Phim ‘Trạm cứu hộ trái tim’ tập 15: Nghĩa thực sự yêu Ngân Hà hay An Nhiên?
15 giờ chiều 6.1.2025, khi chuyến bay chở đội tuyển Việt Nam cùng cúp vô địch AFF Cup 2024 trở về từ Thái Lan vừa hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, cũng là lúc người hâm mộ đứng kín trước cổng nhà khách VIP A sân bay quốc tế Nội Bài.Nhiều người đã có mặt từ sáng sớm, có người đi từ các tỉnh thành miền Bắc, cũng có người bay từ miền Nam ra để chờ đón những người hùng của bóng đá Việt Nam. Trong số các CĐV đó có 1 cụ bà năm nay đã 77 tuổi. Đội chiếc nón lá không còn lành lặn, cụ hòa cùng dòng người hâm mộ ở sân bay Nội Bài mong được nhìn thấy những cầu thủ mà cụ yêu thích.Cũng giống như cụ Nga, dù không được vào phía trong sảnh đến sân bay để đón đội tuyển mà chỉ được nhìn các tuyển thủ qua kính xe khách, nhiều CĐV vẫn chia sẻ rằng như vậy đã rất xứng đáng để chờ đợi.Chiến thắng 3-2 trước Thái Lan ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 đã giúp đội tuyển Việt Nam xác lập nhiều cột mốc. Thầy trò HLV Kim Sang-sik trở thành đội có nhiều chiến thắng nhất trong một mùa giải vô địch (7 trận thắng), lần đầu tiên thắng Thái Lan ở cả hai lượt chung kết, lần đầu tiên vô địch AFF Cup trên sân khách, có kỳ AFF Cup ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử... Đây cũng là chức vô địch AFF Cup thứ ba của đội tuyển Việt Nam, sau những lần đăng quang vào các năm 2008 và 2018. Để lên ngôi vô địch, các học trò HLV Kim Sang-sik đã vượt qua vô vàn khó khăn trên sân Rajamangala, từ chấn thương của Xuân Son, pha ghi bàn thiếu fair-play của Supachok Sarachat đến áp lực rất lớn từ CĐV Thái Lan.Nhộn nhạo thị trường pháo dịp tết: Rao bán đầy rẫy mạng xã hội
Chiều 30.12, Cơ quan CSĐT Công an H.Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Đặng Ngọc Đông (53 tuổi, ở TT.Hà Lam, H.Thăng Bình) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Trước đó, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an H.Thăng Bình phát hiện Đặng Ngọc Đông có nhiều biểu hiện nghi vấn, bất minh về kinh tế nên tập trung các biện pháp xác minh, điều tra.Kết quả điều tra xác định, Đặng Ngọc Đông là chủ sở hữu ô tô BS 92A-089.95, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô.Cuối năm 2021, Đông lên mạng xã hội Facebook đặt làm giả giấy chứng nhận đăng ký ô tô với thông tin giống như xe đang sở hữu và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất đứng tên Đông.Sau đó, Đông đem ô tô bán cho anh V.Đ.H (30 tuổi, ở cùng địa phương) với giá 300 triệu đồng và giao giấy chứng nhận giả.Bán xong, Đông thuê lại chính chiếc xe này từ anh H. và giao cho anh này giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã làm giả trước đó.Tháng 5.2022, Đông đem ô tô này bán cho bà H.T.T (ở TT.Hà Lam) với giá 300 triệu đồng và giao giấy chứng nhận đăng ký ô tô thật. Sau khi bán, Đông thuê lại chiếc ô tô này từ bà T.Đầu năm 2024, Đông tiếp tục lên mạng đặt làm giả giấy chứng nhận đăng ký ô tô giống như trước, rồi đem chiếc xe và giấy tờ giả đến cầm tại tiệm cầm đồ, lấy 250 triệu đồng.Số tiền chiếm đoạt được của các nạn nhân, Đông dùng để trả nợ và tiêu xài cá nhân.Làm việc với những người liên quan, Công an H.Thăng Bình thu giữ 3 giấy chứng nhận đăng ký ô tô do Đông đứng tên (gồm 2 giấy giả, 1 giấy thật) và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả cùng với chiếc ô tô.Cơ quan CSĐT Công an H.Thăng Bình thông báo những ai là nạn nhân liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Đặng Ngọc Đông thì liên hệ, trình báo Công an H.Thăng Bình qua điều tra viên Nguyễn Tấn Văn Diễn (điện thoại 0966.135.279) để được hướng dẫn, giải quyết.
Những hình ảnh lần đầu công bố về Nhà Trắng thời điểm tiêu diệt Osama bin Laden
Tờ USA Today dẫn lời các quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay dự kiến ông ký sắc lệnh về việc giải thể Bộ Giáo dục trong ngày 20.3 (giờ địa phương), thực hiện cam kết từ khi tranh cử nhiệm kỳ 2.Theo đó, ông sẽ chỉ đạo Bộ trưởng Giáo dục Linda McMahon tiến hành "mọi bước cần thiết để xúc tiến việc đóng cửa Bộ Giáo dục và trả lại quyền giáo dục cho các tiểu bang", theo bản tóm tắt của Nhà Trắng về dự thảo sắc lệnh.Bản dự thảo cũng yêu cầu các bên liên quan đảm bảo rằng các dịch vụ, chương trình và lợi ích của mọi người không bị gián đoạn.Giới quan sát cho rằng sắc lệnh của ông Trump gần như chắc chắn sẽ gặp phải những thách thức pháp lý từ những người phản đối. Động thái này cũng sẽ đặt ra một thử thách mới về ranh giới quyền hạn của tổng thống, sau khi nỗ lực đóng cửa Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAid) của chính quyền ông đã bị một thẩm phán liên bang tại Maryland chặn lại vào tuần này.Bộ Giáo dục Mỹ được Quốc hội thành lập là cơ quan cấp nội các vào năm 1979 và sẽ không đóng cửa ngay lập tức với sắc lệnh của ông Trump. Việc xóa bỏ hoàn toàn sẽ cần Quốc hội phê chuẩn.Dù ông Trump đã cắt giảm đáng kể lực lượng lao động của Bộ Giáo dục trong những tuần gần đây, cơ quan này vẫn tồn tại và tiếp tục giám sát các chương trình tài trợ liên bang quan trọng cho các trường học.Tuần trước, hơn 1.300 nhân viên Bộ Giáo dục nhận thông báo về việc nghỉ việc. Đảng Cộng hòa lâu nay cho rằng chính phủ liên bang có quá nhiều quyền đối với chính sách giáo dục địa phương và tiểu bang, dù không kiểm soát chương trình giảng dạy. Phó thư ký báo chí Nhà Trắng Harrison Fields cho biết sắc lệnh của ông Trump "sẽ trao quyền cho phụ huynh, tiểu bang và cộng đồng để kiểm soát và cải thiện kết quả cho tất cả học sinh".Ông cho biết điểm thi gần đây của kỳ thi Đánh giá quốc gia về Tiến bộ giáo dục (NAEP) "phơi bày một cuộc khủng hoảng quốc gia - con em chúng ta đang tụt hậu".
QL13 được coi là "xương sống" nối tỉnh Bình Dương với TP.HCM, được UBND TP đề xuất mở rộng từ năm 2002. Thế nhưng, do hàng loạt vướng mắc về giải phóng mặt bằng, nguồn vốn, cơ chế… nên tuyến đường huyết mạch này ngậm ngùi "gánh còng lưng" mỗi ngày một lượng lớn hàng hóa từ Bình Dương về TP.HCM. Với hơn 13 khu công nghiệp, lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc hàng "khủng", tình trạng ách tắc diễn ra cả ngày lẫn đêm, lan vào cả các đường nối nội đô như Xô Viết Nghệ Tĩnh, Ung Văn Khiêm…Trong phương án do Sở GTVT trình HĐND TP, QL13 nối TP.HCM với Bình Dương, 6,3 km QL13 từ cầu Bình Triệu đến cầu Vĩnh Bình sẽ được mở rộng lên 60m, đáp ứng 10 làn xe.Trong đó, trên tuyến sẽ xây dựng 3,2 km đường trên cao (cầu cạn) từ nút giao Bình Triệu đến nút giao Bình Phước, với vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Bên dưới, đường song hành mỗi bên rộng 3 làn xe, tốc độ tối đa 60 km/giờ.Tại các nút giao quan trọng như cầu Bình Lợi và nút giao Bình Phước, dự án sẽ bổ sung hầm chui hai chiều để tăng khả năng lưu thông. Cầu Vĩnh Bình ở cuối tuyến cũng được mở rộng lên 10 làn xe, đảm bảo kết nối thông suốt giữa TP.HCM và Bình Dương.Đáng chú ý, so với thời điểm đề xuất dự án cách đây hơn 20 năm, tổng mức đầu tư mở rộng tuyến đường huyết mạch này đã tăng hơn 5 lần, chủ yếu do chi phí giải phóng mặt bằng. Cụ thể, năm 2002, chi phí giải phóng mặt bằng trên toàn dự án chỉ mất khoảng 2.500 tỉ đồng, tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng. Sau 18 năm (khi Sở GTVT trình chủ trương thực hiện năm 2021), tổng mức đầu tư dự án tăng lên tới 9.992 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng đội lên 8.176 tỉ đồng. Đến nay, với phương án đã được chính thức thông qua, tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án là 21.724 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật chiếm hơn 15.200 tỉ đồng (khoảng 15,6ha đất sẽ bị thu hồi làm dự án, ảnh hưởng đến 1.155 hộ dân). Chi phí xây lắp và thiết bị khoảng 4.331 tỉ đồng, phần còn lại dành cho quản lý dự án, lãi vay và các chi phí dự phòng khác.Trong cơ cấu tài chính, ngân sách TP.HCM sẽ tham gia khoảng 14.707 tỉ đồng (70% tổng mức đầu tư) để bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Phần còn lại do nhà đầu tư đóng góp với số vốn khoảng 6.303 tỉ đồng (30%), thời gian khai thác, thu phí hoàn vốn dự kiến kéo dài 21 năm 4 tháng.Theo kế hoạch, công tác giải phóng mặt bằng sẽ bắt đầu từ quý 3 năm nay, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư sẽ thực hiện song song. Quá trình xây dựng dự kiến bắt đầu từ quý 3/2026, hoàn thành và khai thác sau đó 2 năm. Như vậy, muộn nhất tới cuối năm 2028, giấc mơ xóa nút cổ chai QL13 của người dân TP.HCM sẽ thành hiện thực, sau 26 năm chờ đợi.
FLC bị cưỡng chế thuế gần 1.270 tỉ đồng
Ngày 12.3, ông Nguyễn Văn Tiếp, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Lâm Đồng, cho biết đơn vị đã triển khai các mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao để tiếp nhận quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) từ Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng.Cụ thể, qua khảo sát toàn tỉnh có 13 trung tâm sát hạch tư nhân, gồm 1 trung tâm sát hạch đạt tiêu chuẩn loại 1; 2 trung tâm đạt loại 2; 10 trung tâm đạt loại 3. Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ sát hạch cấp GPLX từ Sở GTVT, trước mắt Phòng CSGT đã tham mưu cho Ban giám đốc Công an tỉnh ký hợp đồng thuê các trung tâm này khi thực hiện việc sát hạch. Dù thay đổi đơn vị sát hạch, cấp GPLX thì quy trình sát hạch, cấp GPLX vẫn không khác biệt và không gián đoạn. Công an Lâm Đồng đã cử gần 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) đi tập huấn để trang bị đầy đủ các kiến thức về lý thuyết, nghiệp vụ, thực hành tại trung tâm sát hạch lái xe và quy trình sát hạch lái xe. Từ đó, giúp cán bộ CSGT sử dụng thành thạo các trang thiết bị, phần mềm sát hạch lý thuyết, mô phỏng các tình huống giao thông, lái xe trong hình, lái xe trên đường... Đến nay, công tác tiếp nhận nhiệm vụ và tập huấn cho đội ngũ CBCS làm công tác sát hạch đã được triển khai thực hiện và cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra. Ông Tiếp cho biết thêm, từ ngày 1.3 đến nay, Phòng CSGT đã tiếp nhận 1.353 hồ sơ cấp đổi GPLX, trong đó 1.212 hồ sơ tiếp nhận trực tiếp tại trụ sở Phòng CSGT (53 Hùng Vương, P.9, TP.Đà Lạt), 141 hồ sơ tiếp nhận qua dịch vụ công trực tuyến. Qua theo dõi, đa số người dân đến làm dịch vụ cấp đổi GPLX đều bày tỏ sự hài lòng khi thực hiện các thủ tục cấp đổi GPLX tại cơ quan công an. Tại buổi họp giao ban, cung cấp thông tin cho báo chí chiều 11.3, ông Lê Hồng Phong, Phó giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, cho biết người dân vẫn thực hiện các thủ tục đăng ký xe tại các trụ sở công an cấp xã được phân cấp thực hiện công tác đăng ký xe.Ngoài 86 đơn vị công an (CA) xã, phường, thị trấn đã được phân cấp công tác đăng ký xe mô tô từ năm 2022, đến ngày 1.3.2025 việc đăng ký xe mô tô, ô tô tại CA cấp huyện cũ được phân cấp tiếp tục cho CA 10 xã, phường, thị trấn trước đây CA cấp huyện đặt trụ sở, gồm: CA P.9 (TP.Đà Lạt); CA TT.Lạc Dương (H.Lạc Dương); CA TT.Thạnh Mỹ (H.Đơn Dương); CA TT.Liên Nghĩa (H.Đức Trọng); CA TT.Đinh Văn (H.Lâm Hà), CA xã Rô Men (H.Đam Rông; CA TT.Di Linh (H.Di Linh); CA TT.Lộc Thắng (Bảo Lâm); CA P.2 (TP.Bảo Lộc); CA TT.Đạ Tẻh (H.Đạ Huoai).Đối với công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, để tránh cho người dân phải đi lại nhiều lần, Phòng CSGT đã chỉ đạo, phân công cho các Tổ công tác địa bàn tiếp nhận dữ liệu, hồ sơ xử lý vi phạm của các Đội CSGT - TT CA cấp huyện cũ chuyển đến.Theo đó, các Tổ CSGT được phân công phụ trách tuyến, địa bàn nào thì tiếp nhận dữ liệu, hồ sơ xử lý vi phạm của các Đội CSGT - TT CA cấp huyện cũ tương ứng với tuyến, địa bàn đó, phân công CBCS trực và giải quyết cho người dân đến xử lý vi phạm. Theo quyết định phân công của Giám đốc CA tỉnh Lâm Đồng, Phòng CSGT hiện có 8 Tổ CSGT địa bàn. Tổ số 1 phụ trách địa bàn TP.Đà Lạt, Tổ số 2 phụ trách địa bàn H.Đức Trọng, Tổ số 3 phụ trách địa bàn H.Di Linh, Tổ số 4 phụ trách địa bàn H.Bảo Lâm, Tổ số 5 phụ trách địa bàn H.Đơn Dương. Trụ sở tiếp công dân đến xử lý vi phạm của các tổ này tại trụ sở CA TP.Đà Lạt cũ và trụ sở CA các huyện cũ.Tổ số 6 phụ trách địa bàn 2 huyện Lâm Hà và Đam Rông, trụ sở tiếp công dân đến xử lý vi phạm tại trụ sở CA H.Lâm Hà cũ. Tổ số 7 phụ trách địa bàn TP.Bảo Lộc, trụ sở tiếp công dân tại trụ sở CA TP.Bảo Lộc cũ. Tổ số 8 phụ trách địa bàn H.Đạ Huoai, trụ sở tiếp công dân tại trụ sở CA H.Đạ Huoai cũ. Riêng địa bàn H.Lạc Dương do Tổ CSGT quốc lộ 27C phụ trách, trụ sở tiếp công dân đến xử lý vi phạm tại trụ sở CA H.Lạc Dương cũ.