Tân HLV Patrick Vieira ‘tấn công’ Man City và Arsenal để tiếp viện cho Crystal Palace
Truyền thông Mỹ đưa tin nhiều thi thể đã được tìm thấy trong vụ máy bay chở khách va chạm với một chiếc trực thăng quân sự Black Hawk ở thủ đô Washington DC (Mỹ).Vụ việc xảy ra vào ngày 29.1 (giờ địa phương) khi chiếc máy bay chở theo 64 người lao xuống sông Potomac do va chạm trên không trung với chiếc trực thăng quân sự. Dẫn các nguồn tin địa phương, Đài CBS News cho biết ít nhất 18 thi thể đã được đưa lên khỏi dòng nước trong đêm băng giá. Chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ rầm rộ đang được tiến hành, với những thợ lặn lao xuống dòng sông Potomac băng giá để tìm kiếm những người mất tích và xác 2 chiếc máy bay.Lãnh đạo Sở Cứu hỏa Washington DC John Donnelly cho hay khoảng 300 nhân viên cứu hộ đang làm việc trong điều kiện "cực kỳ khắc nghiệt" và không có nhiều dấu hiệu cho thấy họ hy vọng sẽ tìm thấy người còn sống."Chúng tôi sẽ ở ngoài đó cho đến khi nào cần thiết", Thị trưởng Washington DC Muriel Bowser phát biểu trong một cuộc họp báo.Liên đoàn Trượt băng nghệ thuật Mỹ cho biết một số vận động viên, huấn luyện viên và quan chức đã có mặt trên chuyến bay, trong khi các quan chức ở Moscow xác nhận cặp đôi người Nga Evgenia Shishkova và Vadim Naumov, từng giành chức vô địch đôi thế giới năm 1994, cũng có mặt trên máy bay."Thật không may, chúng tôi thấy rằng những thông tin đáng buồn này đang được xác nhận. Những người đồng hương khác của chúng tôi cũng có mặt ở đó", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết.Theo Reuters, Điện Kremlin đã gửi lời chia buồn tới gia đình những người Nga thiệt mạng và cho biết hiện tại không có kế hoạch liên lạc nào giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump.Chiếc máy bay Bombardier do American Eagle - công ty con của American Airlines - vận hành đang tiến đến Sân bay Quốc gia Reagan sau khi khởi hành từ Wichita (bang Kansas) thì xảy ra va chạm vào khoảng 21 giờ ngày 29.1 (giờ địa phương).Các quan chức quân đội Mỹ cho biết chiếc trực thăng liên quan là loại Black Hawk chở 3 binh sĩ trong một "chuyến bay huấn luyện".Tổng thống Trump cho biết trong một thông cáo chính thức rằng ông đã được "thông báo đầy đủ" và nói thêm rằng "cầu Chúa ban phước lành cho linh hồn" các nạn nhân.Chưa đầy 4 giờ sau thảm họa, ông lên mạng xã hội để chỉ trích bộ phận kiểm soát không lưu, dù các quan chức khác nhấn mạnh rằng họ đang chờ đợi cuộc điều tra được tiến hành."Máy bay đang ở một đường bay hoàn hảo và bình thường đến sân bay. Chiếc trực thăng bay thẳng về phía máy bay trong một khoảng thời gian dài. Đêm trời trong, đèn trên máy bay sáng rực", ông viết trên nền tảng Truth Social của mình."Tại sao máy bay trực thăng không bay lên hoặc xuống, hoặc quay đầu. Tại sao tháp điều khiển không bảo máy bay trực thăng phải làm gì thay vì hỏi xem họ có nhìn thấy máy bay không. Đây là một tình huống tồi tệ mà có vẻ như đáng lẽ phải được ngăn chặn", nhà lãnh đạo viết.Sedan hạng B dưới 600 triệu: Honda City tiếp tục vượt Hyundai Accent, Toyota Vios
Lần tái xuất này của ông Donald Trump diễn ra trong bối cảnh địa chính trị và kinh tế toàn cầu đã thay đổi sâu sắc sau đại dịch Covid-19, nhưng sự thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ mới là động lực chính làm thay đổi cách vận hành của quan hệ quốc tế, xoay chuyển thế giới sang một kỷ nguyên mới.Sự xuất hiện và được ủng hộ của ông Trump không phải là ngẫu nhiên, mà là hệ quả tất yếu của những biến động sâu sắc trong nội bộ nước Mỹ, thành trì của lý tưởng dân chủ tự do và hệ thống quốc tế. Sau Chiến tranh Lạnh, toàn cầu hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung nhưng cũng làm sâu sắc thêm các bất bình đẳng xã hội, tạo ra những nhóm yếu thế về kinh tế và xã hội ngay tại các quốc gia phát triển. Chính những người này đã trở thành lực lượng ủng hộ mạnh mẽ cho những chính trị gia dân túy như ông Trump, người cam kết bảo vệ lợi ích quốc gia, ngăn chặn nhập cư và phục hồi kinh tế trên tư duy bảo hộ.Trump 2.0 đánh dấu sự thoái trào mạnh mẽ của lý tưởng dân chủ tự do - nền tảng quan trọng tạo nên sự ổn định toàn cầu suốt thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Hiện tượng này cũng là phản biện mạnh mẽ đối với luận điểm "cáo chung của lịch sử" của Francis Fukuyama, người trong những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ 20 từng cho rằng dân chủ tự do và kinh tế thị trường là hình thức quản trị cuối cùng và tốt nhất mà nhân loại hướng đến. Thực tế cho thấy lịch sử không những không dừng lại mà còn tiếp tục biến động dữ dội với sự trỗi dậy của mô hình chính trị và các phong trào dân túy, minh chứng rõ ràng rằng các lý tưởng tự do chưa bao giờ thực sự chiến thắng hoàn toàn và không thể là mô hình duy nhất cho một thế giới đầy đa dạng và phức tạp. Cùng lúc đó, thế giới cũng chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ của tư tưởng hiện thực chủ nghĩa trong quan hệ quốc tế. Quan điểm cho rằng bản chất của quan hệ quốc tế là cuộc đấu tranh giành quyền lực và bảo vệ lợi ích quốc gia ngày càng lan tỏa mạnh mẽ và chi phối tư duy của các nhà lãnh đạo, từ Moscow đến Bắc Kinh, và hiện nay ngự trị ở Washington. Sau nhiều thập niên theo đuổi vai trò lãnh đạo thế giới để thúc đẩy lý tưởng tự do dân chủ, siêu cường Mỹ cũng đối diện nguy cơ suy vong trong cái bẫy mà GS John Kenedy gọi là "sự quá tải của đế chế". Trên bàn cờ lớn bị thách thức gay gắt từ nhiều phía, Mỹ không thể không thay đổi nếu muốn duy trì bá quyền toàn cầu. Chính quyền Trump không chỉ tìm cách củng cố sức mạnh kinh tế và quân sự của mình, mà còn tìm cách thay đổi các luật chơi toàn cầu nay không còn lợi cho Mỹ. Trump 2.0 vừa là tiếp biến, vừa là thay đổi cách mạng từ Trump 1.0, cách tiếp cận triệt để hơn, cực đoan hơn và quyết liệt hơn. Dưới thời Trump 2.0, thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến sự suy giảm có thể dẫn tới khủng hoảng của chủ nghĩa đa phương, giảm cam kết với các tổ chức quốc tế, và gia tăng mạnh mẽ của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và bảo hộ đầu tư. Chính sách "nước Mỹ là trên hết", không chỉ gây áp lực mạnh hơn nữa với các đối thủ thương mại lớn như Trung Quốc, mà cả các đồng minh truyền thống như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước láng giềng thân thiện như Canada, Mexico. Nước Mỹ sẽ vị kỷ hơn, thực dụng hơn, sử dụng quyền lực và lợi thế để tăng cường sức mạnh bản thân, hơn là cung cấp các hàng hóa công (public goods) trên thế giới. Nước Mỹ sẽ rút khỏi các cuộc chiến tranh tốn kém, cô lập với thế giới đầy rẫy xung đột, thu lợi từ chạy đua vũ trang ở quy mô toàn cầu. Không phải ngẫu nhiên ông Trump đề cập đến xây dựng "Vòm Sắt" (Iron Dome, nay đã đổi tên thành Vòm Vàng) trong khi nước Mỹ đã được bảo vệ bởi hai đại dương. Trật tự đa cực sẽ hỗn loạn, bất định và bất ổn hơn nhiều so với "khoảnh khắc đơn cực" ngắn ngủi trong lịch sử. Có lẽ, điểm khác biệt của chủ nghĩa hiện thực ngày nay và các chủ nghĩa hiện thực trước là yếu tố công nghệ. Những tiến bộ nhanh chóng trong khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), blockchain và công nghệ lượng tử, đã làm thay đổi sâu sắc tư duy, hành xử và cách xác định sức mạnh quốc gia. Các quốc gia đang tích cực đầu tư vào công nghệ để nâng cao sức mạnh, đồng thời áp dụng các chiến lược an ninh mới nhằm tận dụng ưu thế công nghệ, tạo ra lợi thế cạnh tranh và kiểm soát các nguồn lực chiến lược trong cuộc cạnh tranh toàn cầu mới. Mỹ không thể đứng ngoài cuộc đua này, không thể không kiểm soát khả năng tiếp cận (và ngăn chặn khả năng tiếp cận của đối thủ) đối với các nguồn khoáng sản chiến lược, con át chủ bài cho chạy đua khoa học công nghệ trong 100 năm tới.Nhiệm kỳ mới của Tổng thống Donald Trump cũng chỉ kéo dài trong 4 năm nhưng sẽ làm thay đổi căn bản tư duy và chiến lược của Mỹ trong nhiều thập niên tới. Thế giới sẽ đối mặt với thách thức ngày càng lớn về sự thiếu hụt lãnh đạo toàn cầu. Mỹ, một thời được xem là trụ cột của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, giờ đây sẽ thoái thác việc gánh vác trách nhiệm quốc tế trong khi đó, các quốc gia lớn như Trung Quốc và Nga sẽ tích cực tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng theo các cách khác nhau. Các thể chế quốc tế như Liên Hiệp Quốc, WTO hay WHO sẽ ngày càng trở nên yếu kém hơn, thiếu hiệu quả trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu. Các liên minh, liên kết, tập hợp lực lượng cũng theo đó biến động linh hoạt, đa chiều, đa tầng nấc. Một thế giới mới của chủ nghĩa hiện thực trần trụi, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ sẽ chứng kiến bất ổn gia tăng, căng thẳng leo thang và sự phân hóa sâu sắc. Thế giới đó đầy bất ổn và rủi ro, nhưng chắc chắn có không ít những cơ hội mới. Các quốc gia vừa và nhỏ trong đó có Việt Nam cần sẵn sàng thích ứng nhanh chóng và linh hoạt, thiết kế các "mỏ neo" để sẵn sàng đối phó với sóng dữ, trong khi khéo léo tận dụng các cơ hội để bảo vệ và gia tăng lợi ích trong một trật tự quốc tế đang biến chuyển mạnh mẽ.
NSND Minh Vương lên tiếng về nhận xét thẳng thắn, gây trái chiều trên 'ghế nóng'
Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng dùng 1 - 2 tép tỏi mỗi ngày là tốt cho sức khỏe, theo Health Digest.
Ngày 29.12.2024, ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore, Tấn Tài dính chấn thương đứt dây chằng đầu gối phải. Đến ngày 14.1.2025, anh được phẫu thuật tại Bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM). Sau đó, hậu vệ phải sinh năm 1997 nằm lại bệnh viện 3 ngày để theo dõi rồi về nhà người thân ở TP.HCM để tập phục hồi. Đến ngày 24.1, anh trở về quê nhà Hoài Ân (Bình Định) để tận hưởng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ cùng gia đình. Trong buổi chia sẻ cùng Báo Thanh Niên vào chiều 28.1 (29 Tết), Tấn Tài chia sẻ: "Thời tiết ở quê lạnh hơn TP.HCM, nên khiến chân tôi khá buốt. Mấy ngày qua tôi không được ngủ sâu giấc do chân còn hơi đau, chưa thật sự thoải mái". Anh nói thêm: "Tuy nhiên, giờ mọi chuyện cũng đã ổn hơn rất nhiều rồi. Sau khi phẫu thuật, chân tôi gần như mất cơ hoàn toàn và không thể co duỗi. Nhưng hiện tại, cơ cũng dần hồi phục. Tôi thường xuyên tập các bài co duỗi để chân không bị cứng. Mỗi ngày, tôi tập đến khi chân mỏi rồi sẽ chườm đá, hồi phục, nghỉ ngơi rồi sẽ tập tiếp. Có như vậy, chân mới khỏe để bước vào giai đoạn hồi phục quan trọng hơn, diễn ra sau Tết Nguyên đán". Ngày mùng 6 Tết, Tấn Tài sẽ di chuyển vào TP.HCM để tập hồi phục tại Trung tâm RTD Rehab của bác sĩ đội tuyển Việt Nam Trần Huy Thọ. Nàng WAG Phạm Thị Hiếu và cậu con trai Tiger cũng sát cánh cùng hậu vệ sinh năm 1997 trong hành trình gian nan này. Đây sẽ là động lực cũng như điểm tựa để Tấn Tài trở lại mạnh mẽ hơn. Tấn Tài chia sẻ: "Thời gian tới, tôi sẽ tập trung toàn lực vào quá trình hồi phục. Sau khi thật sự ổn, tôi mới trở về tập trung cùng CLB Bình Dương. Tôi cũng đã xin phép HLV trưởng Nguyễn Công Mạnh và được đồng ý. Phía trước sẽ là một chặng đường gian nan nhưng tôi tự tin mình sẽ trở lại thật mạnh mẽ để có thể sớm cống hiến cho CLB Bình Dương cũng như đội tuyển Việt Nam". Bác sĩ Trần Huy Thọ cũng nói thêm về tình hình của Tấn Tài: "Qua theo dõi, chấn thương của Tài giờ đã ổn định rồi. Đã cắt chỉ xong, gập duỗi tốt và đi lại cũng ổn định. Tôi nghĩ Tài sẽ trở lại tập cùng đội trong vòng 6-8 tháng nữa. Hiện tại, tôi cũng đã chuẩn bị các giáo án, bài tập rất chi tiết để có thể giúp Tài hồi phục nhanh nhất, lấy lại phong độ sớm nhất. Tài có cơ địa tốt nên tôi hy vọng rằng quá trình hồi phục sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi".
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau coi vướng mắc của doanh nghiệp là của chính mình
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam, coi đây là tài sản vô giá, có tầm quan trọng chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của hai nước.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith nhiệt liệt chúc mừng và chia sẻ niềm vui với người dân Việt Nam khi đội tuyển bóng đá Việt Nam đã giành chức vô địch tại giải AFF vừa qua.Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh hai bên đã rà soát hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực kể từ sau Kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ hai nước đến nay, giải quyết dứt điểm được nhiều vấn đề tồn đọng và đề ra phương hướng hợp tác song phương trong năm 2025.Hai bên vui mừng khi quan hệ song phương tiếp tục đi vào chiều sâu, thực chất trên tất cả các lĩnh vực, tập trung có trọng tâm, trọng điểm.Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư tiếp tục phát triển mạnh khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương ước đạt 2,2 tỉ USD, vượt mốc 2 tỉ USD hai bên đã đề ra, phấn đấu nâng kim ngạch hai nước lên tới 5 tỉ USD trong thời gian tới; tiếp tục cùng hỗ trợ nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả; hợp tác văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương tiếp tục phát triển mạnh mẽ…Hoan nghênh kết quả Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith đánh giá cao chỉ đạo quyết liệt của Bộ Chính trị Việt Nam, đặc biệt là của Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong triển khai các thỏa thuận, kế hoạch hợp tác cấp cao với điểm nhấn là giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc của nhiều dự án.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith hoàn toàn nhất trí và đánh giá cao Chính phủ hai nước, các ban, ngành, địa phương nỗ lực cao, quyết tâm lớn thúc đẩy hợp tác hai nước theo hướng đột phá, có trọng tâm, trọng điểm. Ông đề nghị các cơ quan ban, ngành của hai nước tập trung cao độ, triển khai tích cực các kết quả mà lãnh đạo hai nước đã thống nhất; đồng thời, đề nghị hai bên tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam, nhất là kết nối tài chính, hạ tầng, giao thông, năng lượng, viễn thông, du lịch...