CSGT TP.HCM mở cao điểm phạt mô tô phân khối lớn đi vào đường cấm, quá tốc độ
Ngày 16.1, bà Hồ Thị Thùy Dương (48 tuổi, ở TP.Cam Ranh, Khánh Hòa) cho biết đã nhận được thông báo thụ lý vụ án của TAND TP.Cam Ranh về vụ "tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại, chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu xin lỗi công khai" và bà là nguyên đơn, còn bị đơn là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).Bà Dương thông tin, trước đó, bà từng khởi kiện Sacombank trong vụ án "tranh chấp về đòi tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại", yêu cầu Sacombank trả lại số tiền thất thoát trong tài khoản của bà tại ngân hàng này gồm 46,9 tỉ đồng và tiền lãi trả chậm.Tháng 7.2024, TAND TP.Cam Ranh tuyên án sơ thẩm vụ án dân sự nói trên và đánh giá lỗi trong vụ việc này thuộc về phía Sacombank. Bản án sơ thẩm tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Dương và buộc Sacombank phải có trách nhiệm trả số tiền trên cùng với tiền lãi, bồi thường về những thiệt hại gây ra cho khách hàng theo quy định pháp luật.Trong đơn khởi kiện lần này, bà Dương cho rằng Giám đốc Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (người được Sacombank ủy quyền) đã có hành vi "xúc phạm danh dự, gây thiệt hại về uy tín, nhân phẩm" của bà sau khi ngân hàng thua kiện vụ án vừa nêu ở cấp sơ thẩm.Cụ thể, tháng 8.2024, Giám đốc Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa ký văn bản gửi Công an tỉnh Khánh Hòa đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự đối với bà Hồ Thị Thùy Dương, với cáo buộc bà cố ý cấu kết với Nguyễn Thị Thanh Hà, cựu phó Phòng giao dịch Sacombank Chi nhánh Cam Ranh (đang bị điều tra), để chiếm đoạt tiền của ngân hàng này.Trong đơn đề nghị của phía Sacombank có nêu: "...Bà Dương tuy không trực tiếp đến giao dịch tại ngân hàng rút tiền mặt nhưng thực tế bà Dương đã thông đồng với bà Hà", "đề nghị cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự đối với bà Hà và bà Dương trong việc câu kết với nhau để chiếm đoạt 46,9 tỉ đồng là tài sản của ngân hàng".Liên quan đến đơn trên, Viện KSND tỉnh Khánh Hòa lần lượt có phiếu chuyển đơn vào tháng 8 và tháng 9.2024 đến TAND tỉnh Khánh Hòa xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa không thụ lý đơn của Sacombank, trong thông báo đến TAND tỉnh Khánh Hòa vào tháng 11.2024.Trong đơn khởi kiện, bà Dương cho biết "từ một khách hàng gửi tiền rồi bị mất tại Sacombank, nay bà bỗng nhiên trở thành bị hại" nên khởi kiện. Nguyên đơn đề nghị tòa buộc bị đơn bồi thường thiệt hại về sức khỏe, danh dự bị xâm phạm với tổng số tiền hơn 140 triệu đồng, đồng thời yêu cầu xin lỗi công khai.Ngày 15.1, TAND tỉnh Khánh Hòa đã mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án "tranh chấp về đòi tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại" giữa nguyên đơn là bà Dương và bị đơn là Sacombank do có kháng cáo của ngân hàng. Sau phần xét hỏi, HĐXX phúc thẩm đã quyết định tạm ngưng phiên tòa, sẽ mở lại vào ngày 17.1 để bắt đầu phần tranh luận.Trà sữa đất nung 'hot rần rần' ở TP.HCM, khách ùn ùn đến quán 'bắt trend'
Ngày 3.3, đoàn công tác do trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Công an tỉnh Bình Phước về việc tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực cai nghiện ma túy và quản lý sau cai, công tác điều tra hình sự, đấu tranh phòng chống tội phạm, cũng như quản lý hành chính về trật tự xã hội.Theo đại tá Lâm Văn Long, Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Phước, sau khi tiếp nhận các nhiệm vụ mới theo yêu cầu, Công an tỉnh đã hoàn tất nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện toàn bộ 5 cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn. Tất cả các cơ sở đều có con dấu và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1.3.Trong lĩnh vực điều tra hình sự, đấu tranh phòng chống tội phạm, đối với các vụ án, vụ việc tiếp nhận từ cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp huyện từ ngày 1.3 được bàn giao cho các tổ công tác để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.Công an tỉnh Bình Phước cũng đã ban hành hướng dẫn quy định cụ thể về chuyển giao nhiệm vụ, phân công, phân cấp, cùng thời gian bàn giao hồ sơ, tài liệu thuộc chức năng của lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.Trung tướng Nguyễn Văn Long yêu cầu nâng cao hiệu quả cai nghiện cũng như đảm bảo nghiêm ngặt tình hình an ninh trật tự tại 5 cơ sở cai nghiện ma túy mới tiếp nhận.Về đấu tranh phòng chống tội phạm, cần đảm bảo hoạt động thông suốt, chặt chẽ, quy trách nhiệm cụ thể, có đánh giá, rà soát để đảm bảo sự đồng đều trong đội ngũ điều tra viên, cán bộ điều tra, giúp bám sát địa bàn, cơ sở.Trước đó, sáng cùng ngày, đoàn công tác của Bộ Công an đi kiểm tra, làm việc tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 tỉnh Bình Phước (xã Phú Văn, H.Bù Gia Mập), nơi đang tổ chức cai nghiện cho gần 2.000 học viên (bàn giao cho công an quản lý từ ngày 1.3).Đến nay, Công an tỉnh Bình Phước đã tiếp nhận nguyên trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của Cơ sở cai nghiện ma túy Phú Văn.Sau khi tiếp nhận, Công an tỉnh Bình Phước đã thành lập Cơ sở cai nghiện số 1 tỉnh Bình Phước, đồng thời bố trí cán bộ, chiến sĩ thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và lực lượng cảnh sát cơ động, tăng cường nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình tiếp nhận, quản lý, cai nghiện ma túy.Thứ trưởng Bộ Công an cùng đoàn công tác đã thăm nơi ở, sinh hoạt, lao động của học viên cũng như tìm hiểu tình hình điều trị, quản lý cai nghiện tại cơ sở.Trung tướng Nguyễn Văn Long đề nghị tập thể cán bộ, chiến sĩ và nhân viên cơ sở cần tiếp tục đoàn kết, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai; động viên các học viên đang cai nghiện tại cơ sở cố gắng điều trị tốt để sớm trở về với gia đình, hòa nhập cộng đồng.
Epson ra mắt 2 dòng máy in mới tại Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết, số liệu thống kê từ 6 công ty kiều hối có doanh số lớn (luôn chiếm khoảng 94% trong tổng lượng kiều hối chuyển về của 14 công ty kiều hối trên địa bàn thành phố), lượng kiều hối chuyển về trong 20 ngày đầu năm mới đạt 492,7 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về địa bàn TP.HCM đạt 10,039 tỉ USD.Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, kiều hối chuyển về nhân dịp tết cổ truyền âm lịch và lượng kiều hối chuyển về đạt ngưỡng 10 tỉ USD vào thời điểm cuối tháng 1.2025, là kết quả ấn tượng khi đặt trong mối liên hệ với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và so sánh tỷ trọng với GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) năm 2024. Về mặt kỹ thuật, lượng kiều hối đạt 10 tỉ USD sẽ là dấu mốc kiều hối chuyển về thành phố đạt được 2 con số vào thời điểm đầu năm mới 2025.Về mặt chính sách, kết quả này là sự hội tụ bởi nhiều yếu tố. Trong đó mang đậm dấu ấn chính sách tiền tệ, ngoại hối; chính sách thu hút kiều hối của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Chính sự ổn định của thị trường tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô và đặc biệt tỷ giá diễn biến phù hợp thị trường và linh hoạt, đảm bảo yêu cầu về thu hút dòng vốn ngoại tệ và thúc đẩy xuất khẩu… trong suốt hơn 30 năm đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng là yếu tố quan trọng góp phần thu hút kiều hối nói chung và trên địa bàn TP. HCM nói riêng, với kết quả ấn tượng 10 tỉ USD vào thời điểm hiện nay.Thêm vào đó, chính sách kiều bào và phát triển thị trường lao động cũng là yếu tố quan trọng tác động tích cực đến thu hút nguồn lực kiều hối. Trong đó, chính sách lao động, học tập và làm việc tại nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề và phát triển thị trường lao động hội nhập quốc tế, đã góp phần quan trọng vào lượng kiều hối chuyển về hàng năm. Yếu tố này phản ánh và gắn liền với kết quả kiều hối chuyển về từ khu vực châu Á luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng đều qua các năm gần đây. Hiện kiều hối chuyển về từ khu vực châu Á chiếm khoảng 51,4% tổng lượng kiều hối chuyển về.
Madam Pang là đương kim Chủ tịch FAT, thay thế ông Somyot Pumpanmuang đã từ chức ngay trước cuộc bầu cử nhiệm kỳ mới hồi cuối năm 2024. Trong nhiệm kỳ của mình (từ năm 2016 đến 2024), ông Somyot Pumpanmuang được cho là đã có quyết định đơn phương kết thúc hợp đồng với Công ty Siam Sport, gây thiệt hại tài chính cho công ty này vì đánh mất nhiều bản quyền truyền hình vốn đã nắm giữ trước đó.Theo báo chí Thái Lan, Siam Sport là đơn vị nắm bản quyền truyền hình của nhiều giải đấu tại Thái Lan, trong đó có các giải quan trọng như Thai League. Theo thỏa thuận, công ty này được phép nắm 95% lợi nhuận, còn FAT giữ lại 5%. Tuy nhiên vào năm 2016, ông Somyot Pumpanmuang chỉ đạo FAT đơn phương chấm dứt hợp đồng vì cho rằng thỏa thuận với Siam Sport có nhiều khuất tất. Thời điểm đó, một số thông tin cho biết phía cơ quan bóng đá Thái Lan muốn chia lợi nhuận nhiều hơn con số 5%.Từ bất đồng này, vụ kiện giữa Siam Sport và FAT kéo dài nhiều năm nay. Mới đây, Tòa án tối cao Thái Lan ra phán quyết FAT phải bồi thường cho Siam Sport số tiền lên đến 360 triệu baht (gần 300 tỉ đồng), bao gồm được tính lãi từ ngày khởi kiện cho đến khi thanh toán xong. Phán quyết này đã tạo một cú sốc gây choáng váng cho FAT trong nhiệm kỳ Madam Pang đang làm chủ tịch.Ngày 11.3, sau khi trở về Thái Lan từ cuộc họp Đại hội đồng FIFA ở Thụy Sĩ, Madam Pang lên tiếng: "Số tiền 360 triệu baht đã trở thành khoản nợ mà liên đoàn phải trả. Tôi tôn trọng phán quyết từ Tòa án tối cao. Việc chấm dứt hợp đồng với Siam Sport là không hợp lệ, khiến nay FAT phải bồi thường thiệt hại trong vụ việc này. Tuy nhiên, tôi cũng quyết định đưa vụ việc lên Ủy ban đặc biệt một cách khẩn cấp. Trong vụ kiện đòi bồi thường, theo Điều 76 Bộ luật Dân sự và Thương mại đối với bị đơn thứ hai, cựu Chủ tịch FAT Somyot Pumpanmuang và hội đồng quản trị lúc bấy giờ, chính là những người phải chịu trách nhiệm".Madam Pang cũng bật khóc bày tỏ: "Khi tôi đến, FAT chẳng có gì cả, chỉ có nợ nần. Tôi cầu xin sự thông cảm. Và cầu xin sự động viên từ người hâm mộ và tất cả các phương tiện truyền thông. Những vấn đề này cần phải được giải quyết rõ ràng và hệ lụy là từ nhiệm kỳ chủ tịch trước, không phải xảy ra trong thời gian của tôi như hiện nay".Trang GOAL Thailand cũng cho biết, Madam Pang và các cộng sự đã hoàn tất mọi thủ tục để kiện ông Somyot Pumpanmuang và Hội đồng quản trị FAT nhiệm kỳ trước. Bóng đá Thái Lan vì thế, trong thời gian tới đây chắc chắn sẽ có rất nhiều biến động, sau vụ kiện lịch sử và số tiền khủng mà FAT phải bồi thường.
Người Việt ngày càng 'thờ ơ' với sedan hạng D
Tiếp đó, đại diện cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ, ngành; lãnh đạo địa phương và hiệp hội, doanh nghiệp đã thảo luận, phản hồi về các nhóm vấn đề chính liên quan đến quá trình chuyển đổi xanh, như: cơ chế, chính sách hiện hành của Việt Nam; đánh giá khả năng huy động và tiếp cận các nguồn lực tài chính xanh, tài chính khí hậu, net zero; đánh giá năng lực, nội lực của các địa phương, doanh nghiệp (FDI và doanh nghiệp Việt Nam) …