhàng. Đó là sự lựa chọn vừa công bằng vừa nghiêm túc. Người có tác phẩm được chọn trao giải rất vui, mà người không được chọn cũng chẳng buồn.Phải nói, 46 năm trước, Hội đồng chấm giải thưởng văn học của Hội Nhà văn đã lựa chọn tác phẩm ở vòng chung khảo như vậy. Các hội đồng xét giải của Hội Nhà văn chúng ta bây giờ rất nên tham khảo cách xét chọn vừa vô tư vừa thú vị này, để "không ai bị bỏ lại phía sau", dù không nhận được giải thưởng.Sau khi nhận giải thưởng mấy năm, tới năm 1983, tôi mới được gặp trực tiếp nhà thơ Xuân Diệu. Cuộc gặp gỡ bên ly bia rất vui, từ đó cho tới cuối đời, nhà thơ Xuân Diệu coi tôi như một đứa em ruột. Ông rất thương tôi, và tôi thường đi với ông về vùng quê Tuy Phước là quê mẹ của Xuân Diệu.
Vì sao một số laptop có 'nút màu đỏ' ở giữa bàn phím?
Còn với nhiếp ảnh gia kỳ cựu Giản Thanh Sơn, "đến với Sống đẹp, tôi thực sự phải đặt mình vào một tình huống cụ thể để yêu thương", ông nói.