Cách tắt cuộc gọi từ số lạ trên WhatsApp
Ngày 13.1, Đội CSGT Công an TP.Quy Nhơn tuần tra, kiểm tra trên tuyến đường Long Vân - Long Mỹ (TP.Quy Nhơn). Tại đây, lực lượng CSGT đã kiểm tra, xử phạt nhiều trường hợp xe tải chở đất vi phạm các lỗi rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường, che chắn sơ sài…Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, khi lực lượng CSGT tuần tra, kiểm tra, các xe tải chở đất trên tuyến đường Long Vân - Long Mỹ đã giảm lưu lượng nhưng một số xe chở đất vẫn che chắn sơ sài, làm rơi vãi đất đá trên đường. Ngay sau đó, các phương tiện này đã bị lực lượng CSGT dừng xe, lập biên bản xử lý vi phạm.Ngày 14.1, trao đổi với PV Thanh Niên, đại diện Đội CSGT Công an TP.Quy Nhơn cho biết lực lượng CSGT tuần tra, kiểm soát hằng ngày trên tuyến đường Long Vân - Long Mỹ. Sau khi Báo Thanh Niên có bài phản ánh về tình trạng xe tải chở vật liệu xây dựng có dấu hiệu vi phạm giao thông, lực lượng CSGT đã kiểm tra và lập biên bản, xử phạt hàng chục phương tiện chở đất vi phạm trên tuyến đường này."Hiện các công trình trên địa bàn đang hoạt động trở lại nên lượng xe chở đất, đá để phục vụ thi công nhiều. Các xe tải vi phạm sẽ bị lực lượng CSGT lập biên bản xử lý và nhắc nhở. Để hạn chế tình trạng xe chở đất, vật liệu xây dựng vi phạm, Đội CSGT Công an TP.Quy Nhơn đã yêu cầu các chủ phương tiện và tài xế ký cam kết chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông", vị này cho biết thêm. Ngày 10.1, Báo Thanh Niên có bài phản ánh về tình trạng xe tải chở đất, vật liệu xây dựng chạy trên một số tuyến đường ở TP.Quy Nhơn gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn cho người tham gia giao thông. Đặc biệt, tại tuyến đường Long Vân - Long Mỹ, nhiều xe tải chở đất có dấu hiệu quá khổ, quá tải, che chắn sơ sài. Trong quá trình vận chuyển, đất rơi vãi khiến tuyến đường trở nên nhếch nhác, mất an toàn cho người tham gia giao thông. Không những thế, với mật độ vận chuyển dày đặc, tuyến đường này nắng thì bụi, khi tưới nước lại trở nên trơn trượt, sình lầy.Công trình để mặt đường sạt lở
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.
Hoàng Yến Chibi trải lòng chuyện bán nhà làm MV tiền tỉ
Tối 26.3, tại khuôn viên chùa Quán Thế Âm (Q.Ngũ Hành Sơn), UBND TP.Đà Nẵng tổ chức khai mạc lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn năm 2024. Diễn ra từ ngày 26 - 29.3, lễ hội Quán Thế Âm năm nay được tổ chức với quy mô lớn hơn, thời gian kéo dài hơn so với mọi năm, gồm 30 hoạt động tôn giáo, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao...
Ngày 1.1 đoàn công tác của Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng, đã đến ghi nhận hiện trường vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1. Theo ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, đoàn sẽ tiếp cận hồ sơ tài liệu công trình và làm việc với các bên liên quan, chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát... và khảo sát thực tế. Sau đó, sẽ đưa ra phân tích, đánh giá kỹ lưỡng trên cơ sở khoa học về những vấn đề liên quan tới công trình này.Sau khi có ý kiến từ Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, chiều cùng ngày lực lượng cứu nạn đã bắt đầu phá dỡ các khối bê tông bị sập để tìm kiếm nạn nhân còn mất tích. Trong sáng 1.1, ông Lê Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, cũng đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo, đôn đốc các lượng lượng tìm kiếm cứu nạn.Cùng ngày, Công an tỉnh Kon Tum cũng đã phối hợp Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an triển khai công tác khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn. Các kỹ thuật viên Viện Khoa học hình sự đã tiếp cận thân đập nơi sạt trượt và những khối bê tông bị rơi xuống để ghi hình, đo đạc lõi thép, kết cấu bê tông. Theo ghi nhận, vị trí khối bê tông bị đổ sập cách chân đập khoảng 30 m. Khối bê tông có chiều dài gần 20 m rơi xuống phiến đá dưới chân đập và vỡ thành nhiều khối kích thước khác nhau. Đây là vị trí nghi ngờ thi thể của nạn nhân còn lại đang bị vùi lấp bên dưới. Hiện tại lực lượng cứu nạn, cứu hộ đã kết thúc việc tìm kiếm tại hố nước sâu dưới thân đập. Hố nước này trước đó là lòng sông. Trong quá trình thi công thủy điện đã xây đập, ngăn dòng tạo thành một hố nước có diện tích khoảng 100 m2, sâu 5 - 6 m. Sau khi hút cạn nước dưới hồ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ của tỉnh Kon Tum và quân đội đã lặn, mò khắp lòng hồ để tìm kiếm dưới lớp bùn dày và đã phát hiện một số bộ phận cơ thể.Đến nay lực lượng chức năng đã tìm thấy 3 thi thể đưa về gia đình an táng. Ngoài ra, trong số 2 công nhân còn mất tích đã tìm thấy một phần thi thể. Chủ đầu tư dự án là Công ty CP Quang Đức Kon Tum đã hỗ trợ bước đầu 100 triệu đồng, UBND H.Đăk Glei hỗ trợ 5 triệu đồng cho mỗi gia đình nạn nhân.Như Thanh Niên đã đưa tin, khoảng 3 giờ ngày 31.12.2024, tại công trình thủy điện Đăk Mi 1 xảy ra vụ tai nạn lao động sập giàn giáo khiến 3 người chết, 2 người mất tích.Cụ thể, trong quá trình đổ bê tông hạng mục đập tràn của thủy điện Đăk Mi 1 có 5 công nhân bị tai nạn lao động, gồm: Hà Văn Sơn (29 tuổi), Kha Văn Kháy (26 tuổi), Ngân Văn Long (32 tuổi), Lương Văn Hùng (20 tuổi, cùng ở Nghệ An) và A Tuất (34 tuổi, ở Kon Tum). Đến trưa 31.12, lực lượng chức năng đã tìm được thi thể 3 công nhân. 2 nạn nhân mất tích còn lại vẫn đang được tìm kiếm.
3 tháng cuối năm, cả TP.HCM mới bán được khoảng 100 căn hộ
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn